Hôm nay,  

Truyện Ngắn: Vũng Tối Cuộc Đời

25/11/200100:00:00(Xem: 4867)
Cách đây không lâu, Sàigòn Times đã hân hạnh giới thiệu một truyện ngắn rất cảm động nhan đề "Ông Già Bến Tre" của tác giả Hải Âu, một người Việt tỵ nạn hiện đang sống tại Airds, NSW. Sau khi báo phát hành, một số độc giả đã gọi điện thoại, hoặc email về tòa soạn bầy tỏ những xúc động chân thành dành cho câu truyện và lòng ngưỡng mộ đối với tác giả. Đặc biệt, sau khi truyện được phổ biến trên Internet (Vietbao.com), nhiều độc giả ở Mỹ, Gia Nã Đại cũng đã liên lạc với tòa soạn, với ước ao được đọc lại bài Dự Thi Người Việt Trên Đất Úc của ông, cùng những sáng tác khác của tác giả. Vì vậy, trong số báo tuần này, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu truyện ngắn thứ hai của Hải Âu, nhan đề, Vũng Tối Cuộc Đời. Vì truyện tương đối dài, trong khi số trang báo có hạn, nên tòa soạn phải đăng trong hai kỳ báo. Mong tác giả Hải Âu cùng qúy độc giả thông cảm.

*

"Tình yêu không thể chỉ toàn trái đắng, nhưng lắm khi cũng sẽ là những dịu ngọt, yêu thương, nồng ấm...". Còn đối với Hải thì lại hoàn toàn trái ngược. Tình yêu, đã mang đến cho anh những xót xa, đau đớn... là vết hằn muôn thuở trong hồn, mà mỗi lần muốn quên, là mỗi lần lại nhớ!

Đã từ lâu lắm rồi, hôm nay Hải mới cảm thấy bình thân trở lại, để ra đây ngồi uống café một mình. Quán cafe nằm ngay trên con đường chính Marrickville Rd., lúc nào cũng đông kín người. Hải thích được yên lặng. Nhưng có thể xung quanh chàng, chẳng có mấy ai hiểu cho anh cả. Hải ngồi co rút trong một góc phòng, dõi mắt lơ đãng nhìn không gian mờ mịt khói thuốc. Cô hầu bàn trẻ đẹp như biết anh là khách mới, cũng vội nhìn anh trao một nụ cười. Những làn khói mong manh, bốc vội lên cao... tan loãng. Hải đã đốt đến điếu thuốc thứ ba mà ly cafe vẫn chưa vơi được nửa. Những tiếng người ồn ào nói chuyện. Anh thèm khát tìm kiếm một tình thân... dù chỉ là những người bạn mới, cũng đủ để cho Hải cảm thấy an ủi, trút hết được nỗi buồn... Những hớp café chát đắng nhưng cũng rất ngọt lịm, như giòng đời nghiệt ngã, xô đẩy anh vào cơn đau xót xa mà chỉ riêng mình anh biết. Hải nhớ con vô cùng. Bé Andy bây giờ ra sao" Chỉ mới hơn 5 tháng thôi, mà sao anh cứ tưởng thời gian dài như vô tận! Hải bóp chặt ly café trong tay, như muốn để được nhìn thấy những tan tành, vỡ vụn... giống của cuộc đời anh vừa mới trải qua. Tâm trạng Hải hoang mang, ủ dột lắm. Chẳng còn tin gì vào những người con gái nữa. Họ đã chỉ đơn thuần là để lợi dụng... Và bây giờ, anh đã chính là kẻ thua cuộc trong "tình trường". Hải cảm thấy căm hận cuộc đời. Tại sao chỉ toàn những dối gian, và hạnh phúc đang trong tầm tay với, cũng sụp đổ tan hoang một cách vô lý và mau chóng như vậy" Anh đứng dậy, tiến lại quầy trả tiền, cô hầu bàn liếc nhìn anh, buông xuống những lời vô bổ "see you later".

