Hôm nay,  

Từ Afghanistan Đến Mỹ

21/07/201100:00:00(Xem: 6831)

Từ Afghanistan Đến Mỹ

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Tổng Thống Barack Obama đã dự liệu chương trình rút quân bộ chiến Mỹ ra khỏi Afghanistan, nhưng đó không phải là rút hết quân ngay tức khắc mà chỉ rút từ từ từng giai đoạn. Sau đó Mỹ và đồng minh NATO vẫn để lại những sĩ quan và lính để làm huấn luyện viên cho quân đội Afghanistan như Mỹ đã làm ở Iraq. Việc rút quân khỏi Afghanistan là việc nên làm, vì chiến phí ở nuớc này đã lên quá cao khiến từ từ thời TT Bush cho đến nay, hàng tỷ đô-la đã chi cho cuộc chiến này. Như vậy rút quân là việc nên làm.
Chúng tôi nghĩ đây cũng chỉ là một khía cạnh của chiến lược chiến thuật mới của TT Obama, không phải chỉ áp dụng cho cuộc chiến ở Afghanistan mà cả cho toàn thế giới, trong thời chiến cũng như trong thời bình. Đây cũng là tiêu biểu cho một nguyên tắc chung cho các dân tộc khác. Đó là nguyên tắc "dân tộc tự quyết". Một dân tộc phải có tinh thần tự quyết, nếu yếu có thể nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài để thực hiện nguyên tắc này, nhưng nếu cứ trông cậy ở sức mạnh của nước lớn, muốn nuớc lớn đến hy sinh chết giùm cho họ, đó chỉ là ảo tuởng.
Trước hết hãy nhìn qua tình hình Afghanistan. Đại tướng Petraeus đã trao quyền Tư lệnh quân đội Mỹ và NATO cho đại tuớng John Allen chỉ huy cuộc chiến tranh ở Afghanistan từ nay cho tới cuối năm 2014, hạn này cũng là hạn sớm nhất. Tướng Allen nói: "Những ngày truớc mắt là những ngày rất gay go. Ngày đầu tiên Allen tựu chức đã có 3 quân nhân NATO vì bị bom bọn khủng bố tự tạo bằng tay ở miền Đông Afghanistan trong khi một quân nữa cũng chết vì một biến cố miền Nam. Ở những nơi khác ngay tại thủ đô Kabul, các giới chức chính quyền Afgha tụ họp để tưởng niệm một nhân vật chính trị có thế mạnh đứng hàng thứ hai ở nước này, đã bị ám sát chết hơn một tuần trưóc ngay tại nhà riêng. Đó là chính trị gia Jan Mohammed Khan, cựu Thống đốc một tỉnh ở miền Nam và cũng là một đồng minh thân cận của Tổng Thống Karzai. Để vào được tòa nhà, hai tên khủng bố Taliban tự xưng là người thuộc bộ tộc của ông Khan, để yêu cầu ông giúp đỡ 60 đô la Mỹ. Nhưng khi hội kiến với Khan, chúng nổ súng liền. Ngay sau lúc đó hai kẻ khủng bố đã bị lính hộ vệ ông Khan tiến đến, hai tên nổ súng bắn trả, nhưng Cảnh sát đã gài bom cho nổ tung căn phòng, nên hai tên khủng bố đã chết cháy.

Tuần truớc bọn Taliban cũng đã lên tiếng nhận trách nhiệm ám sát người anh em cùng cha khác mẹ với TT Karzai là Ahmed Karzai, bị một người cùng làm việc bắn chết. Ahmed Karzai là người có nhiều thế lực đứng sau Kazai.
Bây giờ cũng nên nhìn lại tình hình nước Mỹ. Từ lâu chúng ta đã thấy Mỹ bị thâm thủng ngân sách rất nặng, có thể nói từ ngày 911, tức là từ khi khủng bố al- Qaida của bin Laden đánh vào thành phố New York, để rồi sau đó TT Bush mở cuộc chiến tranh đánh vào Iraq và cả Afghanistan. Tình trạng ngân sách thâm thủng đó kéo dài, cho đến nay ngày càng nặng. Cố nhiên chúng ta đều hiểu "thâm thủng" chỉ là từ ngữ của kế toán, nó không phải có nghĩa là Mỹ đã hết tiền xài.
Dân Mỹ cũng như những công dân gốc ngoại kiều vẫn có đô-la để xài. Có chăng chỉ là trị giá đô la so với các ngoại tệ khác có thể đã yếu đi. Bởi thế một ông Tổng Thống đuơng quyền và chính phủ của ông vẫn có thể lấy đồng đô-la ra chi vào những dịch vụ cần thiết, kể cả chiến phí cho quân đội. Người ta gọi đó là chính quyền đã "nợ quốc gia". Chính tại đây đã diễn ra một cuộc tranh chấp rất qay go giữa hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ. Tại sao vậy" Lý do dễ hiểu là qua năm tới 2012 lằ năm bầu cử lại Tổng Thống và Quốc hội Mỹ.
Đảng Cộng Hòa hiện nắm đa số tại Hạ viện, còn tại Thượng viện Dân chủ chỉ có một đa số mỏng manh vài phiếu. Đảng Cộng Hòa có nhiều thành phần khác nhau, hiện đã có vài nhân vật hăm sẽ bỏ phiếu giảm chi của chính phủ Obama hoặc vạch ra một cái trần như trần nhà, ngân sách chi nhiều đụng đến đây là hết.
Nhưng Obama đã lên tiếng hăm sẽ phủ quyết (veto) chuyện này. Giữa tuần này theo nguồn tin AP, trừ phi đảng Cộng Hòa nâng cao "cái trần nhà nợ" lên tới 14.3 ngàn tỷ đô-la, bộ Tài chính sẽ không thể trả nổi những chi tiêu của chính phủ bắt đầu từ ngày 3 tháng 8 sắp tới.
Mặt khác theo sự thăm dò của CBS, 46% nói cần phải nâng cao thêm cái "trần nợ", gần một nửa nói không nên nâng cao, 2/3 dân Mỹ muốn có sự thỏa hiệp để không tăng chi và cũng không tăng thuế, 43% hoan nghênh sự thương luợng của Tổng Thống, 21% chấp nhấp nhận các nhân vật Cộng Hoà trong Quốc Hội.
Riêng tôi chỉ ước mơ làm sao các nhà chính trị nghĩ đến quyền lợi chung của đất nước nhiều hơn nghĩ đến tư lợi của đảng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.