Hôm nay,  

Bài Dự Thi “người Việt Trên Đất Úc” - Một Chuyến Đi

23/06/200000:00:00(Xem: 6668)
Lời Giới Thiệu: Tuần qua, Sàigòn Times đã nhận được bài dự thi của một số qúy độc giả có tên sau đây: Bà Kim Châu (Homebush West NSW), Ông Nguyễn Kim Biên (Bankstown NSW), Cô Ngô Thị Lệ Ánh (Canley Vale NSW), Ông Trần Như Khởi (Noble Park VIC), Ông Vũ Đức Hoa (Lidcombe NSW). Sử hưởng ứng của qúy độc giả đối với cuộc thi viết về đề tài “Người Việt trên đất Úc” quả thực đã là niềm khích lệ vôi cùng lớn lao đối với anh chị em trong tòa soạn. Toàn ban biên tập và trị sự Sàigòn Times xin chân thành cảm ơn qúy vị, và sau đây xin trân trọng giới thiệu tâm sự của bà Kim Châu, một phụ nữ đến Úc trong một hoàn cảnh đặc biệt, khác hẳn phần đông những người tỵ nạn Việt Nam tại Úc. Mặc dù chỉ có mặt trên đất Úc trong thời gian ngắn ngủi không đầy nửa năm trời, bà Kim Châu đã nhanh chóng hội nhập vào các sinh hoạt của xã hội Úc, cũng như các sinh hoạt của cộng đồng người Việt tỵ nạn. Bài viết của bà sau đây sẽ cho qúy độc giả thấy được những khía cạnh tưởng là tầm thường trong cuộc sống của người Úc gốc Việt chúng ta, không ngờ lại trở thành những đường nét đặc biệt, qúy giá vô cùng trong con mắt của một người Việt mới chân ướt chân ráo đến Úc…

***

MỘT CHUYẾN ĐI
Kim Châu

Con chim đại bàng 777 đã đưa tôi đến Úc vào đầu tháng 1/2000. Trái với Việt Nam, lúc này Úc đã vào hè, nói là hè chứ thời tiết Úc thật là dịu mát, buổi sáng và chiều tối phải khoác thêm áo len, thỉnh thoảng có những luồng gió lạnh đủ khiến cho ta kéo hai vạt áo xích lại gần nhau, cái lạnh dịu dàng và dễ chịu làm tôi liên tưởng đến Đà Lạt của Việt Nam ta.

Sau khi xếp dọn hành lý và chỉnh trang mặt mũi hơi bơ phờ vì qua mười giờ dài ngồi trên phi cơ. Nơi đầu tiên các con tôi đưa đến là nhà hàng Wan Fu, một tiệm ăn Trung Hoa nổi tiếng, Chúng tôi dùng breakfast thông thường mà người Hoa gọi là “dim sim”, món ăn được đựng trong các khay nhỏ bằng tre, phục vụ viên mang tới tận bàn cho khách chọn, ai thích ăn gì chọn nấy, riêng tôi vì không biết nói tiếng Hoa nên thích gì chỉ nấy. Có đủ các thứ: Bánh bao, há cảo, xíu mại, khoai môn, bột nếp... Cách trình bày và nấu nướng hệt như các nhà hàng New World, Ommi, Jeepao ở Sài Gòn, và thức uống chính đi kèm vẫn là trà hoa cúc.

Sau khi trấn an bao tử xong, chúng tôi chậm rãi quay về, các con tôi cố tình đi thật chậm để tôi có dịp quan sát quang cảnh nước Úc.

Nhà cửa ở đây phần nhiều được xây dựng theo một lối kiến trúc gần giống nhau, nhà trệt, tường gạch đỏ không tô, mái ngói, trước và sau đều có sân rộng, thảm cỏ, cây cao bóng mát, hoa trổ đủ màu trông thật nên thơ.

