Hôm nay,  

Lễ Ký Thương Ước: Ngày Thứ Sáu 14.7.2000 ?

13/07/200000:00:00(Xem: 5043)
Mỹ: Thương Ước Có Đủ Răng Bén, Buộc CSVN Phải Thi Hành Đúng

WASHINGTON (VB) - Theo tin của Reuters hôm Thứ Tư, hai nước Việt-Mỹ dự định sẽ ký bản thương ước lịch sử vào Thứ Sáu tuần này hay là đầu tuần tới, theo các nguồn tin mậu dịch hôm Thứ Tư.

Bản thương ước mở rộng thị trường đã đạt được trên nguyên tắc sau các cuộc nói chuyện giữa Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ Charlene Barshefsky và Bộ Trưởng Mậu Dịch CSVN Vũ Khoan, theo các nguồn tin này. Các viên chức bây giờ đang gọt giũa bản dịch Việt Ngữ và chuẩn bị các bản văn cuối cùng để ký.

Văn phòng bà Barshefsky từ chối bình luận.
Vẫn chưa định được ngày cho lễ ký thương ước vì thời khóa biểu chật hẹp của Tổng Thống Clinton, nhưng các viên chức Mỹ hy vọng rằng lễ này có thể tổ chức vào Thứ Sáu 14.7.2000. Clinton đang tham dự thượng đỉnh Trung Đông tuần này ở Maryland, và các nguồn tin nói rằng vẫn chưa rõ là Clinton có thể giành thì giờ cho lễ [ký thương ước] này không.

“Chúng tôi đang chờ nghe ý kiến Tổng Thống,” teho nguồn tin, thêm rằng Đại Sứ Mỹ Pete Peterson có thể sẽ từ Hà Nội bay về Washington để tham dự lễ ký thương ước.

Theo bản tin VietCatholic News, dựa theo báo San Jose Mercury, chi tiết của hiệp định vẫn còn giữ bí mật, phái đoàn Mỹ cho biết đây là một hiệp định chi tiết và dài dòng nhất mà Hoa Kỳ đã thương thuyết từ xưa tới nay. Ngay cả hiệp thương ký kết với Trung Quốc cũng không đến nỗi phức tạp như thế này.

Cũng tin này ghi nhận, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội nói riêng rằng hiệp định này sẽ có gân guốc và răng cỏ sắc bén. Một hiệp định mà họ (Việt Nam) không thể hủy được. Không phải như hàng trăm hiệp định mà họ đã ký. Đây không phải là giấy dán trên tường, không phải là mảnh giấy để họ gắn lên tường để thưởng ngoạn.

Hiệp thương chỉ có hiệu lực sau khi Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn, và Quốc Hội Việt Nam đóng con dấu cao su vào. Cho đến khi nào việc đó xảy ra, hiện Việt Nam còn nằm trong danh sách sáu quốc gia không có hiệp thương với Mỹ, và những nước này làm thành một danh sách quốc tế thứ dữ là Bắc Triều Tiên, Cuba, Lào, A Phú Hãn và Nam Tư.

Chính phủ Mỹ rất lạc quan là họ sẽ có đủ số phiếu thuận của Quốc Hội để thương ước được phê chuẩn. Tuy nhiên sẽ có vài sự chống đối vì lý do lý lịch không mấy tốt của Việt Nam về nhân quyền và đàn áp tôn giáo. Dân Biểu Zoe Lofgren, DC-San Jose và Loretta Sanchez, DC-Garden Grove sẽ là những người chống đối việc ký kết hiệp thương với Việt Nam.

Mùa hè năm ngoái khi được tin một thương ước sắp thành hình, bà Sanchez tuyên bố “Hoa Kỳ chỉ nên bình thường hóa quan hệ nậu dịch với Việt Nam khi nào họ có những bước tích cực trong lãnh vực kinh tế và nhân quyền cho dân chúng Việt Nam, ký kết hiệp thương là một nhầm lẫn.” Vào tháng Bảy năm ngoái, các nhà thương thuyết Hoa Kỳ tưởng họ đã có hiệp thương bỏ trong túi rồi, không ngờ phía Việt Nam đổi ý khi phía Mỹ đòi ký kết chính thức. Lúc đó, giới quan sát tình hình cho rằng quyết định chấp thuận sau cùng bị đình chỉ do cuộc tranh chấp quyền lực giữa phe bảo thủ và phe cấp tiến trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam.

