Hôm nay,  

Mỗi Tuần Một Điệu Khiêu Vũ: Điệu Rumba

21/10/201100:00:00(Xem: 23784)
Mỗi Tuần Một Điệu Khiêu Vũ: Điệu Rumba

weekend_quocduong-2-large-contentVũ Sư Quốc Dương trong điệu Rumba.

QUẬN CAM (VB) -- Trước tiên, nên phân biệt điệu Rumba theo hai nghĩa khác biệt. Afro-Cuban Rumba là một điệu nhảy dân gian theo truyền thống Cuba pha lẫn với Châu Phi. Còn điệu Ballroom Rumba, hay Rumba trong khiêu vũ quốc tế, là một điệu nhảy theo thể nhạc “bolero-son” của Cuba, có từ thập niên 30, vốn gần gũi với các điệu Salsa, Mambo.
Do từ “son” không được hiểu đúng bên tiếng Anh, cho nên người ta đã mượn từ Rumba để gán cho nó để dễ “marketing” hơn. Sau khi nhạc phẩm Cuba Peanut Vendor được thâu đĩa và nổi tiếng trên toàn cầu, điệu Rumba du nhập nhanh chóng qua Châu Âu và Mỹ. Vào lúc này, điệu Rumba được nhảy với nhiều biến thể khác nhau, đôi khi nhịp nhảy nhanh gấp đôi so với điệu Rumba hiện đại nay.Vũ sư người Pháp nổi tiếng Monsieur Pierre sau đó đã nghiên cứu phát triển thêm điệu Rumba vào thập niên 50, sau nhiều lần thăm viếng Cuba vào thời gian trước cách mạng Cuba, để nghiên cứu các vũ điệu của người bản xứ. Điệu Rumba ngày nay thường viết ở nhịp 2/4 và 4/4, là những bước nhảy chậm, với động tác lắc hông uyển chuyển. Rumba là điệu nhảy chậm nhất trong 05 điệu thường có trong các kỳ thi khiêu vũ Latin quốc tế: paso doble, samba, cha-cha-cha , jive và Rumba.
Bài Rumba quốc tế nổi tiếng nhất không thể thiếu trên sàn nhảy chính là bài Besame Mucho của nữ nhạc sĩ Mexico Consuelo Velázquez viết năm 1940, do nữ danh ca Dalida trình diễn. Vào trước 1975, ca khúc bất hủ này được chuyển thành lời Việt có tựa đề là Yêu Nhau Đi. Một bản Rumba nổi tiếng khác nữa là bản Autumn Leaves (Les Feuilles Mortes), với phần khởi đầu chậm và tùy hứng giống như điệu slow, đến phần điệp khúc mới thực sự vào nhịp Rumba một cách du dương, tình tứ. Trong nền ca khúc Việt Nam, hai bản Rumba đều được nhiều người biết đến nhất có lẽ là Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn và Hoa Soan Bên Thềm Cũ của Tuấn Khanh. Có một chi tiết thú vị là hai ca khúc này cùng thời, và khá giống nhau, nên nhiều người bị lẫn lộn câu khởi đầu của chúng: “…Qua bến nước xưa lá hoa về chiều…” và “…Khi nắng nhẹ vương trên lưng đồi…”. Một bài Rumba thơ mộng khác gắn liền với thành phố Đà Lạt mộng mơ là bài Ai Lên Xứ Hoa Đào của nhạc sĩ Hoàng Nguyên.

Một điệu tương tự như Rumba là Bolero, rất phổ biến trong các ca khúc Việt Nam, đến độ biến thành danh từ chung “dòng nhạc bolero”. So với Rumba, điệu Bolero có tiết tấu nhanh hơn. Tuy nhiên, theo vũ sư Quốc Dương, trên sàn nhảy ballroom quốc tế thường không có điệu Bolero, mà chỉ có Rumba.
Cũng theo vũ sư Quốc Dương, Rumba là một trong những điệu nhảy được người Việt mình yêu thích nhất, có lẽ vì tính chất trữ tình và lãng mạn của nó. Khi điệu Rumba cất lên trên sàn nhảy, thường ánh sáng sẽ mờ ảo, các cặp nhảy dìu nhau tình tứ, thả hồn vào điệu nhạc. Có người còn gọi Rumba là vũ điệu của tình yêu, cặp nhảy kề sát nhau để có thể vừa nhảy, vừa tâm tình. Nhiều người biến Rumba thành điệu Slow khi sử dụng các bước cơ bản và không di chuyển vị trí nhiều.
Rumba cũng là một trong những điệu nhảy có nhiều kiểu “fantasy” nhất, từ căn bản đến những biến tấu phức tạp với những động tác “terre” hết sức ngoạn mục. Chắc cũng vì thế mà nhiều vũ sư nổi tiếng của Việt Nam đã sáng tác ra những bộ Rumba của riêng mình.
Một đặc điểm của điệu Rumba là động tác lắc hông, khiến cho điệu nhảy mang tính chất uyển chuyển. Tuy nhiên, cũng vì cho phép lắc hông cho nên nhiều người nhảy Rumba lắc luôn cả vai, là điều cần tránh trong khiêu vũ. Lời khuyên của vũ sư Quốc Dương: lắc hông, đừng lắc vai, chân thẳng và khép sát để có một dáng nhảy Rumba đẹp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.