Hôm nay,  

Clinton Song Thủ Hổ Bác Ở Vn: Vuốt Bảo Thủ, Giúp Cấp Tiến

23/11/200000:00:00(Xem: 4413)
HANOI (KL) – Bài viết của Nayan Chanda, FREER tại Hanoi :

Trước đây 30 năm, nhà lãnh tụ Hồ Chí Minh có nói, nhân dân VN sẽ trải thảm đỏ và rắc hoa để tiễn chân quân đội Hoa kỳ rời khỏi Việt Nam. Nhưng sau khi chiến tranh đã chấm dứt, nhân dân VN không ngần ngại để hợp tác với nhân dân Hoa kỳ, bởi vì Hoa kỳ có kỹ thuật tiền tiến.

Nhưng khi Bill Clinton tới Hanoi vào ngày 16 Tháng Mười Một, ông trở thành vị tổng thống đầu tiên của Hoa kỳ tới viếng thăm một nước Việt Nam thống nhất, có những cái bắt tay cứng ngắc hơn là sự ôm trầm lấy nhau nồng nhiệt như đã mong mỏi – bởi vì những sự nghi ngờ còn sót lại trong giới bảøo thủ già của Hanoi về các động lực thúc đẩy Hoa kỳ. Clinton phải đấu dịu với giới bảo thủ già trong bốn ngày công du cũng như ló mặt ra trước thế hệ trẻ mạnh của Việt Nam sau chiến tranh và tìm lấy một sự bắt đầu từ mới.

Sau sự hoan nghênh công khai, hai thế lực cũng đã làm việc để thu hẹp lại kẽ hở giữa một nước phồn thịnh là đế quôc Mỹ và Việt Nam chạy theo cộng sản, cả hai đang tìm đễ sống trong một thế giới có tự do kinh doanh làm chủ. Mặc dầu thiếu sự nồng nhiệt công khai, một nền kinh tế thị trường đang phát triển và mở ra dần dần cho thế giới. Thêm vào đó, quyền lợi quốc gia và những thay đổi trên địa hình an ninh của Á châu đã cho phép Việt Nam trường kỳ sáp gần với Hoa kỳ theo chiến lược.

Trong những ngày sắp hết của nhiệm kỳ tổng thống, Clinton có chủ đích rõ ràng đối với Việt Nam. Trước khi rời Washington, Clinton đã nói với quốc gia này : “ Tôi sẽ nhấn mạnh về sự tiến triển đáng ghi nhớ này, chúng tôi đã dàn xếp với Việt Nam để mang những người Hoa kỳ từng tham chiến theo hạch toán còn thiếu sót để đưa về Hoa kỳ, tôi sẽ tìm để mở ra trang mới về quan hệ của chúng ta với nhân dân Việt Nam, khuyến khích để nuớc họ mở cửa rộng cho thế giới.”

Một giới chức Việt Nam đã nói thẳng hơn, có lẽ phản ảnh những người cầm đầu già bảo thủ đang xem xét kỹ lưỡng như thế nào về từng lời nói của tổng thống Hoa kỳ đã được thảo ra kỹ càng với những cử chỉ có chỗ nào hời hợt : “ Công tác của Clinton trong cuộc viếng thăm lịch sử này là đễ tạo ra một ấn tuợng tốt.”

Nhưng những niềm hy vọng của đa số người trong thế hệ sau chiến tranh, chiếm một nửa dân số có 76 triêu người của toàn nước, sẽ gối lên sự nồng nhiệt của Clinton, những cử chỉ bình dân và quyến rũ có tính cách hòa giải, thái độ và các cử chỉ này giúp để tẩy đi các hình ảnh tiêu cực đang ám ảnh cả hai bên.

Lê Phúc Nguyên là phó chủ biên tập của tờ nhật báo Quân đội Nhân dân tại Hanoi, ông cho biết cuộc công du này sẽ là “một mốc trong việc bình thường hóa của hai quốc gia.”

Fred Brown là một học giả về Việt Nam tại trường Johns Hopkins của ngành học quốc tế cấp cao tại Washington, học giả này nói rõ : “ Cuộc viếng thăm này của tổng thống sẽ hàm ý có bàn tay của Hoa kỳ đặt vào, nếu như hiện trạng ở phía sau không được công nhận.”

