Hôm nay,  

Tình Hình Mới, Quan Niệm Mới

15/10/200100:00:00(Xem: 4368)
30 tỷ đô la tiền thuế mỗi năm tốn cho ngành tình báo, người dân không được một lời báo động nào trước cuộc khủng bố 911. Cuộc khủng bố là một sự thất bại của ngành tình báo Mỹ" Hay là một việc làm không ai có thể tưởng tượng nổi " Có lẽ cả hai. Tình hình mới, thử thách mới đòi hỏi quan niệm mới về quốc phòng và lương tâm Mỹ.

Theo tạp chí Army Times, cuộc khủng bố xảy ra giữa lúc các viên chức chống khủng bố được TT Bush bổ nhiệm đang duyệt xét lại kế hoạch tổ chức và điều hành ngành tình báo Mỹ. Tướng Meyers, người thay thế Tướng Shelton về hưu ngày 30/9 này trong chức vụ Chủ tịch Bộ Tổng Tham Mưu Liên Quân, khẳng định với Quốc Hội Mỹ. Ngành tình báo còn làm việc theo lề lối cũ của thời Chiến tranh Lạnh. Nó cần được tổ chức, trang bị lai để ứng phó với thế kỷ 21. Mỹ dành cho ngành tình báo 30 tỷ để lấy tin tức kẻ thù. Nhưng những tên không tặc khủng bố cảm tử đã điều nghiên Mỹ cả năm mà không bị phát giác. Nhiều tháng trước Bộ Quốc Phòng nhật tu tin tức tình báo, phổ biến rộng cho các giới chức thẩm quyền nhưng chưa làm kịp. Tướng Meyers cũng khẳng định Bộ Quốc Phòng không hề được các cơ quan tình báo liên bang báo cho một mẩu tin nhỏ nào về cuộc khủng bố.

Phía Quốc Hội cũng xác nhận nhiều việc cần phải làm để hiện đại hóa ngành tình báo. Không phải chỉ chú ý đến tình báo thôi, mà phải chú trọng đến công tác phản tình báo nữa. Thượng Nghị Sĩ Pat Roberts, CH- Kan, Ủy ban Quân Lực, người thường khuyến cáo Bộ Quốc phòng phải chú ý đế loại "chiến tranh không cân xứng" ( khủng bố, phá hoại ) cũng thú thật. Không tưởng tượng nổi một thứ khủng bố cướp một loạt 4 máy bay, tấn công trong một thời gian ngắn vào 2 biểu tượng quyền lực của Mỹ như vậy.

Tình hình, thách thức do cuộc khủng bố gây ra đòi hỏi một quan niệm mới về vai trò của Quân lực Mỹ. Khuynh hướng truyền thống và pháp lý của Mỹ 200 năm nay là sử dụng cảnh sát trong các biến động nội địa, nếu cần lắm thì thêm vệ binh quốc gia. Đã đến lúc những người lãnh đạo quốc gia phải quyết định đưa Quân Lực Mỹ vào trọng trách bảo vệ nội địa nước nhà. Chống khủng bố cũng là một trong những công tác quốc phòng.

Ngay trong những giờ phút đầu của cuộc khủng bố vừa qua, theo nhận xét của Tướng Meyers, hệ thống truyền tin của Quân lực và liên lạc dân sự tỏ ra thông suốt. Nhưng phải dự trù tình huống xấu nhứt, một cuộc tấn công làm mất mọi liên lạc thông thường. Bộ Quốc Phòng phải có một hệ thống giao liên để nước Mỹ có thể vượt qua cơn khủng khoảng. Có thể làm được nhưng cần kinh phí.

Việc tuyên chiến cũng cần xét lại. Thông lệ Mỹ tuyên chiến với một nước. Tuyên chiến chống khủng bố là tuyên chiến với một tổ chức, một nhóm người, chớ không phải một nước. Hợp hiến pháp không" Dân biểu Peter Deutsch, DC-Fla. đã thấy tiền lệ trong lịch sử Mỹ. Thế kỷ 18, Mỹ có chiến tranh với Bọn Hải Tặc Man Rợ Bắc Phi. Thủy Quân Lục Chiến Mỹ năm 1805 tấn công vào sào huyệt trên lãnh thổ của Libya bây giờ. Quân sử của binh chủng còn ghi lại chiến công bờ biển Tripoli. Hải tặc là một tổ chức, chớ không phải một nước. Chúng là những tên khủng bố thời đó, và chính Quốc Hội -cơ quan lập pháp hiện thời của Mỹ - tuyên chiến với Bọn Hải tặc Man Rợ.

Và sau cùng tình hình mới là một thử thách lòng dũng cảm, sự hy sinh và đoàn kết của đất nước và con người Mỹ. Chiến tranh chống khủng bố là một hình thái chiến tranh còn mới đối với Mỹ. Mỹ đã thắng hai cuộc chiến thế giới. Đó là chiến tranh qui ước, có mặt trận, bạn thù phân biệt rõ. Khủng bố là kẻ thù trong bóng tối. Khuất mặt nhưng cái gì cũng dám làm, làm không gớm tay, không tình người. Phóng một hoả tiển vào A phú Hãn có thể chết vài trăm thường dân, lương tâm Mỹ sẽ xúc động. Nhưng nếu cần và làm được, Bin Laden và tử đệ sẽ an nhiên tự tại.bấm nút cần điều khiển từ xa cho bom vi trùng, hoá học, hoả tiễn, chất nỗ giết cả một quận, một thành phố Mỹ như chơi. Cụ thể, họ chỉ thí con chốt mà con xe gần bí trong ván cờ 911. Nếu còn nhìn cuộc chiến chống khủng bố với lương tâm, qui chuẩn đạo đức của chiến tranh qui ước như từ trước tới giờ, cuộc chiến tranh chống khủng bố sẽ rất khó. Nhiều vụ án như vụ Mỹ lai trong Chiến tranh VN sẽ xảy ra. Tinh thần phản chiến sẽ phát sinh thành phong trào chánh trị mà hậu qủa là làm giảm tinh thần chiến đấu của Quân lực Mỹ. Trái lại, quan niệm phải đòi hỏi công lý, lội bọn khủng bố sống hay chết ra xét xử, buộc họ phải chịu trách nhiệm về những hành động đã gây ra thiệt hại vật chất, tinh thần; đó mới là quan niệm yễm trợ những những người con ưu tu 1của đất nước hành quân ngoài mặt trận. Quan niệm lịnh thượng cấp là điều kiện tổng quát miễn giải trách nhiệm dân sự và hình sự cho người chống khủng bố; quan niệm mới đó sẽ giúp cho tinh thần chiến đấu chống khủng bố tăng cao.

Đó là một thử thách không nhỏ đối với lương tâm người Mỹ và xã hội Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố còn mới mẻ đối với đất nước này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.