Hôm nay,  

Tôn Giáo và Thế Tục

24/05/201100:00:00(Xem: 8213)

Tôn Giáo và Thế Tục
Trần Khải
Trong tuần qua, một cuộc tranh luận giữa những người vô thần và người có tín ngưỡng (hiểu là thuộc các hệ phái Ky tô Giáo) đã diễn ra tại Quận Cam, nơi thường được hiểu là thành trì của phe bảo thủ, phe cực hữu và phe say đắm với nhà thờ.
Tất nhiên là tranh cãi sẽ vô tận, cũng y hệt như những cuộâc tranh cãi tương tự trên khắp thế giới. Nhưng thấy rõ là văn minh hơn rất nhiều nơi. Thí dụ, có khi tranh luận về tôn giáo lại xảy ra thánh chiến (đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử nhân loại). Và có khi, như trong cộng đồng Việt tị nạn, tranh cãi về tôn giáo cũng dễ xảy ra nạn chụp mũ là “tay sai Bắc Bộ Phủ.”
Nhưng cuộc tranh luận về tôn giáo tại Quận Cam đã cho thấy một hiện thực mới: phe nhà thờ đang co cụm, và phe thế tục đang tăng vọt (ít nhất là tại Mỹ, bởi vì nếu bạn nhìn về Mường Nhé, thì là phe tôn giáo lại tăng vọt).
Bản thăm dò qua mạng (chưa khoa học) của báo OC Register đúc kết hôm 22-5-2011 cho thấy tỉ lệ sau:
- 35% chọn câu “Tôi tin Thượng Đế đã sáng tạo nhân loại trong hình dáng loài người hiện nay, và tôi bác bỏ thuyết tiến hóa.”
- 30% chọn câu, “Tôi tin vào thuyết tiến hóa các chủng loại, và Kinh Thánh (hiểu là Kinh Thánh Cơ Đốc) không liên hệ gì với tôi.”
- 28% nói rằng Kinh Thánh phù hợïp với thuyết tiến hóa, nhưng lại chia làm 2 ngã rẽ -- trong đó, 17% nói, “Tôi tin vào thuyết tiến hóa các chủng loaị, và tôi hiểu rằng chuyện sáng tạo trong Kinh Thánh chỉ là biểu tượng thôi, và là các bài học tâm linh.”; và 11% chọn câu, “Tôi tin rằng thuyết tiến hóa là tiến trình diễn tiến qua đó Thượng Đế tạo dựng con người như chúng ta hôm nay.
Như thế, có một nghịch lý: trong khi thế tục tăng vọt ở Mỹ, thì tại Nga, nơi từng là thành trì của cộng sản, người có tín ngưỡng tăng vọt, và phe vô thần đang lùi bước.
Bản thăm dò thực hiện bởi Public Opinion Foundation và tổ chức nghiên cứu tôn giáo Sreda nói rằng, có 82% người trả lời tại Nga nói rằng họ tin có Thượng Đế.
Trong đó, 50% nói rằng họ thuộc Giáo Hội Chính Thống Nga (một hệ phái Cơ Đốc pha lẫn với văn hóa truyền thống Nga). Cần ghi nhận, Giáo Hội này trước đó luôn luôn nói rằng 70% dân số Nga là giáo dân GH Chính Thống Nga.


Và con số này mới bất ngờ: vô thần chỉ còn có 13% dân số Nga. Mật độ vô thần nhiều nhất là trong giới công nhân và dân nghèo, “nhuũng người không có tiền mua thực phẩm,” và 68% người vô thần là đàn ông.
Nhưng cuộc thăm dò của Ipsos có lẽ khả tín hơn: Nga vẫn là nước có giáo dân sùng mộ nhất, với 56% tin vào “Thượng Đế hay một Đấng Siêu Nhiên,” trong khi chỉ còn có 51% tại Ba Lan, 50% tại Ý, và 18% tại Thụy Điển.
Trong khi đó tại Mỹ, khuynh hướng thế tục đang tăng vọt.
Báo Washington Post hôm 18-5-2011 có bài phân tích của phóng viên Susan Jacoby, nói rằng tổ chức The Secular Coalition for America (Liên Đoàn Thế Tục cho Hoa Kỳ) sẽ tổ chức một hội nghị “thượng đỉnh chiến lược” vào cuối tuần đó ở Washington.
Thống kê theo Washington Post là không thể biết chính xac1, mà chỉ biết rằng số người “thế tục” (nghĩa là không tin vào Thượng Đế, hay người tin vào thuyết bất khả tri...) là:
-- thấp là 12% dân số Mỹ, theo thống kê Pew Research;
- cao là 20%, theo Institute for the Study of Secularism in Society and Culture tại đạị học Trinity College.
Có một con số cho thấy khuynh hướng mới: những người không tôn giáo đã tăng gấp đôi trong 25 năm qua, và chủ nghĩa thế tục lan nhanh nhất trong người Mỹ dưới 35 tuổi.
Vấn đề nơi đây rằng, nhà thờ là phe có tiền và có thế lực để khuynh đảỏ các cuộc bầu cử. Trong khi đó, người thế tục lại tản mác, không tập trung thế lực vào hội đoàn chính trị, cho nên không tạo được các thay đổi chính trị.
Hên lắm của chủ nghĩa thế tục là đưa được Obama lên ghế Tổng Thống, bởi vì họ không ưa kiểu Tổng Thống Bush áp đặt khuynh hướng tôn giáo quá lộ liễu.
Và do vậy, dù Obama là một người thỉnh thoảng đi nhà thờ, vẫn còn đỡ hơn một ông Bush nhìn thế giới như cuộc chiến linh thánh giưã thiện và ác.
Và mặc dù Obama phải chiều chuộng các tổ chức nhà thờ cấp tiến (và chiều chuộng cả các đền thờ Hồi Giáo) để kiếm phiếu, người thế tục vẫn thấy là nhẹ nhàng thoải mái hơn là chuyện nào của trần gian cũng bị giải thích theo kiểu huyền thoại Kinh Thánh.
Bởi vậy, ngày tận thế 21-5-2011 mới không xảy ra. Ai biết được, tại sao cú khều diễn giải của Mục Sư Camping lại dậy sóng ở cả Mường Nhé.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.