Hôm nay,  

Cuba 39 Năm Vịnh Con Heo, Dân Nghèo Tệ Hại

17/04/200000:00:00(Xem: 5729)
Ngày 18-4-2000 kỉ niệm 39 năm biến cố Vịnh Con Heo, hỏa tiễn Nga đặt ơ Cuba hướng vào Hoa Kỳ phải rút đi. Vụ Elian Gonzalez, đứa bé 6 tuổi, theo mẹ vượt biên tới Cuba, kéo dài trên 4 tháng rưỡi. Người mẹ và các thuyền nhân cùng ghe đã chết trên hành trình bỏ nước ra đi vì thiếu tự do, và cuộc sống khốn khó vô tận. Gần 5 tháng qua, biểu tình chống Mỹ diễn ra hàng ngày, hàng tuần ở Cuba. Và thật là khôi hài: các nhà quan sát nhận thấy vụ tranh giành cậu nhỏ Elian dường như đã đem Cuba và Hoa Kỳ lại gần nhau hơn.

Đằng sau những tấm bình phong ấy, người dân Cuba vô cùng hiếu khách, và những quan hệ không chính thức giữa Hoa Kỳ và Cuba đang phát triển…

Trên thực tế, sau ngày ông râu rậm Castro cầm quyền, và từ ngày Washington đoạn giao với Havana năm 1961, Cuba và Hoa Kỳ đã xáp lại gần nhau hơn nhiều. Thực tế đó có thể đo đếm bằng những con số: số doanh gia thăm Cuba trong năm nay được ước tính là 3000 người, tăng 2 lần rưỡi so với 5 năm trước.

Từ Tháng 8-99, đã có đường bay thẳng từ New York, Los Angeles tới Havana (trước đó chỉ có đường bay xuất phát từ Miami, Florida). Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ minh xác rằng điều này không có nghĩa là một yếu tố trong tiến trình nới lỏng các quan hệ Mỹ Cuba, mà nhằm tạo điều kiện cho nhân dân hai nước tiếp xúc với nhau nhiều hơn mà không làm lợi cho chế độ Castro. Người Mỹ muốn tìm hiểu Cuba, và du khách Mỹ được dân Cuba niềm nở đón tiếp.

Người Mỹ tới Cuba ngày càng nhiều: sinh viên du khảo tại những nơi đã có dấu chân phiêu lưu của văn hào Ernest Hemingway. Đội bóng chầy trường St Thomas của tiểu bang Minnesota mới đây sang đấu giao hữu với các cầu thủ sinh viên Havana. Giới yêu thích âm nhạc cũng muốn trao đổi với nhau sơ thích chung: Ban hợp xướng Milwaukee đã đưa nhạc công và nhạc khí tới Cuba trình diễn trong một chương trình trao đổi văn hóa. Mới đây, Tháng 1-2000, Hội Chợ Thương Mại Hoa Kỳ đầu tiên diễn ra ở Havana, gần 100 công ty tham gia, trong số này có các tên tuổi lớn như Procter & Gamble, Archer Daniels Midland…

Và sau đây và vài trích đoạn phóng sự kể lại một chuyến ngao du Cuba của ký giả Dave Eggers (tạp chí Time), mô tả tính hiếu khách của người Cuba:
Ra khỏi thủ đô Havana, cỏ dại vươn lên khỏi hai dải đường sắt của xe lửa, những ngôi nhà cũ kỹ bạc màu như màu của huyễn mơ, xen lẫn những cây dại rải rác đây đó. Chúng tôi bỏ lỡ một chỗ quẹo, hình như thế, đành phải ngừng lại hỏi thăm đường. Kè xe vào đậu bên một tiểu đảo (ngăn đôi hai hướng lưu thông của một con đường) có từ 8 đến 10 người đứng với giỏ đi chợ, có lẽ đang chờ xe bus. Hạ kính cửa, sẵn sàng một nụ cười cầu tài, chúng tôi hướng vẻ bối rối của kẻ lạc đường về phía một người da đen cao, mặc chiếc áo khoác bóng lưỡng nhãn hiệu Adidas. Anh ta gật đầu, và liền tiến đến gần. Thế rồi, trong nháy mắt, anh ta nghiễm nhiên mở của ngồi vào băng ghế sau, ngay bên cạnh người thông dịch viên. Thật tự nhiên. Chiếc xe có vẻ như quá chật đối với anh ta. Hai đầu gối anh ta trồi lên đến sát cằm trong chiếc Subaru nhỏ bé.