Hải bước đi những bước chậm chạp. Trong đầu anh là những suy nghĩ mông lung. Tưởng rằng tìm đến đây để nghe nhạc, để thưởng thức cái ngon ngọt của café, rồi mơ ước cuộc đời màu hồng, vẽ vời trong tưởng tượng như những ngày nào ở quê hương thuở còn đi học. Hải đã chơi vơi, hụt hẫng. Nỗi buồn như cứ mãi xoáy tròn trong tim, óc. Thời gian vừa qua là một cú "shock" mạnh, anh đã phải gắng gượng lắm mới lấy lại được sự thăng bằng trong tâm hồn. Bước vội vào xe, Hải nổ máy rồi đăm chiêu nhìn về một khoảng trời, ở nơi đó có con của anh, đang phải sống thiếu tình phụ tử. Hải phóng xe như bay, tìm vội về nhà. Vừa bước vào phòng, anh lại tủ mở lấy xấp ảnh của con chụp ngày nào bé vừa tròn một tuổi. Gieo mình xuống giường, nhìn ngắm lại bóng hình con. Hải không muốn khóc, nhưng nước mắt lại cứ tự nhiên tuôn chảy chan hòa trên gối. "Ba nhớ con lắm, nhớ nhiều lắm con có biết không"" Nhưng làm sao ba có thể trở về được" Chỉ mong cho con khỏe, khôn lớn nên người...". Úp ảnh con vào ngực, Hải trở ngược về quá khứ. Một quá khứ thật đẹp nhưng cũng lắm phũ phàng.

Anh đã quen Loan trong bối cảnh của một cuộc tình tay ba. Cũng vì tờ báo "oan nghiệt" nọ, có mục "Tìm bạn bốn phương", để rốt cuộc anh phải chịu nhận cái kết quả đau đớn này. Ngày đó Hải đã làm quen được với Thanh, em gái của Loan, một sinh viên đại học ở Việt Nam. Thời điểm ấy thật quá ư thơ mộng. Cả hai đứa cùng dệt thật nhiều ước mơ, và chờ đợi một ngày được sống bên nhau. Và vì yêu Thanh, Hải đã tập làm thơ và viết nhạc, để ca ngợi cái vĩnh cửu và bất tử của tình yêu. Thanh bảo rằng anh lãng mạn, còn Hải lại nói Thanh đa tình. Người lãng mạn, kẻ đa tình gặp nhau như cung đàn lên tiếng. Lá thư cuối cùng Thanh viết cho Hải vào đúng dịp ngày sinh nhật của nàng. Trong thư Thanh kể thật rằng mẹ và chị của Thanh đang sống ở vùng Queensland "nắng ấm tình nồng". Nhưng mãi tại sao đến nay nàng mới nói, bởi có nhiều điều không hợp. Thanh chỉ cho Hải số phone và địa chỉ của chị Loan, và dặn, nếu có dịp anh gọi hỏi thăm, như để làm quen với gia đình. Thanh mô tả chị Loan rất hiền và tội nghiệp lắm. Chị là đứa con rơi của mẹ và đã từng chịu nhiều đắng cay, khổ nhục. Đọc thư xong, chẳng một chút đắn đo, suy nghĩ, Hải vội vàng bấm số. Đầu giây bên kia, một giọng trầm ấm" Hello"!

- Xin lỗi - chị có phải là chị Loan không" Em là Hải bạn Thanh, em chị!

- Ủa, vậy hả. Hải đang ở đâu vậy"

- Dạ thưa chị, em ở dưới Sydney.

Sau một hồi chuyện trò hơn tiếng đồng hồ, Hải mới biết rằng chị Loan đã có một đứa con ba tuổi. Theo như lời của chị thì người chồng đã quá tệ hại, không thật lòng yêu thương chị và "bỏ chạy" từ lúc mới cấn thai. Bé Thompson ra đời trong trống vắng, không tình phụ tử. Chỉ có mẹ chị và ông Mark là ở bên cạnh chị trong những ngày sinh nở. Rồi chị khóc... Hải như hòa cùng với niềm đau đớn ấy. Anh cảm thông với hoàn cảnh của chị, và hứa hẹn một ngày thật đẹp sẽ lên thăm.

