Hôm nay,  

Hình Ảnh Điếu Cày

24/07/201100:00:00(Xem: 11490)

Hình Ảnh Điếu Cày

Trần Khải
Hình ảnh anh Điếu Cày đã gắn liền với các diễn biến lịch sử những năm gần đây. Từ một người viết blog cá nhân, anh Điếu Cày đã trở thành người anh cả của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, nơi những người viết blog đòi hỏi quyền tự do báo chí, đòi hỏi công lý cho dân oan, và khi Trung Quốc chính thức thiết lập huyện Tam Sa, anh cùng các bạn trẻ xuống đường để biểu tình trước Tòa Lãnh Sự Trung Quốc ở Sài Gòn cuối năm 2007 để khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa cho dân tộc Việt Nam.
Anh đã bị công an bắt và kết án 30 tháng tù vì quy chụp là ‘trốn thuế,’ một bản án ai cũng biết là sai trái. Và khi thời lượng thọ án đã hết, anh vẫn chưa được trả tự do về nhà, vẫn bị giữ trong tù tới 9 tháng, tính tới tuần lễ cuối tháng 7-2011. Hôm Thứ Năm, có tin từ chị Dương Thị Tân, rằng anh Điếu Cày đã “bị mất tay.” Các thông tin này không được nhà nước xác nhận chính thức, mà chỉ là do Trung Tá Công An Đặng Hồng Điệp buộc miệng nói ra với chị Tân, vợ cũ anh Điếu Cày.
Có phải anh đã bị công an đánh dập tay, và rồi phải cắt" Chúng ta không có thông tin nhiều nơi đây, nhưng những chuyện tàn bạo này có thể xảy ra dễ dàng với chế độ này, nơi những vụ công an đánh dân thường, đánh cho gục, đánh tới chết... từng được đưa lên các trang báo cả lề phải và lề trái. Thậm chí, trong khi giải tán biểu tình ở Mường Nhé, công an đã đánh chết nhiều người. Thậm chí, như trường hợp anh Lê Trí Tuệ đã trốn sang được Nam Vang, thủ đô Cam Bốt, và rồi mất tích, được suy đoán có thể là công an VN sang truy sát... Những chuyện tàn bạo đã xảy ra nhiều lắm.
Nhưng anh Điếu Cày vẫn khác nhiều người khác, vì những tấm hình đầy xúc động về anh Điếu Cày được phóng lên mạng Internet. Tôi vẫn không bao giờ quên những tấm hình chụp anh Điếu Cày như thế.
Tấm hình anh đứng trên hè phố, đầu đội nón an toàn, trước nón có sơn hình lá cờ đỏ sao vàng và dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.” Khẩu hiệu này không rõ ai nghĩ ra đầu tiên, nhưng tôi thấy rằng người mang khẩu hiệu này trên nón đầu tiên là anh.
Cũng một tấm hình năm 2007, anh Điếu Cày mặc áo trắng mang dòng chữ “Việt Nam muôn năm - bọn Trung Quốc xâm lược, hãy cút ra khỏi Hoàng Sa & Trường Sa.” Anh đeo máy ảnh lủng lẳng trước ngực, mặc áo trắng này, trong khi hai tay cầm chiếc áo trắng khác có cùng khẩu hiệu đưa cao lên cho mọi người đọc.
Để hỏi ngắn gọn, tại sao nhà nước bắt anh Điếu Cày, trong khi anh nói từ 4 năm trước những gì mà ông Nguyễn Tấn Dũng nói ở Nha Trang năm 2011"
Một tấm hình khác: anh cùng các bạn Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do biểu tình nơi tam cấp trước Nhà Hát Lớn Thành Phố Sài Gòn, giăng khẩu hiệu “Hoàng Sa, Trường Sa - Việt Nam chủ quyền; Tây Sa, Nam Sa – Trung Quốc ngụy xưng.” Dưới đó là dòng chữ dịch ra tiếng Tàu. Anh và các bạn cùng mặc áo đen, trước ngực có hình 5 chiếc còng xếp theo vị trí 5 vòng tròn Thế Vận. Tấm hình quả nhiên lịch sử, bởi vì chưa có cuộc biểu tình nào tại VN có đồng phục như thế.