Vốn là sinh viên từng chống lại cuộc chiến tranh Việt Nam và tránh né quân dịch, sự xuất hiện của Clinton ngay tại một khu dất có máy bay rớt đang được đào sới để tìm kiếm người trong số gần 1500 binh sĩ Hoa kỳ nằm trong danh sách mất tích sẽ gây súc động sâu xa nằm trong chuyến công du của Clinton. Clinton có thể cho thấy sự thành công của ông về việc bắt đầu giải quyết vết tích đau thương và cám ơn người Việt Nam về sự giúp đỡ này. Sự tiến hành tìm kiếm lính Hoa kỳ mất tích đã cho phép Hoa kỳ đi nước cờ hợp tác kinh tế và mậu dịch với Việt Nam nằm ngay trong trung tâm quan hệ của hai quốc gia. Clinton mong mỏi để sửa soạn địa bàn cho mậu dịch mới, cho việc trao đổi giáo dục, khoa học và kỹ thuật.

HOA KỲ ĐANG TÌM KIẾM CÁC SỰ THAY ĐỔI
Nhưng ngoài ra, Hoa kỳ không tạo bất cứ cốt lõi nào cho dục vọng như dùng mậu dịch để đẩy Việt Nam phải mở rộng hơn nữa và tiến tới dân chủ.Phụ tá an ninh quốc gia của Clinton là Sandy Berger, phụ tá này đã cho các ký giả biết : “ Chúng tôi muốn nhân dân Việt Nam nhìn thấy Mỹ ủng hộ việc phát triển kinh tế của Việt nam, trong khi khuyến khích những ai tại Việt nam có ý chí để giám mở cửa quốc gia về cả hai mặt, kinh tế và chính trị.”

Berger đã cho biết Việt Nam sẽ quyết định trong nội bộ hoặc là “duy trì sự cầm quyền với hệ thống kiểm soát và đóng cửa không cho thế giới bên ngoài vào, hay làm cho giầu có bằng cách nới lỏng các kiểm soát và gia nhập vào thế giới.” Nhưng phu tá đã cho biết, Clinton có thể và sẽ khuyến khích Việt Nam tiếp tục đổi mới, gia tăng sự tôn trọng nhân quyền và sự tự do tín ngưỡng.

Virginia Foote của Hội đồng Thương mại Việt-Mỹ tin rằng có một cảm giác đổi mới nữa, Việt Nam nghiêm chỉnh đổi mới kinh tế, theo như dựa vào việc ký kết thoả uớc mậu dịch lằn ranh giữa Washington và Hanoi hồi tháng bẩy. Điều mong mỏi này sẽ có hiệu lực vào năm tới. Foote đi kèm theo với một số 60 nhà quản trị kinh doanh của Hoa kỳ để kiểm tra triển vọng của Việt Nam trong lúc tổng thống Clinton đi thăm Hanoi và thành phố Hồ Chí Minh. Clinton đã bãi bỏ hình phạt cấm vận cho Việt Nam năm 1994 và thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995. Nhưng dự thay đổi cụ thể không đáng kể sau một loạt đổi mới đi theo kinh tế thị trường đã bị chết vào cuối năm 1990.

Mục tiêu quan trọng khác của Clinton là để nghe ngóng giới trẻ của Việt nam với hy vọng tiếp súc thẳng đưa ra ý kiến thay đổi. Bài diễn văn Clinton đọc tại Viện dại học Hanoi được trực tiếp truyền hình tại Việt nam, dây là lần đầu tiên cấp lãnh đạo cộng sản đã cho phép một người cầm đầu tới thăm gửi thông điệp cho toàn quốc.

Một giới chức cao cấp của Việt Nam cho biết Hanoi hiểu rõ Clinton sẽ nói vấn đề nhân quyền theo như Washington cho biết sẽ làm. Nhưng giới chức này cho biết thêm, động cơ này sẽ chỉ có lý đối với nội địa Hoa kỳ và cảnh giác : “ Nó là chuyện điên rồ nếu như nhìn thấy ông ta thuyết giảng nhân quyền ngay tại Hanoi, một vùng đông dân đã bị B-52 dội bom chỉ cách đây 28 năm.” Giới chức này cho biết, sự nồng nhiệt của Clinton có thể làm im miệng những ai trong số những người Việt Nam vẫn còn cảm thấy Hoa kỳ đã cho họ quá nhiều cay đắng.

Chuyện này lại không dễ dàng như thế. Một nguồn tin của Việt nam cho biết, Washington đã đề nghị Tham Mưu Trưởng của Liên quân Hoa kỳ đi theo tổng thống và xin gặp mặt các đối tác Việt Nam, trong đo có người hùng đã về hưu, tướng Võ Nguyên Giáp. Clinton cũng muốn ghé để gặp mặt. Nhưng Hanoi đã từ chối, cho biết cái tuồng như thế không thích hợp với văn hóa Việt nam. Clinton lại yêu cầu được lên diễn đàn tại Quốc hội, việc này cũng đã bị từ chối.