Liên tiếp nhiều đêm liền, Loan đã phone cho Hải, phải nói rằng từ ngày biết Hải là bạn của em mình, không có ngày nào là không có điện thoại của Loan. Tựu chung, chỉ là những lời tâm sự, thở than về cuộc sống của một người đàn bà cô độc. Hải không nghi ngờ gì cả, anh đã viết thư cho Thanh, và khoe là đã liên lạc được với chị, hy vọng rằng tình thân trong gia đình, mỗi lúc sẽ một keo sơn gắn bó. Hơn một tháng trời dai dẳng, chỉ nói chuyện trên phone, hôm nay lại sắp đến dịp Noel, Hải bất ngờ nhận phone của Loan:

- Hello, Hải khỏe không" Loan muốn Hải lên gấp đây đi, được không"

Hải ngập ngừng: - Dạ cũng chưa biết nữa chị. Em còn...

- Hải không có tiền đi xe hả" Để Loan "lì xì" nha. Cho L... biết số bank account của Hải đi. Ngân hàng nào vậy" Loan và "bà má" rất muốn được gặp Hải đó!

- Dạ thôi, Cảm ơn chị, em có tiền mà. Cảm ơn thiện ý của chị. Em sẽ lên, nhưng...

Hải như linh tính một điều gì đó sẽ xảy tới, anh không dám nói ra sợ chị nghi hoặc dễ mất lòng.

- Bây giờ em đi book vé, rồi mai hay mốt gặp chị nha!

- OK, chắc nha. Mong lắm đó.

Sau cuối là kèm theo những lời dịu ngọt, những tiếng cười nắc nẻ đưa tình, nửa đùa, nửa thật. Hải cảm thấy bối rối quá... hồi hộp đợi chờ.

Hải lên xe vào lúc trời vừa bắt đầu chập choạng tối. Bến xe bus thật đông người. Những bạn trẻ "back packer" lục đục khăn gói trở lại nhà để đoàn tụ với gia đình vào đêm Giáng Sinh và chuẩn bị đón mừng năm mới. Còn Hải thì ngược lại, anh phải xa gia đình để làm một chuyến "phiêu lưu" đến chân trời mới. Một nơi mà anh đã chưa từng đến. Hải thầm nghĩ, anh sẽ ghé thăm mẹ con chị Loan độ khoảng nửa ngày, rồi đến chiều lại ra xe bus trở về Sydney, vì anh đã mua vé khứ hồi. Nể tình chị, và lại sợ Thanh nghĩ rằng không thật tình, nên anh phải đi, chứ trong lòng xôn xao lắm. Xe bắt đầu chuyển bánh. Ngược lại đằng sau là thành phố với những dãy nhà cao, Hải ngoái nhìn về phía Opera House, như muốn nhắn gửi lời chào tạm biệt. Dù sao, người ra đi dấu chỉ một hai ngày vẫn cảm thấy lòng nhớ nhung nhiều lắm. Nhớ những ngày làm thân "tỵ nạn", mảnh đất này, thành phố này đã giang rộng vòng tay bao dung, che chở...

Vượt qua đêm dài, Hải chẳng tài nào chợp mắt được. Tất cả đối với anh thật vô cùng xa lạ. Những địa danh đã đi qua như Taree, Coff Habour, ...Balina hay Tweed Head... chưa một lần nghe và... cũng chưa một lần đến. Bây giờ chính là lúc anh mới được chứng kiến... Những ruộng mía, những vườn chuối ở miền bắc tiểu bang... Ôi sao mà bạt ngàn"! Hải nhớ lại những ngày còn nhỏ, có lần anh đã đọc cuốn "Dế Mèn phiêu lưu ký", anh cảm thấy thích thú lắm và cứ ngỡ mình như chú dế mè nọ, rồi chợt mỉm cười.


Mười lăm tiếng đồng hồ "ủ rũ" trong xe bus, Hải bắt đầu thực sự đặt chân xuống Surfer Paradise. Nơi đây chính là Gold Cost, nổi tiếng với bờ cát vàng. Anh lạ hoắc và ngớ ngẩn giữa thành phố này. Vẫy một chiếc taxi, Hải bước vào trong, bỗng điện thoại reo. Giọng L. bên kia:

- Hải đến đâu rồi"

- Dạ.... em đến rồi, đang ngồi taxi đây.

- Vậy hả, mừng quá, thôi bye nha, lát nữa gặp.