Đường xá rất tốt và rộng rãi, nên sự đi lại thật dễ dàng, hai bên đường xe đậu thoải mái, tôi liên tưởng đến nạn kẹt xe ở Thái Lan, Hồng Kông hay Sài Gòn của chúng ta mà rùng mình. Xe chạy theo lề trái như Ăng Lê, người dân Úc chấp hành luật giao thông rất nghiêm chỉnh, cảnh sát phạt vi phạm rất cao, hai bên đường các bảng hướng dẫn thật rõ ràng, suốt ngày tôi chỉ gặp một mô tô duy nhất, còn xe đạp chỉ có trẻ con chạy trong những con đường nhỏ dành riêng, đầu phải đội mũ an toàn.

Buổi tối chúng tôi đến Wests, một Club chính hiệu Úc châu, vừa là nhà hàng, vừa là nơi chơi trò đen đỏ với máy. Khách có thể tự chọn phần ăn, một ticket gồm 3 món chính là cá, hoặc thịt, kèm theo soup, rau, bánh ngọt, cà phê, trà tùy thích. Sau khi ăn xong, tôi đến máy để thử thời vận, thật là may mắn, bỏ vào 5 đô la, cuối cùng qua nhiều cái bấm tôi được hai mươi đô.

Chúng tôi trở về nhà, sau một ngày mệt mỏi vì hành trình xa và đi lại hơi nhiều, tôi đã làm một giấc thẳng thừng, không mộng mị.

Tôi là một du khách, cái ước mơ được đặt chân lên nước Úc của tôi hôm nay đã thành hiện thực. Như phần đông người Việt Nam sau ngày 30.4.75, tôi đã nhiều lần tham dự những chuyến vượt biển tìm tự do, nhưng tôi không được may mắn như bạn bè và một số thân nhân tôi. Số phận không tốt đẹp đã khiến tôi phải ở lại Việt Nam, tôi vẫn tiếp tục tìm đủ mọi cách để được trở thành một người công dân trong một nước tự do. Cho đến cái ngày mà Helsinky ký kết, niềm ước mơ của tôi tan thành mây khói.

Khi con gái tôi học xong đại học và làm việc cho một công ty hóa chất tại Sài Gòn. Qua công việc của công ty, con gái tôi gặp Thomas, con rể hiện giờ của tôi, là một chuyên viên computer tại Úc, được công ty biệt phái đến VN làm việc. Tình yêu đến với cả hai, và qua ba năm tìm hiểu nhau, hôn lễ được cử hành thật linh đình, có sự hiện diện của tất cả thân nhân, bạn bè con rể tôi từ các nước đến dự cùng chia vui với hai gia đình chúng tôi.

Sau một năm chờ đợi thủ tục, con gái tôi đã ra đi sum họp với chồng cách đây hai năm. Hiện Trang, con gái tôi đang theo môn kiến trúc tại một trường đại học ở Sydney.

Tôi nhận được giấy bảo lãnh du lịch thăm thân nhân của con tôi, vì sắp sanh cháu đầu tiên, tôi vội vã đến Lãnh Sự Úc tại Sài Gòn nộp đơn làm thủ tục xuất cảnh. Thật là nhanh chóng, chỉ khoảng 10 ngày là tôi nhận được visa.

Vài hôm sau khi tôi tới Úc, con gái tôi chuyển bụng, sau chín tháng mười ngày mang nặng, hôm nay cháu tôi đòi được quyền hiện diện với đời. Tôi cùng Thomas, đưa cháu đến bệnh viện, chúng tôi vào thẳng phòng sanh, sau khi khám qua, cô y tá cho biết khoảng 4 tiếng sau cháu sẽ chuyển dạ.

Tại Úc, lần đầu tiên tôi được chứng kiến giờ phút thiêng liêng của con người khi mở mắt chào đời. Mặc dầu đã bốn lần sanh, nhưng tôi chưa thật sự chưa biết cảnh con người khi lọt ra khỏi lòng mẹ như thế nào, và nỗi đau đớn hiện ra nét mặt người mẹ khi banh da xẻ thịt để làm tròn chức năng thiêng liêng mà trời phú cho người đàn bà là duy trì nòi giống.

Nhìn con tôi đau đớn, tôi gần như tê dại, chỉ biết khấn nguyện, cầu ơn trên che chở, được mẹ tròn con vuông, lúc ấy con người thực sự chỉ biết dựa vào đức tin và cầu nguyện.

