Hôm nay,  

3,000 Điện Văn Mật Từ Tòa Đại Sứ Mỹ:Chính Phủ Canada Xin Đón Nhận LM Lý

27/08/201100:00:00(Xem: 4917)
3,000 Điện Văn Mật Từ Tòa Đại Sứ Mỹ:Chính Phủ Canada Xin Đón Nhận LM Lý
Cựu Thứ Trưởng Công An nói với Mỹ: phe thân
TQ trong Đảng CSVN không muốn VN thân Mỹ
WASHINGTON (VB) -- Trang WikiLeaks đã công bố gần 3000 bức điện văn mật của ngành ngoại giao Hoa Kỳ về VN. Điều ngạc nhiên rằng trong đó không có thông tin nào gọi là “chấn động,” ngay cả các bức điện phân tích về tranh ghế cao nhất trong nội bộ Đảng CSVN, và ngay cả các điện văn có ghi dấu “confidential” (hồ sơ mật).
Như thế, có phải trang WikiLeaks chỉ là cánh tay nối dài của CIA tung ra thông tin để nhiễu loạn thế giới"
Một thông tin lạ nhất là một điện văn, số 09HANOI1378, đề ngày 18-12-2009, nói rằng chính phủ Canada sẵn sàng đón nhận Linh Mục Nguyễn Văn Lý.
Điện văn này ký tên Đại Sứ Mỹ ở VN Michalak, nói rằng Đại Sứ Canada Horton nói với Đại Sứ Mỹ vào ngày 16-12-2009 rằng Canada sẵn sàng đón LM Nguyễn Văn Lý, nếu chính phủ CSVN thả LM ra khỏi tù.
Sang ngày hôm sau, Cố vấn chính trị Canada là Rob Burley nói với Trưởng Phòng Chính Trị Tòa Đaạ Sứ Mỹ rằng 2 bộ trưởng Canada -- trong đó có Ngoại Trưởng Canada -- cực kỳ quan ngại về sức khỏe LM Lý sau khi ngaà bị cú đột quỵ thứ 2, và đã chỉ thị tòa đại sứ Canada phải đưa đề nghị Canada tới chính phủ VN.
Gia đình LM Lý đã đồng ý, 2 người cháu trai của LM Lý đã đồng ý, và 1 ngườøi trong gia đình huưa sẽ nói với LM Lý khi thăm nuôi vào cuối tuần cùa những ngày 19-20 tháng 12-2009.
Đại sứ Horton đã yêu cầu gặp Tổng Giám Đốc Phòng Thông Tin Bộ Ngoại Giao tên là Trung (chỉ thấy tên, không thấy ghi họ) để thông báo VN về đề nghị của Canada, và nếu LM Lý đồng ý, thì yêu cầu ông đươc5 thả ra.
Bức điện văn tiếp, trong khi ăn trưa và nói chuyện với Tổng Giám Đốc Vụ Bắc Mỹ Bộ Ngoại Giao Nguyễn Bá Hùng vào ngày 17-12-2009, phía Canada xin thả LM Lý vì lý do nhân đạo, và bày tỏ thất vọng rằng Đại Sứ Canada không được thăm LM Lý khi LM bị cú đột quỵ thứ 2. Bá Hùng nói rằng chính phủ VN có thể ân xá thêm trước Tết, như thường lệ, nhưng nhấn mạnh rằng LM Lý sẽ không được xét vào danh sách trừ phi LM “làm điều gì lớn lao” để xin lỗi về hành vi của LM.
Michalak bình luận trong điện văn, rằng ông nghi ngờ chuyện VN có thể chấp nhận như đề nghị của Canada, vì trước giờ VN không tích cực vơi các đề nghị tương tự.
Bản tin Đài RFI hôm Thứ Sáu ghi về các điện văn này, trích:
“...cả ngàn bức điện được công bố, liệt kê trong tổng cộng 55 trang, mỗi trang gồm 50 tài liệu. Nội dung rất đa dạng, đề cập đến mọi vấn đề, từ kinh tế, xã hội, cho đến ngoại giao, nhân quyền hay quan hệ Việt - Mỹ. Nhiều sự kiện nóng bỏng đã được tường trình và phân tích, như chiến dịch xua đuổi các tăng ni Làng Hồng thuộc Tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng năm 2009, hay việc ban hành nghị định 97, cũng vào năm 2009, tiến tới vụ Viện Nghiên cứu Phát triển IDS mà Tiến sĩ Nguyễn Quang A làm chủ tịch phải tự giải tán.