Các lãnh tụ CSVN không hài lòng với điều khoản Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ cứu xét lại tình trạng mậu dịch bình thường mỗi năm. Một thủ tục khiến Việt Nam phải chịu đựng mủi dùi hạch hỏi của Quốc Hội về thành tích về nhân quyền và tôn giáo.

Trên địa hạt rộng lớn của vấn đề, quan hệ mậu dịch song phương giữa hai nước chỉ như là tiền lẻ trong túi mà thôi, trị giá của hiệp thương này chưa đến một tỷ Mỹ kim. Năm ngoái, Việt Nam xuất cảng sang Mỹ $609 triệu Mỹ Kim hàng hóa, đa số là gạo, cà phê, hải sản, giày, tơ sợi và dầu thô.

Một người dân Việt Nam trung bình vẫn chỉ kiếm được chưa tới một đô la một ngày, nền kinh tế vẫn còn bị chính quyền kiểm soát dưới chiêu bài “kinh tế thị trường kiểu Lê nin”.

Tuy nhiên, một hiệp ước giữa hai cựu thù có thể có ảnh hưởng lớn về tâm lý. Đại Sứ Hoa Kỳ Peterson, một cựu tù binh chiến tranh của nhà tù nổi tieng mang tên Hà Nội Hilton, tuyên bố “Hiệp định sẽ đặt căn bản cho quan hệ giữa hai nước chúng ta trong 50 năm sắp tới.”

Tình trạng tham nhũng tồi tệ, doanh nghiệp vô hiệu, đường sá thô sơ, tình trạng điện lực không tin tưởng được và giá cả về viễn thông và liên mạng cao nhất thế giới đã làm nản lòng giới đầu tư ngoại quốc. Họ đã tháo chạy từ nhiều năm nay. Đầu tư nước ngoài suy giảm đến 75% từ năm 1996. Người ta nghĩ rằng ít ra hiệp thương sẽ có thể đem lại nguồn đầu tư mới cho Việt Nam.

Hiệp định này còn có thể làm đề mục chính cho lịch trình kinh tế Việt Nam, một kế hoạch cấp tiến hóa có thể chính thức thông báo trong kỳ đại hội IX đảng cộng sản vào đầu năm tới. Mục đích chính của chương trình kinh tế này chác chắn sẽ là việc gia nhập tổ chức WTO.

Nguyễn Nha, phó giám đốc Công Ty Vải và Tơ Sợi Việt Nam nói “Hoa Kỳ là một thị trường lớn, chúng tôi đã chuẩn bị nhiều năm để được vào thị trường này, một trong những bất lợi cho chúng tôi là sự cạnh tranh rất gay go từ những nhà xuất cảng đã được gia nhập thị trường Mỹ trước chúng tôi. Mục tiêu của chúng tôi chính là hy vọng chia được một phàn của thị trường này.”

Bản tin khác của VietCatholic News còn ghi nhận, theo một nguồn tin thuộc giới đang đàm phán hòa ước tiết lộ thì chính phủ Mỹ đã nhượng bộ một vài điểm kĩ thuật để Việt Nam có cơ hội bán hàng nhiều hơn sang Hoa Kỳ công thêm vào việc Mỹ đồng ý cho Hà Nội được che dấu không cần tiết lộ “ngân sách” quốc gia nên Hà Nội nay sẽ vui vẻ ký thương ước.

Với viễn tượng mới này Hà Nội lại muốn làm rùm beng lên bằng cách sẽ gửi phái đoàn cao cấp có thể là phó thủ tướng Nguyễn tấn Dũng hay Nguyễn mạnh Cầm sang ký vào cuối tuần này thay vì bộ trưởng thương mại Vũ Khoan.

Nguồn tin từ phía Hoa Kỳ cho hay rằng cách tổng quát, bản hiệp ước không có gì thay đổi so với văn bản mà hai bên đã ký tắt hồi tháng 7 năm ngoái, tuy nhiên có một số điểm được điều chỉnh để dựa vào đó Hà Nội được hưởng lợi hơn về xuất cảng như thay vì viết rằng “Việt Nam là một quốc gia đang phát triển” thì nay thêm vào “Việt Nam là một quốc gia đang phát triển ở mức độ thấp” (Vietnam is a developing country but as the low level) như ý Hà Nội muốn, hầu có thể xuất cảng thêm giầy dép và đồ quần áo may mặc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.