Xe dừng trước nhà. Hải bước xuống mệt nhọc. Đứng đón Hải là bé Thompson. Nó chỉ mặc mỗi chiếc quần cụt độc nhất để ngực trần và tóc hớt thật cao. người nó đen bóng trông rất tội nghiệp. Thompson nhìn Hải cười rồi nói: "Hi, Daddy!" Hải hơi lặng người, nhưng một nỗi cảm thương trào dâng trong lòng, anh xoa đầu Thompson và ôm hôn nó. Một lát sau, bé buông anh ra và kéo anh vào nhà: "Mummy đang chờ daddy". Hải ngó lơ và làm như không nghe thấy gì cả. Bước vào trong, Hải đã thấy Loan từ phòng tắm đi ra. Không hiểu vô tình hay cố ý, nàng chỉ quàng quanh mình chiếc khăn tắm màu xanh ngọc! Sau vài câu chào hỏi xã giao, Hải mới moi trong túi đồ ra một chiếc máy bay chạy bằng pin tuyệt đẹp và một con gấu nhỏ, trao tặng mẹ con nàng. Loan cười ngượng nghịu và... âu yếm nhìn anh. Nàng bảo anh đi tắm và nằm nghỉ cho lại sức. Hải chần chừ... chàng không dám ở lại, lấy lý do có bạn quen ở quanh đây và đồng thời cũng nói rõ ý định, sẽ trở về lại liền chiều nay. Loan tỏ vẻ giận dỗi và mang túi xách của anh vào phòng. Bây giờ Hải mới có dịp nhìn quanh, nhà chị Loan chỉ là một căn duplex, chật chội và hơi nóng. Cái nóng khắc nghiệt của Queensland mùa hè, nhớp nháp và bẩn cáu làm tăng thêm vẻ... bực bội trong lòng người. Đồ đạc thì ngổn ngang, không thứ tự ngăn nắp. Sẵn không có ai, anh "tiện tay" xếp đại những vật dụng lỉnh kỉnh, để dồn đại ở một góc nhà. Trở vào phòng, Hải thấy chị Loan nằm quay mặt vào tường. Anh lật đật lấy chiếc túi xách đem sang phòng của Thompson. Soạn ra một bộ pyjama, Hải bước vào phòng tắm. Những tia nước đầu tiên trong ngày, tưới lên người anh như có phép mầu làm xoa dịu những cơn mệt nhọc. Hải cảm thấy người chàng nhẹ hẳn ra và thật thoải mái hơn lúc nào hết.

Bỗng, cửa phòng tắm xịch mở, Loan chồm người vào, trao cho anh chiếc khăn tắm và dặn Hải sẽ dùng. Hải đứng lặng người như bất động. Anh thật quá mắc cở khi người chị của Thanh quả là quá tự nhiên. Anh nhủ thầm: "Bất lịch sự, đi vào mà không gõ cửa".

Đang đứng chải đầu ở trước gương, Loan từ đằng sau bước tới. Nàng kêu khẽ: "Trời ơi, ông già". Trời nóng như thế này mà Hải lại "diện" pyjama sao" Cởi ra đi, ở trần mặc quần cụt thôi." Liền sau đó Loan kéo Hải vào giường và đẩy chàng nằm xuống. Hải như đồng lõa, không một phản ứng. Lòng chàng hừng hực và xao xuyến.

- Nằm xuống đi, Loan đấm lưng cho. Đi xe lâu, chắc mệt mỏi lắm!

- Dạ, không sao. Cảm ơn chị. Em thấy cũng... bình thường.

- Thôi mà, có người phục vụ cho là sướng rồi - còn bày đặt từ chối nữa hả"

- Dạ, không có...

Loan đã lần tay mở từng nút áo, và Hải đã chới với đê mê trong những khao khát dục tình. Loan nằm úp mặt lên ngực Hải. Nàng cố tình tìm những cảm xúc mạnh trên thân thể anh. Loan đã quen thuộc và thuần thục trong vấn đề chăn gối, dù Hải có cố gắng kiềm chế, nhưng vẫn không thể chịu đựng nổi... chàng quơ tay đẩy mạnh Loan ra, và chiếc khăn quàng qua người nàng đã rớt xuống, để lộ tấm thân hình "mỹ nữ" đang rạt rào bốc lửa.

- Thôi... chị... - Hải chợt kêu lên.