Quan hệ tay ba Việt Nam, Trung Quốc, và Hoa Kỳ lẽ dĩ nhiên đã được các nhà ngoại giao Mỹ tại hiện trường nêu bật trong các bức điện gởi về nước với mục tiêu góp ý cho chính sách mà Washington cần thúc đẩy với Hà Nội.
Trong bức điện gởi về Mỹ ngày 05/01/2010 chẳng hạn, nhằm cung cấp thông tin về quan điểm của Việt Nam đối với Hoa Kỳ, chuẩn bị cho chuyến đi thăm của một phái đoàn Quốc hội Mỹ do Thượng Nghị Sĩ Bond dẫn đầu, nguyên đại sứ Mỹ Michalak đã nhận định rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Theo bức điện này, Trung Quốc vẫn là mối quan ngại chiến lược trọng yếu của Việt Nam. Hà Nội nhận thức rất rõ thế mất cân bằng quyền lực của mình so với Bắc Kinh và luôn cảnh giác tránh làm mích lòng nước láng giềng. Việt Nam, theo bức điện, cũng không hề ảo tưởng rằng bằng cách nào đó, có thể dùng Hoa Kỳ, Nga, hay Nhật Bản để "cân bằng" với Trung Quốc.
Ngoài ra, cũng theo bức điện, Đảng Cộng sản Việt Nam không thể để cho dư luận trong nước trực diện chống lại Trung Quốc vì sợ rằng nếu thả lỏng cho tinh thần dân tộc được thể hiện, sau khi chĩa mũi dùi vào Trung Quốc, xu hướng dân tộc này có thể dễ dàng quay trở lại công kích chính bản thân Đảng.”
Bản tin BBC phân tích các điện văn đã ghi khía cạnh khác, nói rằng có quan chức cao cấp ở Việt Nam tỏ ra "thất vọng" trước sự trì trệ của Đảng Cộng sản trong tiến trình cải tổ ở Việt Nam.
Ông Võ Viết Thanh, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Sài Gòn, được trích lời nói với quan chức ngoại giao Hoa Kỳ hồi năm 2005 rằng Đảng Cộng sản cần 'cải cách căn bản' để chống tham nhũng, chấm dứt nạn 'Con ông cháu cha' và thúc đẩy phát triển kinh tế.
BBC viết, trong điện tín được tổng hợp từ Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở thành phố Sài Gòn hôm 20/4/2005, “ông Thanh cũng được dẫn lời thừa nhận rằng Đảng Cộng sản cần mở rộng quyền bỏ phiếu của người dân để họ có thể bầu những vị trí cao cấp nhất của Đảng và Chính phủ.
Ông Thanh, người cũng từng là Thứ trưởng Công an, nói Đảng Cộng sản "cần học cách tiếp nhận nhiều chỉ trích hơn nhiều so với hiện nay"...
...Ông Thanh nói đa số các quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản đều thấy có những điểm chung về lợi ích với Hoa Kỳ về dài hạn và muốn có đối thoại chiến lược hơn do lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Tuy nhiên, ông nói rằng những nhân vật "thân Trung Quốc" và khối lý luận tư tưởng trong Đảng (Party ideologues) chống lại xu thế này.”

Ý kiến bạn đọc
27/08/201116:13:39
Khách
Tôi cầu mong sao, với áp-lực của chính-phủ Hoa-Kỳ, LM Nguyễn Văn Lý, LS Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải và những người trí-thức bất đồng chính-kiến với chế-độ cộng-sản Việt-Nam sớm được thả ra và họ sẽ được định-cư tại Canda hoặc Hoa-Kỳ. Rất mong thay!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.