Khi chiếc đầu nhỏ bé hiện ra và tiếng oa oa vang lên, tôi không giấu được tiếng thở phào nhẹ nhõm. Thế là trong một phút, trên trái đất này có nhiều sự thay đổi, con tôi được làm mẹ, con rể tôi được làm bố, còn tôi lên chức bà ngoại. Đồng thời dân số Úc cũng như trên thế giới tăng thêm một người.

Tại Úc, sanh đẻ hoàn toàn do chính phủ đài thọ, người dân không phải chịu một phí khoản nào từ lúc đặt chân đến bệnh viện cho đến khi ra về, kể cả tã lót, khăn lông, napies), giấy tissue và áo cho cháu bé trong suốt thời gian nằm viện. Riêng con tôi, vì có mang lần đầu tiên, nên chồng cháu cẩn thận, yêu cầu một bác sĩ riêng theo dõi từ lúc vợ mang thai cho đến khi vào phòng sanh, nên phải trả một khoản tiền không nhỏ.

Thông thường, chẳng những không tốn tiền viện phí mà khi vừa sanh xong, bệnh viện phát cho mỗi sản phụ một quyển Claim for để điền tên tuổi vào, vài tuần sau cháu được lãnh $750 đô la trợ cấp sanh đẻ (Maternity Allowance) cứ hai tuần kể từ khi cháu bé chào đời được lãnh $25 đôla (family Allowance) cho đến khi 18 tuổi và sẽ tăng gấp đôi đến 24 tuổi nếu cháu vẫn đi học mà mức lương của cha mẹ thấp, trường hợp mà cha mẹ bận đi làm, gửi cháu vào Childcare thì chánh phủ sẽ trả lại một phần tùy theo mức lương, nếu lương cao thì trả ít, lương thấp thì cho nhiều, nếu người mẹ không đi làm, phải trông nom cháu bé, sẽ được hưởng một phần thuế lương bổng. Thật là một thiên đường cho sản phụ và trẻ con.

Tôi chỉ được phép ở với cháu đến 7 giờ chiều, vì luật nhà thương không cho phép ở lại đêm, kể cả chồng. Sáng hôm sau, tôi cùng chồng cháu vào bệnh viện để trông nom, đỡ đần cho cháu. Qua lần “vượt biển mồ côi một mình” con gái tôi đang dần dần hồi phục sức khỏe, ăn uống ngon lành. Tại đây, chế độ ăn uống cho sản phụ rất thoải mái, một phần ăn gồm: Thịt heo hoặc cừu, bò, gà nấu với các thứ rau, do chính sản phụ yêu cầu theo thực đơn của bệnh viện, cùng bánh mì beure, mứt, sữa tươi, bánh ngọt, trái cây tươi đủ loại. Với sự ăn uống đầy đủ như vậy cho nên sản phụ có rất nhiều sữa cho con bú. Nhìn con gái tôi vừa ru con vừa cho bú một vài ý thơ lại hiện ra, tôi vội vàng ghi lại:

Đầu thế kỷ chào đời rộn rã,
Trời Sydney êm ả mây trôi,
Quấn mình êm ấm trong nôi,
Như con nhộng nhỏ, cuộc đời đẹp sao.
Bên cạnh con thì thào nhè nhẹ,
Giọng thân thương cha, mẹ, ông, bà,
Giật mình chợt tỉnh khóc òa,
Đây giòng sữa mẹ chan hòa yêu thương
Ngủ đi con, giấc bình thường,
Da vàng, máu đỏ, quê hương tuyệt vời.
Đường về thăm thẳm xa xôi,
Có con diều nhỏ nổi trôi dật dờ
Diều ơi! Chở mấy vần thơ,
Xa quê lòng mãi thẫn thờ nhớ quê.
Dặm ngàn lối cũ tìm về,
Mẹ con, chồng vợ, cận kề quê xưa...

Năm ngày sau khi sanh, con tôi xuất viện, gia đình chồng cháu và tôi đến đón cháu về, theo luật Úc, khi rước cháu bé ra viện, bắt buộc phải dùng chiếc nôi nhỏ đặc biệt có seat belt để khi đặt trên xe hơi cháu thật an toàn. Thế là ngoài đồ vật lỉnh kỉnh lại có thêm một chiếc nôi xinh xắn, như để báo hiệu cho mọi người biết, một nhân vật mới đã hội nhập vào đời.