Loan như một con thú say mồi, nàng không trả lời, mà gục đầu cố hôn vào giữa hai bắp đùi của Hải. Một giòng nước trắng đục phóng vọt lên, chảy chứa chan trên má, lên môi nàng. Hải nhắm nghiền mắt trong đắm đuối hư vô. Loan trườn người lên, hôn lên môi chàng, rồi nằm kề một bên. Ngoài kia không gian vắng lặng, bé Thompson đang nằm ngửa giữa sàn, say sưa ngủ trong cái nắng oi ả của mùa hè.

Hải đã thiếp đi trong cảm giác lâng lâng thỏa mãn. Không biết bao lâu nhưng khi anh tỉnh giấc thì trời đã xế chiều. Chàng ngồi bật dậy, chạy thẳng vào phòng tắm. Thấy bé Thompson đang trầm mình trong nước, anh hỏi:

- Mummy đâu"

- Mummy nói đi ra ngoài một chút.

Hải nhìn đồng hồ, bây giờ mới gần 4 giờ. Còn hơn hai tiếng nữa xe mới chạy. Vẫn còn đủ thời gian. Anh mặc lại bộ đồ lúc sáng vào thì... Loan vừa về.

- Anh đi đâu vậy" - Loan đổi giọng, nàng nói tiếp:

- Má nói sẽ đến chơi bây giờ đó.

Rồi nàng hôn anh. Hôn say đắm, ngất ngây. Anh quá bàng hoàng. Hải không thể giải thích được tại sao anh lại quá yếu đuối trước một người đàn bà... đa cảm như L. Phải công nhận là nàng không đẹp, nhưng có sức quyến rũ tột cùng. Những ngón tay mò mẫm, vuốt ve mơn trớn và điêu luyện, lần đến đâu trên thân thể chàng khiến Hải rùng mình đến đó. Anh quàng tay qua ôm chặt nàng, hai thân mình như đan quyện vào nhau. Có tiếng bé Thompson réo gọi. Loan như bừng tỉnh hẳn, buông Hải ra, Loan chạy vội vào...

Một lát sau thì bà Mai đến. Bà đến không chỉ một mình bà mà còn có cả Mark nữa. Lão Mark là một ông già Úc lụ khụ, trông bề ngoài có dáng vẻ như một lão nhà quê, trạc hơn bảy mươi tuổi. Khổ một nỗi là ông ta vẫn còn rất muốn được yêu thương, chiều chuộng. Nhìn qua kiểu cách của bà Mai đối với ông, Hải đoán ngay rằng đây là một cặp tình nhân khi tuổi về chiều. Bước vào nhà,bà chào Hải và giới thiệu ông Mark. Sau đó bà ngồi hẳn vào lòng ông ta. "Lão già" đã tỏ ra là một "dân chơi đúng điệu", hai bàn tay gã tha hồ mạo hiểm, bóp nắn trên vùng ngực bà. Bà Mai vẫn làm ra vẻ tỉnh, cười nói bả lả:

- "Mình với ổng" vừa đi chơi về. Nghe Loan nói có Hải lên chơi lật đật chạy lên liền đó chớ.

- Dạ, làm phiền "bác" quá. Đi chơi về mệt lại không được nghỉ.

Hải gượng gạo nói cho qua chuyện chứ thật tình mà nói, ngay từ giây phút đầu tiên Hải đã chẳng thích gì hai "nhân vật" này. Nhìn cử chỉ sàm sỡ của lão Mark và bộ đồ hở hang thiếu vải bà Mai đang mặc, Hải chẳng có một chút cảm tình nào. Loan mời hai người ở lại dùng cơm tối, rồi nàng đi vào trong bếp để chuẩn bị. Bà Mai đứng dậy đi theo. Bất đắc dĩ Hải phải ngồi lại tiếp chuyện lão Mark. Thỉnh thoảng gặp điều hứng thú, lão hay đưa ngón cái lên, rồi nheo mắt với chàng. Hải vờ đứng dậy dợm bước ra ngoài. Trời đã tối hẳn. Có lẽ giờ này xe đã chạy. Anh thầm trách mình sao quá nông nổi, vì một phút bốc đồng mà bây giờ bị bó buộc. Hải buông tiếng thở dài... Tiếng thở dài như tiếng than van từ đáy lòng, chàng không biết rồi đời chàng sẽ đi về đâu" Những cử chỉ vừa rồi của "cặp bồ già" đã như chứng minh thêm cho Hải biết về một gia đình không tốt. Còn đối với Loan có thể nó đã vẫn thường xảy ra trước mắt nàng. Và hơn nữa... nàng cũng chẳng thua gì mẹ! Bà Mai đến với con gái như một người bạn. Bà đã dùng cách xưng hô vượt quá ngoài vòng lễ giáo. Và dạy cho nàng về những điều mà người đàn ông thường hay đòi hỏi, Loan chỉ ỡm ờ cho qua chuyện và lấm lét nhìn về phía cửa, như sợ chàng đang chú ý lắng nghe.

