Hôm nay,  

Chủ Nhà Sách Khai Trí Về, Hồi Tịch, Lại Kinh Doanh Sách

25/02/200100:00:00(Xem: 10898)
SAIGON (VB) - Cùng lúc với việc nhà nước CSVN loan báo sẽ “khuyến khích các thành phần ngoài quốc doanh” tham gia việc kinh doanh xuất khẩu sách và sản phẩm văn hoá, báo Tiền Phong vừa đặc biệt cho phổ biến một bài phỏng vấn đặc biệt với tựa đề nguyên văn như sau "Vua sách Khai Trí" trở lại TP Hồ Chí Minh.”

Trong bài báo, vị cựu chủ nhân nhà sách Khai Trí trước 1975, sau gần 10 năm định cư tại Hoa Kỳ, nay loan báo ông đã về sống ở trong nước, quyết định trở lại quốc tịch VN, làm thủ tục xin lại “một vài căn nhà” và sẽ “liên kết với các nhà xuất bản của nhà nước” để mở lại nhà sách dưới hình thức công ty cổ phần.

Cũng nên nhắc lại,trụ sở nhà sách Khai Trí trước đây là một toà nhà nhiều tầng, toạ lạc trên đại lộ Lê Lợi, vừa là nhà sách bán lẻ, vừa là một trung tâm xuất bản, phát hành và xuất nhập cảng sách. Chủ nhân Khai Trí, ông Nguyễn Hùng Trương, thường được gọi “ông Khai Trí”, là một nhân vật được nhiều giới quí trọng. Tài sản của ông không chỉ là nhà sách mà còn gồm nhiều kho hàng và bất động sản rải rác nhiều nơi trong thành phố.Sau khi CS chiếm miền Nam, nhà sách Khai Trí và toàn bộ tài sản, nhà cửa bị tịch thu. Ông Trương bị bắt cầm tù nhiều năm. Một số nhân vật khác trong ngành phát hành sách báo như ông Nguyễn Văn Chà, chủ nhân nhà tổng phát hành Nam Cường, ông Tư Bôn (Paul) chủ nhân cơ sở phát hành Thống Nhất cũng cùng chung số phận như trên.

Sau khi ra tù, “ông Khai Trí” được sang Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình và từ đó, ông đã bỏ nhiều công sức mong trở lại ngành kinh doanh sách. Cách đây vài năm, nhà nước CSVN đã cho phép ông đứng tên xuất bản một “Tuyển Tập Thơ Tình Chọn Lọc” và cho báo chí viết về ý định kinh doanh sách của ông, nhưng rồi cũng không đi đến đâu.

Lần này, việc tên tuổi ông Khai Trí được báo trong nước đánh bóng trở lại, cho thấy có thể đã có sự quyết định nào đó trong chính sách văn hoá phẩm mới của nhà nước CSVN nhằm lôi kép “thành phần ngoài quốc doanh và việc đẩy mạnh xuất khẩu sách và văn hoá phẩm” ra hải ngoại.

Sau đây là phần trích bài báo nguyên văn từ tựa đề tới các câu hỏi đáp. Bài viết ký tên Phan Hoàng đăng trên báo Tiền Phong trong nước:

"Vua sách Khai Trí" trở lại TP Hồ Chí Minh.”

Sau gần mười năm định cư ở nước ngoài, ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách Khai Trí nổi tiếng một thời, đã xin nhập lại quốc tịch Việt Nam. Ông cho biết về dự định mở lại một nhà sách mới ở TP Hồ Chí Minh.

"Tôi thấy dù có đi đâu cũng không bằng quê nhà. Càng lớn tuổi cái tình với quê hương càng sâu nặng. Nên tôi xinhồi hương, định cư hẳn. Tôi đã làm lại chứng minh nhândân và có hộ khẩu thường trú tại TP Hồ Chí Minh. Trướcđây cứ mỗi lần về Việt Nam là tôi lại muốn tham gia làmsách. Cái nghiệp mà. Những năm tháng còn lại của đời tôi,tôi mong ước được cống hiến hữu ích cho xứ sở trên lĩnhvực văn hóa. Số tiền lời kiếm được sẽ dùng làm công tác tư øthiện, cấp học bổng giúp học sinh, sinh viên nghèo hiếuhọc, trợ cấp cho bệnh viện, trường học hay giúp những nhàvăn gặp khó khăn muốn xuất bản tác phẩm...".

Ông Khai Trí trò chuyện với tôi trong một căn nhà được xây dựng từ thời Pháp thuộc, hiện nằm trên đường Điện Biên Phủ của TP Hồ Chí Minh. ở tuổi "cổ lai hy" mà trông ông vẫn minh mẫn, hoạt bát với một sức khỏe dồi dào hiếm thấy. Dù mới lần đầu gặp gỡ, nhưng sự chân thành, cởi mở, lịch duyệt cùng cái "chất" Nam Bộ vẫn còn hết sức sâu đậm nơi ông.đã gây cho tôi cảm giác gần gũi, thân thiện.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông Khai Trí - Nguyễn Hùng Trương tiếp tục sinh sống ở TP Hồ Chí Minh. Đến năm 1991, ông xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình, sống cùng con cái ở bang California của Hoa Kỳ. Nghiệp sách vẫn đeo đuổi ông tận xứ người. Tuy nhiên, quê hương luôn là niềm day dứt khôn nguôi, nhất là đối với những người đã bước qua tuổi sáu mươi như ông. Mang tiếng sống ở nước ngoài nhưng sự thực thì thời gian ông về thăm và ở Việt Nam nhiều hơn. ít nhất là ba tháng. Nhiều thì gần cả năm. Và hai năm gần đây khi đã ở tuổi bảy mươi ông thường xuyên trở về quê hương, rồi xin định cư hẳn.