Sau khi sanh được hai tháng, con tôi nhận giấy báo của nhà trường gửi đến cho biết số điểm mà Trang đạt được trong các môn thi khá cao, và thông báo ngày nhập học sắp tới.

Trang bàn với tôi suốt buổi, nửa muốn ở nhà trông con, nửa muốn nhập học, Trang tâm sự với tôi thật nhiều, thời gian không làm Trang bận tâm, nhưng nếu để trễ khóa trong khi bạn bè và thầy cô cũ đều lên lớp mới cả, năm sau, vì ở lại Trang phải tìm những người bạn của niên học mới thật khó khăn vì chưa ai biết và hiểu mình, nhất là một sinh viên Á châu như Trang, tiếng nói chưa rành lắm, năm rồi nói phải mất 6 tháng Trang mới có bạn vì lúc đầu chưa ai biết ai, đến khi bài Trang được điểm cao, được các giáo sư khen ngợi và đưa lên làm bài mẫu, lúc ấy bạn bè mới tìm đến và kết thân nhau.

Thứ hai là bé Jacinda còn quá nhỏ, nếu gửi Childcare thì tội nghiệp.
Cuối cùng tôi phải quyết định giùm Trang bằng cách ở lại thêm 3 tháng để trông nom bé Jacinda cho Trang yên tâm học hành, dầu tôi rất nhớ nhà, và biết trước rằng sẽ hơi cực, nhưng tình mẹ thương con đã thắng. Tôi hy vọng tương lai của Trang sẽ tốt đẹp.

Thế là sau khi thông báo cho Tom hay quyết định đi học sớm của mình, Trang liên lạc với trường và ghi danh niên học mới. Trang học thật siêng, một căn phòng dưới store room được sửa sang làm phòng học. Chiếc bàn đặc biệt của ngành kiến trúc chễm chệ, cả ngày Trang loanh quanh vẽ và làm bài, những lúc bé Jacinda khát sữa, tôi bế bé đến cho bú mẹ, nhìn con tôi vừa cho con bú vừa làm bài vừa ru con nhè nhẹ, tự dưng một cảm xúc đến với tôi. Vội ghi lại:

Lời mẹ ru
Con ơi! Hãy ngủ cho say,
Mẹ còn bài vở, miệt mài chưa xong.
Thời gian, con nước xuôi giòng,
Nước trôi, trôi mãi đừng mong quay về.
Ngày thi sắp sửa cận kề,
Lại còn nhiều nỗi bộn bề lo toan.
Con đường học vấn thênh thang,
Giúp ta cất bước hiên ngang vào đời.
Chân đạp đất, đầu đội trời,
Sống cho đáng sống, con người thế gian.
Con giòng cháu giống rỡ ràng.
Mang giòng máu đỏ da vàng anh minh.
Con ơi! Hãy ngủ yên bình
Ngọt ngào sữa mẹ, đượm tình yêu thương.
Dẫu cho khốn khó trăm đường,
Cố gắng mấy cũng đến trường học chăm.
Trăng khuyết rồi trăng lại rằm,
Ngày qua tháng lại phận tằm nhả tơ.
Bây giờ con: Đứa trẻ thơ,
Còn trong lứa tuổi dại khờ biết chi.
Con ơi! Con hãy ngủ đi,
Mẹ mong mang lại chút gì cho con.

Tôi chấp tay vái tạ đấng linh thiêng đã giúp đỡ và đưa đẩy con cùng cháu ngoại tôi trở thành những người dân của đất nước tự do, tôi cũng ước mong con tôi sẽ cố gắng học thật giỏi, để trở thành một công dân có ích, góp phần xây dựng xã hội.
Đối với tôi, hiện giờ con cái hạnh phúc là nguyện vọng tha thiết nhất, trong tương lai, nếu không gì trở ngại, tôi hy vọng sẽ được định cư tại Úc để xum họp với con và cháu một ngày thật gần.

Kim Châu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.