...Cơm tối xong, họ từ giã ra về. Đứng tiễn ở cửa. Hải cảm thấy lòng mình sao có quá nhiều xốn xang, nghi vấn! Ngước nhìn bầu trời, những vì sao lấp lánh. Chàng tự hỏi không biết vì sao nào là định số của chàng, nhưng van vái hãy là một ngôi sao rực rỡ. Hải lững thững bước vào nhà, chàng ngạc nhiên khi thấy Loan đang khóc. Nàng ôm con vào lòng như vỗ về giấc ngủ, nhưng lại sụt sịt thổn thức giữa hai hàng nước mắt. Hải chẳng biết mô tê gì cả, anh khẽ hỏi Loan: "Em sao vậy""

Nàng ngước nhìn chàng: "Anh có khinh gia đình em không" Em biết là... anh đang suy nghĩ nhiều lắm".

Hải thẫn thờ, im lặng. Phải, chàng đang có những tính toán trong đầu. So với gia đình chàng thì gia đình Loan khác xa nhiều lắm. Anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà bố mẹ là hai người Bắc di cư. Ngày cha chàng còn sống, người thường dạy rằng: Dù có đi đến chân trời, góc biển - các con phải giữ lấy cái thuần khiết của dân tộc. "Cái còn duy nhất là người Việt Nam". Chàng đã nhận xét ở Loan và mẹ nàng, hấp thụ một nền "văn minh Tây phương" còn hơn người Úc. Dĩ nhiên ai cũng vẫn phải hòa nhập với lối sống trong xã hội mới, nhưng thái độ vừa rồi của mẹ, con nàng như vẫn còn hiển hiện trước mắt. Hải không thể chấp nhận được, đối với người Việt Nam thì đó là một hành động thô bỉ, sỗ sàng. Chợt Loan lay người anh:

- Anh nghĩ gì, nói cho em nghe đi"

Hải cười nhạt, chàng vờ vĩnh nói:

- Anh chỉ sợ... Thanh trông thư anh thôi. Bây giờ biết ăn nói làm sao với "dì" ấy" Nếu hiểu được sự thật thế này, chắc Thanh buồn và hận anh lắm"

Loan nhỏ nhẹ: "Anh đừng thư từ gì nữa hết. Để mọi chuyện em giàn xếp".

Một tháng trời trôi qua. Hải đã chính thức sống với mẹ con Loan, trong những ngày mà đối với anh dài đăng đẳng này. Anh nhớ Sydney, nhớ da diết những kỷ niệm với bạn bè, với anh em... như vẫn còn hằn sâu trong tâm thức. Anh đã làm tròn bổn phận của một người "chồng" và một người "cha". Ngoài việc đưa đón bé Thompson đi nhà trẻ, anh còn phải làm những việc lặt vặt trong nhà như giặt giũ và... cleaning. Mới hôm nào đây còn ở với gia đình, mẹ chẳng bắt anh làm gì cả. Không một chuyện gì để Hải phải bận tâm. Còn bây giờ,... có thể là vì thương Loan anh đã chấp nhận xem Loan là vợ, anh cần phải chia sẻ, đỡ đần! Ngược lại, từ hôm có Hải, Loan càng ngày càng bê tha. Nàng không hề đụng đến một công việc gì, dù là nhỏ nhặt. Ngày mỗi ngày, nàng gọi phone cho mẹ nàng, tâm sự. Một buổi cuối tuần, Loan nói với Hải:

- Anh ở nhà chơi với con. Em có công chuyện phải đi với má, chút xíu về liền.

Hải gật đầu, dặn dò:

- Ừ, em cứ đi đi. Nhớ về sớm nha!