Thỉnh thoảng, bà Khai Trí cùng tám người con từ Mỹ mới thay nhau ve àthăm ông. Lật lật xấp bản thảo một cuốn sách thiếu nhi do chính mình vừa biên soạn, ông tâm sự: “Trong tất cả các loại sách, tôi đặc biệt nặng lòng với sách thiếu nhi. Từ năm 1971 tới1975, tôi chọn lọc xuất bản 300 đầu sách trong bộ "Tuổi thơ" dành riêng cho các cháunhỏ. Bên cạnh đó, tôi còn xuất bản tuần báo "Thiếu nhi" (thời bấy giờ) với sự cộng tác của nhiều nhà văn, nhà báo, nhà giáo có uy tín và tâm huyết với trẻ em. Đây là công việc mà tôi thích thú nhất!

* Vâng, tên tuổi "Ông Khai Trí không còn xa lạ với bạn đọc, nhất là người già và lứa tuổi trung niên từng sống ở Sài Gòn trước năm 1975. Nhưng ít người biết vì sao ông lại đi vào con đường kinh doanh sách và ông đã khởi đầu sự nghiệp của mìnhnhư thế nào"

- Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã mê sách hơn mọi thứ khác. Càng lớn lên thì niềm đam mêsách càng tăng. Tôi nhớ một ngày nọ có mấy anh bạn đồng môn đến nhờ tôi mua giùm năm cuốn sách về văn học Pháp. Tôi cũng đang cần một cuốn để lưu, nên gởi thư chonhà xuất bản xin mua sáu cuốn. Ông giám đốc nhà xuất bản gởi thư hồi âm rằng, nếu tôi mua từ mười cuốn trở lên thì sẽ được trừ 30% giá bìa. Nhẩm tính tôi thấy nếu mua luôn mười cuốn thì số tiền chẳng hơn sáu cuốn chưa chiết khấu là bao, nên mượn tiền gởi mua đủ. Nhận sách, tôi đưa mấy anh bạn năm cuốn, tôi lưu một cuốn, còn bốn cuốn đem ký gởi. Khoảng ba ngày sau tôi ra thăm chừng, không ngờ sách đã bán hết, ông chủ tiệm trả tiền và nói rằng nếu có sách gì cần bán thì cứ đem đến ký gởi. Từ đó, tôi nảy ra ý định tìm các loại sách báo có giá trị, quý hiếm đặt mua ngay tại cơ sở rồi mang ra hiệu sách ký gởi. Rồi khi để dành được số tiền kha khá tôi bắt đầu nghĩ tới chuyện mở nhà sách. Năm 1952, sau một thời gian chuẩn bị vốn liếng và mặt bằng, tôi đã khai trương nhà sách Khai Trí.

* Được biết trước năm 1975 ông có một bộ sưu tập sách báo rất phong phú...

- Đúng vậy. Có thể nói đây là tài sản quý giá nhất của tôi. Lúc đó Sài Gòn có khoảng ba mươi tờ nhật báo, hàng chục tuần báo và nguyệt san, bán nguyệt san. Tôi đặt mua tất cả, cho đóng bìa cứng từng tập để lưu. Đặc biệt tôi còn sưu tập được bộ Paris Match của Pháp ngay từ số 1, trong đó có nhiều hình ảnh, tư liệu quý giá về cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương: Ngoài ra, trong kho lưu trữ của tôi còn 4.000 trang bản thảo từ điển tiếng Việt và gần 300 bản thảo sách nằm trong kế hoạch in. Thật đáng tiếc, khosách báo ấy hiện bị thất tán gần hết. Tại Mỹ, bộ tạp chí Paris Match như của tôi nếu còngiá không dưới nửa triệu đô-la.

* Dự định trở lại với công việc kinh doanh sách, chắc ông nắm rõ được tình hình xuất bản sách ở Việt Nam hiện nay"

- Thị trường sách ở nước ta hiện nay rất phong phú, sôi động. In ấn đẹp. Điều hạn chếlà sách ở địa phương nào thì chỉ phát hành ở địa phương đó. Tôi dạo quanh Hà Nội thấy có nhiều cuốn sách mà TP Hồ Chí Minh không hề có. Và ngược lại. Vì phần lớn sách do tư nhân in, ít vốn, muốn thu hồi vốn nhanh nên mỗi đầu sách thường chỉ in 1.000 -2.000 bản. Thậm chí, có nhiều cuốn sách mới xuất bản một thời gian ngắn, tôi đã thấy đem đi bán đồng nát. Thật quá uổng phí.

* Ông dự định tham gia trở lại thị trường sách bằng hình thức nào"

- Tôi sẽ liên kết với các nhà xuất bản của Nhà nước. Hiện tôi đang làm thủ tục xin Nhà nước giao lại một vài căn nhà của tôi trước đây để làm mặt bằng mở nhà sách. Nhà sách thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Đây sẽ là một nhà sách lớn với kiến trúcgồm nhiều tầng, mỗi tầng trưng bày một loại sách riêng, có phòng đọc, phòng tra cứu tài liệu, và đặc biệt sẽ dành một diện tích đáng kể của nhà sách phục vụ các cháu thiếunhi. Tôi đang nóng lòng bắt tay thực hiện... Con cái tôi ở nước ngoài đều đã trưởng thành, tạo lập được sự nghiệp riêng. Tôi không còn phải lo gì cho gia đình. Như tôi đa õnói, bằng con đường kinh doanh sách, tôi muốn đóng góp hữu ích phần còn lại của đời mình cho xứ sở. Và khi tôi mất đi, tôi sẽ di chúc hiến toàn bộ tài sản cho quê hương!

Phan Hoàng (Tiền Phong)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.