Tấm hình khác cho thấy công an cưỡng chế anh Điếu Cày, đẩy anh lên xe công an chở đi. Hình ảnh cho thấy chung quanh xe chạy đông người, và nền gạch đỏ hè phố có lẽ là chung quanh Nhà Thờ Đức Bà.
Một tấm hình tuyệt vời nữa là khi anh ngồi khụy một chân trên bờ biển cát trắng, có lẽ là Nha Trang, sau lưng anh là một dãy ghế trống chờ cho du khách thuê. Anh Điếu Cày trong ảnh này đội nón vải, tay cầm máy ảnh trước ngực. Trên bãi cát, trước mặt anh là dòng chữ cào xuống thật lớn: “Dân Chủ Cho VN.” Như thế, chúng ta có thể thấy, trước mặt anh là biển rộng, và ước mơ anh minh bạch như thế, không quanh co, không giấu giếm.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, chế độ nào tàn bạo tới chỗ trừ diệt người yêu nước bằng cách ‘làm cho mất tay’ như thế"
Tất cả những hình ảnh trên của anh Điếu Cày vẫn còn lưu giữ trên Internet. Bạn chỉ cần vào:
http://images.google.com
gõ chữ “dieu cay” là sẽ thấy các hình ảnh này.
Công an chỉ có thể kiểm duyệt được 700 tờ báo, nhưng không xóa được các hình này. Tiếng nói của anh Điếu Cày đã vang dội, không chỉ từ năm 2007 mà sẽ trở thành cảm hứng dân chủ cho cả nhiều thế hệ sau.
Vào ngày 29-10-2008, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) đã công bố danh sách các nhân vật và tổ chức tại Việt Nam sẽ được vinh danh và trao tặng Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2008. Danh sách lúc đó gồm có hai cá nhân và một tổ chức, đó là Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải – có bút hiệu là Hoàng Hải và Điếu Cày, và Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận. Những vị nầy đã được bầu chọn từ một danh sách 10 ứng viên do 12 tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đề cử.
Giải thưởng nầy do MLNQVN thành lập từ năm 2002 nhằm tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động của những người đã chấp nhận hy sinh, kể cả mạng sống của chính mình, cho lý tưởng nhân quyền và dân quyền của nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, Giải Nhân Quyền Việt Nam còn nhằm bày tỏ sự liên đới, hậu thuẩn và quyết tâm của người Việt khắp nơi trong nỗ lực đấu tranh giành lại quyền làm người cho mọi người dân Việt Nam. Lễ trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2008 đã tổ chức vào tháng 12-2008.
Mạng Lưới Nhân Quyền VN lúc đó viết tiểu sử về anh Điếu Cày như sau:
“Nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, thường được biết đến qua bút hiệu Hoàng Hải và Điếu Cầy, sinh năm 1953, nguyên quán Hải Phòng, Hoàng Hải/Điếu Cày là một khuôn mặt can trường, nếu không nói là hàng đầu trong giới blogger và nhà báo tự do trong nước. Ông thành lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, quy tụ các cây bút tình nguyện viết về thực trạng xã hội Việt Nam hiện tại và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân và lên tiếng tranh đấu cho họ, những người bị thiệt hại do chính sách trưng dụng đất đai, nhà cửa và đối xử bất công của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam.


