Hôm nay,  

Ngân Hàng VN Đầy Khó Khăn: Nợ Xấu, Nhiều Rủi Ro Đổ Vỡ

25/10/201100:00:00(Xem: 3918)

Ngân Hàng VN Đầy Khó Khăn: Nợ Xấu, Nhiều Rủi Ro Đổ Vỡ

HANOI -- Kinh tế Việt Nam vẫn đang bên mép bờ nguy ngập. Lời báo động từ các chuyên gia quốc tế đăng trên báo VEF.VN rằng, “Ngân hàng Việt đã lún sâu vào khó khăn.”

Đó là phân tích của TS. Phan Minh Ngọc, Phó giám đốc nghiên cứu DN của Ngân hàng Sumitomo Mitsui chi nhánh Singapore.

Trong khi đó, một bài viết khác trên cùng báo này nói rằng thị trường Bất Động Sản đóng băng đã khiến các Doanh Nghiệp vật liệu xây dựng và xây dựng có nguy cơ phá sản.

Bản tin về ngân hàng của VEF nói thẳng rằng một số chính sách sai lầm của nhà nước đã dẫn tới tai hại hiện nay.

Bài viết quy tội cho ông Lê Đức Thúy, người cho lập hàng loạt ngân hàng bất kể rủi ro đổ vỡ. Bản tin viết, “...Nhân đây, cũng cần nói thêm đôi điều về luồng ý kiến quy kết nguyên nhân gây ra rủi ro đỗ vỡ cho hệ thống ngân hàng Việt Nam là từ chủ trương cho thành lập mới một loạt ngân hàng, nhất là các ngân hàng được nâng cấp từ nông thôn lên thành thị.

Ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc NHNN và là tác giả của chủ trương đó chỉ biện hộ một cách yếu ớt tại sao lại làm như vậy (1) mà không thể phản biện được rằng về bản chất chủ trương này chẳng có gì sai trái (thậm chí là ngược lại vì làm tăng tính cạnh tranh và nhờ đó tăng cường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng) NẾU song song với sự ra đời của hàng loạt ngân hàng mới, các điều kiện cần cho nó, ví dụ như chuyện đào tạo nhân lực và tăng cường công tác quản lý, phòng ngừa rủi ro theo chuẩn mực quốc tế...v.v... cũng được thỏa mãn.”

Bài viết còn quy tội cho cán bộ có 'rủi ro đạo đức” là thủ phạm tình hình khó khăn kinh tế hiện nay. Bản tin viết:

“...Rủi ro đạo đức tồn tại phổ biến trong hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua việc Chính phủ trực tiếp can thiệp, chỉ đạo, hoặc bảo lãnh cho vay một số dự án, doanh nghiệp, ngành nghề, bộ phận kinh tế nào đó, dẫn đến việc các ngân hàng cho vay mà không cần bận tâm đến tính khả thi của dự án, khả năng sống còn của doanh nghiệp (đây cũng có thể coi là biểu hiện của việc tước đi động cơ buộc ngân hàng thực thi chính sách phòng ngừa rủi ro đúng đắn). Theo đó là cho vay quá mức, lợi nhuận thấp, dòng tiền hạn chế, và kết cục phát sinh các khoản nợ xấu. Rủi ro đạo đức cũng phát sinh từ việc Chính phủ tuyên bố công khai sẽ cứu giúp các ngân hàng có nguy cơ mà không hề đưa ra một lộ trình thoái lui nào....”

Bài viết trên VEF.VN cũng phân tích về tình hình lạm phát, lãi suất tăng, trong khi “tín dụng cho chứng khoán và bất động sản bị thắt lại. Giá chứng khoán và bất động sản sụt giảm làm cho giá trị các khoản thế chấp cũng sụt giảm tương ứng. Đi kèm với đó là tình trạng nhiều nhà đầu cơ mất khả năng thanh toán đã làm tăng tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực này và làm xấu đi nghiêm trọng bảng cân đối tài sản của nhiều ngân hàng.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.