Nhìn bóng Loan đi khuất ở cuối đường, Hải thấy sao lòng trống vắng. Anh đã miên man suy nghĩ, cần phải nói cho Loan biết về sự thật của anh. Suốt thời gian qua, anh đã giấu Loan. Anh không dám nói ra điều này, như một mặc cảm tội lỗi. Anh đã nhận trợ cấp bệnh hoạn của chính phủ, chớ không phải được hưởng tiền thất nghiệp như những người bình thường! Như một đay nghiến dày vò - Hải cảm thấy chàng là một kẻ tật nguyền trong xã hội, một kẻ bất lực và... ăn bám. Nhưng lại uẩn ức và câm lặng. Mới lần trước đây thôi, Loan đã hỏi anh:

- Anh "ăn" tiền thất nghiệp hả" Được bao nhiêu"

- Anh chỉ được có $400.

- Anh "share" với em nha. Trang trải mọi thứ, mình còn để dành mua sắm thêm này nọ. Anh cần gì cứ nói với em.

Rồi Loan ghì đầu Hải vào lòng, nàng thỏ thẻ:

- Chúng mình tuy hai mà một. Bây giờ em mới cảm thấy được hạnh phúc.

Cũng từ ngày đó... chàng đã giao bankcard cho nàng giữ, và... lắm khi thèm một lon nước ngọt, cũng chẳng dám nói ra.

Bé Thompson chỉ mới hơn 3 tuổi, nhưng lại rất khôn. Nó nói chuyện tía lia với anh, và khoe đủ mọi thứ đồ chơi bé có. Nó bắt anh làm ngựa cho nó cưỡi, rồi thầm thì với anh rằng bé còn có thêm một daddy nữa. Hải không tin ở tai mình, anh khẳng định: "Chỉ có mình ba là daddy của con thôi.

Như để chứng minh lời nói của bé là sự thật, nó chạy lại tủ đựng băng nhạc và video cassette, lôi ra một cuốn tape, Thompson chỉ vào người anh:

- Daddy này khác daddy đó.

Hải chăm chú nhìn vào cuốn băng có dán hàng chữ bên ngoài: "Lễ Vu Quy". Chàng nhìn bé Thompson cười buồn, nhưng trong lòng anh đau đớn lắm. Loan đã giấu anh. Bỏ cuốn video vào, Hải mở lên xem mới biết rằng Loan đã về Việt Nam làm đám cưới với một người khác. Thompson ngồi bên anh, cười nói vô tư.

- Con có hai daddy - nó lấy tay chỉ vào tivi: Daddy đó, daddy này!

Hải bỏ vào phòng, anh nằm vật xuống giường, mắt ngước nhìn trần nhà rồi thở dài ngao ngán. Hải thầm nghĩ oán hận cuộc đời, chỉ toàn là gian dối. Bây giờ, trở lại Sydney, chắc ở nhà - gia đình anh lên án lắm. Hải đã bỏ mẹ già, anh em để đi tìm một hạnh phúc cho riêng mình, bất chấp những lời dị nghị! Đã hai lá thư rồi, Hải gởi về thăm mẹ và cũng để "tạ tội" lỗi lầm, nhưng mãi chẳng thấy hồi âm" Một giòng nước mắt chảy ướt một bên gối - Tự nhiên sao anh quá buồn"

Gần tối mịt Loan mới về. Đi cùng với nàng là lão già lạ hoắc. Loan giới thiệu với Hải: "Đây là "lão" Harry.

Rồi quay sang lão, nàng chỉ Hải: "This is my... brother!"

Harry chìa tay ra bắt tay chàng: "Hi, how R you"

Hải thật quá bối rối, ngượng ngùng. Anh đã không còn đủ can đảm để giữ mọi bình tĩnh. Anh sẵng giọng hỏi Loan bằng câu tiếng Việt: "Bồ mới của em đó hả""

Loan tức bực đi vào phòng, nói vọng ra:

- Anh cần biết làm gì" "Ổng" là bạn của má em.

Bây giờ Hải mới có dịp nhìn lại Loan: đầu tóc nàng rối bung, quần áo xốc xếch. Harry hình như không hiểu những gì mà chàng và nàng đã nói, nhưng lão cũng đoán biết một phần nào. Đờ đẫn bước ra khỏi cửa, hắn nói lời "bye bye" rồi cắm cúi bước đi.

(Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.