Ông thành lập hai trang mạng: một mang tên "Dân Báo", đăng tải phóng sự và bài viết do những thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do thực hiện; và mạng thứ hai mang tên "Điếu Cày", ghi lại những suy nghĩ cá nhân về thực trạng xã hội Việt Nam hiện tại và sưu tập những bài viết đáng chú ý về Việt Nam. Ngoài ra ông đã tham gia các cuộc biểu tình tuần hành lên án chính sách ngoại giao gây hấn của Trung Cộng ở Hoàng Sa và Trường Sa vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008.
Sau các cuộc biểu tình chống Trung Cộng, bộ máy công an liên tục quấy nhiễu ông, bằng cách triệu tập đến đồn công an làm việc, bất chấp giờ giấc sinh hoạt bình thường của một công dân tự do, hòng tạo áp lực và khủng bố tinh thần để ông, buộc ông chấm dứt các hoạt động xã hội và đấu tranh của mình. Ông bị bắt ngày 19/4/2008 và bị đưa ra tòa về tội danh ngụy tạo "trốn thuế". Ông bị tuyên án 2 năm rưỡi tù giam vào ngày 10-9-2008. Nhiều cơ quan nhân quyền quốc tế và Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã lên tiếng phản đối, nhất là Hội Nhà Báo Không Biên Giới đã đòi Hà Nội phải trả tự do cho Ông.”
Trong bài trên mạng Dân Làm Báo, nhan đề “Người tự viết bản án của mình,” nhà báo tự do Vũ Đông Hà đã viết về khởi thủy hoạt động của anh Điếu Cày, và rồi ảnh hưởng như triều dâng sau này, trích:
“...Bản án của anh đã được anh tự viết bằng trái tim, trí óc và hành động để cuối cùng nó có được một cái tên, một tội danh: Yêu Nước.
Bản án tự viết bắt đầu tại địa đầu của tổ quốc khi anh đứng nhìn dòng thác Bản Giốc đã không còn là máu thịt của tổ tiên. Người cựu chiến binh Nguyễn Văn Hải đã từng dâng hiến tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ sự toàn vẹn của tổ quốc quay về và trở thành Blogger Điếu Cày. Nơi anh ở nhiều con chim líu lo ghé đậu cùng anh hát khúc tự do. Trong tự do xác định thái độ sống của mình, anh và các bạn đã cất tiếng, đã bước xuống đường và tự viết bản án cho những người tù yêu nước trong tương lai.
Cách đây hơn 3 năm, vào ngày 16 tháng 12 năm 2007 anh Điếu Cày đã hòa nhập cùng hàng ngàn thanh niên sinh viên xuống đường bày tỏ lòng yêu nước và đồng thanh lên tiếng xác nhận chủ quyền lãnh hải lãnh thổ của cha ông...
... Sau ngày anh bị bắt, một thành viên trẻ, tuổi mới ngoài 20 tâm sự: “thật ra em cũng nhát, nhưng bác Điếu đã làm cho em can đảm bằng chính hành động dứt khoát, chơi tới bến của bác ấy. Em follow the leader”. Anh đã trở thành người anh cả của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Anh trở thành một trong những biểu tượng của blogger Việt Nam. Và anh Điếu Cày quý mến, đứa em nhút nhát của anh hôm nào, bây giờ đang là một blogger chơi tới bến, đang cùng với nhiều bằng hữu ngày đêm miệt mài phát triển phong trào Dân Báo...
...Một blogger vào tù hàng ngàn blogger khác tiếp nối. Một trang blog bị đánh sập hàng trăm trang blog khác mọc lên. Cư dân mạng đã nói thế. Đúng như vậy, công an có thể tước đoạt tự do của anh Điếu Cày nhưng đã không làm tắt ngọn lửa tự do thông tin của blogger Việt Nam. Chỉ nhìn vào 1,2 năm qua cũng đủ thấy...
...Ngày hôm nay anh Điếu Cày đã bị giam giữ trái phép 9 tháng sau khi anh đã mãn hạn tù. Hôm nay lại có tin anh bị mất một cánh tay. Tin dữ chỉ mong là tin không thật, không có. Không thể nào được!!! 
Bác Điếu ơi, nhớ lắm nụ cười hiền nhưng đầy tự tin của bác. Nhớ lắm những ngày bác cùng anh em ngạo nghễ phản đối Bắc triều. Bác đang ở trong tù, thể xác bác có thể bị đọa đày, hủy diệt, nhưng tinh thần của bác chắc chắn vẫn nguyên vẹn. Vì bác là bác Điếu!. Ở ngoài này, trong cái nhà tù lớn, cả nước đang bừng bừng uất hận vì họa xâm lăng leo thang, vì lòng yêu nước bị đạp vào mặt. Những tuần qua, con đường mang tên Yêu Nước đang réo gọi người người xuống đường. Những ngày qua, vẫn còn đó và luôn còn đó những gót chân của lớp lớp người tiếp tục tiến bước, cho dù họ có phải vừa đi vừa phải tự viết cho mình một bản án như anh đã tự viết năm nào: bản án dành cho những công dân Việt Nam yêu nước.
Viết lại trong ngày nhận được tin về anh.
Vũ Đông Hà (danlambao)
danlambaovn.blogspot.com”
Tôi không tìm được lời nào để ngợi ca anh Điếu Cày, người đã mở đường cho các nhà báo tự do trong nước. Những gì tôi đọc về anh, và những hình ảnh về anh mà tôi gặp lại trên Internet luôn luôn làm tôi xúc động. Và khi được tin anh “bị mất tay,” tôi không ngăn được nước mắt.
Lời cuối nơi đây tôi xin phép gửi tới Mạng Lưới Nhân Quyền VN, rằng tôi xin trang trọng đề cử anh Điếu Cày cho Giải Nhân Quyền VN 2011. Và nếu được như thế, anh Điếu Cày sẽ là người duy nhất được hai lần trao Giải Nhân Quyền, năm 2008 và năm 2011.
Tôi không biết chính xác thủ tục đề cử ra sao, nhưng tin rằng tất cả các thủ tục đều nhằm phục vụ cho cuộc chiến vì nhân quyền và tự do tại VN, và do vậy sẽ không có gì sai phạm khi trao giải này hai lần cho một người. Hãy cho thế giới thêm một cơ hội đọc về cuộc đời anh Điếu Cày, rằng có một người như thế xứng đáng được vinh danh hai lần chỉ trong vòng vài năm.
Các nhà dân chủ đang thay đổi lịch sử đất nước. Anh Điếu Cày là một trong những người như thế, và hình ảnh anh Điếu Cày không sẽ chỉ lưu trên Internet, nhưng sẽ vẫn còn khắc sâu trong lịch sử quê nhà, trong những ngày chúng ta chưa trở thành một Tây Tạng thứ nhì.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.