Và, anh ta bắt đầu lúng búng những lời chỉ đường. Đó là cảnh quen thấy ở Cuba ngày nay. Mọi người đón xe quá giang bên đường, vì nếu có xe bus, thì cũng phải 2 giờ mới có một chuyến. Quá giang phía sau một chiếc xe đạp cũng là tốt. Hỏi thăm, được biết anh chàng tên là Juan Carlos, một cầu thủ bóng rổ. Chỉ dẫn cho chúng tôi đi đây đó chán rồi, anh ta nằn nì hai chúng tôi ghé nhà. Chị vợ, cao hơn anh. Dễ chừng đến gần 7 feet, nhanh nhẩu chạy vào nhà trong, thay áo cầu thủ, cưới toe toét trước ống kính máy ảnh. Sáng hôm sau, tại một giao lộ cách Cuenfuegos chừng 10 dặm, chúng tôi ngừng xe tại nơi có gần 20 người tụ tập chờ đợi, đa số là những thiếu phụ, vài người mặc đồng phục. Chúng tôi cho 2 người quá giang. Lên sau là một phụ nữ cười hí hửng, vì vừa quá giang một xe khác chuyển qua. Mặc bộ đồng phục 2 màu đen trắng bó sát, gọn ghẽ, có dây lưng, xưng tên Maela, kể chuyện vừa từ một cuộc họp bạn trở về. Người kia là quân nhân, trầm lặng, trái ngược với Maela. Thế chỗ Maela là một phụ nữ mang bầu đã chờ quá giang xe từ 3 tiếng đồng hồ.

Nửa đường tới Trinidad, chúng tôi chứng kiến những cảnh tượng điển hình của đất nước Cuba: dưới đáy thung lũng nhỏ, con đường chẻ đôi cánh đồng đầy chân rạ, một chiếc quân xa màu xanh olive chạy ngược chiều chúng tôi, né tránh người nông dân đội chiếc nón rơm cưỡi ngựa, và bên trái chúng tôi, một phụ nữ còng lưng trên chiếc xe đạp. Chiếc quân xa chứng tỏ sự hiện diện của quân đội, nông dân cưỡi ngựa là xương sống của nông thôn Cuba, còn chiếc xe đạp là biểu tượng của tình nghĩa CS - Trung Quốc tặng gần một triệu chiếc cách đây vài thập niên. Còn chúng tôi, du khách, là nguồn đôla đổ vào nền kinh tế hạng nhì ngày càng phát triển (là tầng lớp đảng viên) không tới quần chúng.…

Ven thành phố Havana, khi trời đã bắt đầu ngả màu tím, sắp tối, chúng tôi cho quá giang cô Yuricema, tuổi chừng 20, nước da bánh mật, học luật và quản trị kinh doanh, trên đường từ trường về. Yuricema ngỏn ngoẻn nói rằng tiếng Anh của cô còn tệ lắm, nhưng cũng cứ nói. Nhưng, khi cô ta phát âm, giọng gần chuẩn, ít nhất qua những chữ cô ta đã học. Giọng California.
Hỏi: học Anh ngữ với ai, cô trả lời “Michael Bolton”. Chúng tôi ngớ người. Cô ta nói tiếp “Thật mà.. Tôi thích ông ta lắm”. Thật vậy sao, có bao giờ chàng nhạc sĩ này dạy Anh văn ở Cuba không nhỉ.. Không phải. Té ra cô ta nghe lầm chữ professor (giáo sư) thành ra preference (điều ưa thích hơn) trong câu hỏi của chúng tôi. Lại một phen cười vui cả làng. Chúng tôi hứa sẽ gửi tặng cô cuốn băng mới nhất của Michael Bolton.. Xuống xe, cố ta nói với theo “Đừng quên tôi. Tôi không bao giờ quên các bạn”.

Nhìn chung, những người Cuba quen biết tình cờ trên đường ngoài nhận xét rằng đời sống dân Cuba ngày càng thấp, ai ai cũng niềm nở hẹn du khách Mỹ một ngày tái ngộ. Chúng tôi còn nhớ: Chàng cầu thủ bóng rổ có vợ huấn luyện đội bóng rổ quốc gia kèo nài, khi nào trở lại, hãy đến, cho mượn nhà không lấy tiền. Anh nói “Hai đứa chúng tôi xuống dưới dốc, ở nhờ nhà chị vợ mấy ngày. Dễ thôi”.

Không hiểu có phải ông Castro năm nay bị sao Quả Tạ chiếu mạng. Washington không nhân vụ Elian để xỉ vả chế độ Castro ở Cuba, mà luôn luôn nói rằng vấn đề Elian phải được giải quyết theo luật pháp, không chính trị hóa, không ai có thẩm quyền về quyền giám hộ hơn la cha đẻ của cậu bé. Cộng đồng di dân Cuba được thuyết phục, ý kiến của họ được lắng nghe và tôn trọng.. Tuy thế, ông Castro và chính quyền của ông bị đòn nặng: dân Cuba ở Miami trong khi tìm cách giữ cậu bé Elian ở lại Hoa Kỳ, đã không tiếc lời chửi rủa chế độ Havana, một trong 4 chính quyền CS sau cùng trên địa cầu, và so sánh ông râu xồm với nhà độc tài Saddam Husssein. Hình nộm của ông bị đánh. Đau thật - không khác chính quyền CS Hà Nội đầu Tháng 3 bị bêu riếu vì cuộc triển lãnh tranh Hồ Chí Minh ở Oakland (Bắc California), hình nộm ông Hồ bị lôi và bị đánh tơi tả trên mặt đường.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.