Nhưng khi cuộc viếng thăm diễn tiến, nhà nước đã xuống giọng gây hấn khoa trương chống đối các lý tưởng với thành kiến mưu mô của Tây phương tính lật đổ chímh quyền qua “diễn tiến hòa bình.” Được hỏi về sự thay đổi, Đào Duy Quát, phó chủ tịch của Hội đồng Tư tuởng và Văn hóa của Trung uơng đảng cho biết với niềm tin : “ Thế lực thù nghịch muốn biến Việt Nam đi theo chủ nghĩa tư bản. Nhưng chúng ta không sợ thế nào nó cũng phải xẩy ra.”

Trong khi đó Hanoi và đa số người Việt nam đói hỏi bồi thường với Clinton về sự đau khổ đã gây ra trong chiến tranh.

“ Hoa kỳ có trách nhiệm về tinh thần và đạo lý, Hoa kỳ phải đóng góp để giải quyết hậu quả của cuộc hiến tranh,” theo lời của phát ngôn viên Phan Thủy Thanh của bộ ngoại vụ.

Tại vùng ngoại ô của Hanoi, đại tá Nguyễn Khải Hùng, chủ tịch của làng “Tình thương”, nơi chữa trị các nạn nhân của chất khai quang mầu da cam, chỉ vào các tấm hình của những đứa trẻ dị dạng. “Ngài muốn coi sự thiệt, mời ngài vào làng của chúng tôi.”

Nhưng các giới chức Hoa kỳ đã biết rõ, không có viện trợ nào sắp tới trong chuyến đi này. Ngay cả giới chức Việt Nam cũng đừng hòng Clinton ngỏ lời xin lỗi vê cuộc chiến tranh.\

Trong mấy năm qua Washington đã gửi viện trợ nhân đạo và vấn đề khác theo đủ kiểu ngoài mặt như nghiên cứu về hậu quả của chất hoá học hay chương trình phá hủy mìn. Sự hợp tác Việt- Mỹ về kiếm binh sĩ mất tích và khai quang mìn đã cho phép quân đội của hai bên được làm việc với nhau. “ Việc hợp tác kiếm binh sĩ Hao kỳ mất tích là cái lợi lớn. Họ đã lợi dụng lẫn nhau,” theo lời của ông Brown tại trường nghiên cứu John Hopkins.

Vấn đề hợp tác quân sự của Hoa kỳ với Việt Nam ngoài những bước hiện nay đã gây ảnh hưởng tới người láng giềng khổng lồ từng là kẻ thù của Việt Nam trong lịch sử, Trung quốc, người mà Hanoi hiện đang tìm cách gia tăng các quan hệ thắt chặt. Một số người Việt nam lý luận Hoa kỳ có thể là người bạn tốt nhất của Việt Nam nếu như Thiên triều Trung hoa được sống lại.

TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ
Song các người cầm đầu lớn tuổi của Việt Nam để tâm tới việc hận thù Bắc Kinh lại tỏ ra đưa quốc gia đi theo tư bản Hoa kỳ. “ Ông trời thì xa, nhưng Trung quốc thì quá gần,” theo lời của Nguyễn Thiết Sơn, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bắc Mỹ tại Hanoi.

Cấp lãnh đạo Việt Nam phản ảnh sự mâu thuẫn này. Để làm an lòng Bắc Kinh, Việt Nam sẽ vẫn trung thành với những người bạn đi theo xã hội chủ nghĩa, tuôn ra một loạt công bố về các vấn đề hợp tác với Trung quốc, mở các cuộc họp mặt giữa các giới chức Trung quốc và các giới chức Việt nam trước chuyến đi thăm của Clinton. Một giới chức Hoa kỳ có mặt trong cuộc giao dịch với Việt Nam so sánh thái độ của Hanoi như sự nhẩy múa vụng về của một cô gái đã về già từ lâu, cô gái già này không tỏ vẻ yêu thích ai trong khi đó lại muốn có nhiều người cầu hôn. Kết quả là người cầu hôn lại sợ về thái độ của cô gái già quá khôn ngoan là ai cô cũng muốn cả. Thông minh quá hoá thành thông manh hay điên

Cả đôi bên cho biết cuộc viếng thăm này không có làm gì đối với Trung quốc, không có cái quan trọng chiến lược toàn cầu nào cả. Nhưng riêng các giới chức Việt nam và Hoa kỳ nhìn thấy cuộc viếng thăm này tăng cường tư thế của Việt Nam. Brown cho biết cấy quan hệ chiến lược với Việt Nam trong giai đoạn ôn hòa là mục đích quan trọng hiện nay cùng với việc cải tiến quan hệ kinh tế. Kinh tế có mạnh thì quân sự mới mạnh được.

Tuy nhiên người Việt nam biết họ được gặp mặt người đang rời khỏi tòa Bạch Ốc vào Tháng Giêng này, và những cơ hội để tiến xa hơn nữa vẫn nằm trong tay nhân vật kế vị người này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.