Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

08/09/200100:00:00(Xem: 4134)
Hỏi (Bà Nguyễn Thị Chinh): Tôi lập gia đình được gần 6 năm nay và đã có một cháu trai 4 tuổi. Chồng tôi đi làm hãng và chúng tôi chẳng có nhà cửa hoặc tài sản gì đáng giá cả.

Vào cuối năm ngoái, khi nhận được thư do đứa em gái của chồng tôi viết và báo cho biết là mẹ của chồng tôi lâm bệnh nặng. Chúng tôi bàn tính là để chồng tôi mang cháu Hùng (con của chúng tôi) về thăm bà nội của cháu, còn phần tôi thì sẽ ở lại Uùc vì chúng tôi không thể cả 3 người cùng về Việt Nam được. Lý do đơn giản là chúng tôi không đủ tiền để chi phí cho việc đó.

Tuy nhiên, sau khi tính kỹ lại tôi thấy rằng chồng tôi rất có lý khi đề nghị để cháu Hùng ở lại Uùc với tôi đặng để dành số tiền đó phụ giúp vào chi phí thuốc thang cho mẹ của chồng tôi đang lâm bệnh nặng tại Việt Nam.

Thế là tôi và cháu Hùng phải ở lại Uùc để chồng tôi về Việt Nam lo liệu thuốc thang cho mẹ của ông ta. Tôi cảm thấy thật mũi lòng và thông cảm cho chồng tôi vì ông ta phải trở lại Việt Nam một cách chẳng đặng đừng, khi phải bỏ lại mẹ con của chúng tôi ở lại Uùc. Thực ra từ ngày vượt biên cho đến nay, chồng tôi chỉ biết cặm cụi lo làm việc và chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện trở lại quê hương khi tình hình chưa cho phép.

Khi trở lại Uùc sau chuyến về quê hơn 1 tháng để lo lắng cho sức khỏe của mẹ già, chồng tôi trở thành ưu tư hơn trước đó rất nhiều. Tôi không còn hiểu được tánh ý của anh ta.

Một hôm nọ sau khi đi làm về, anh ta cho tôi biết là anh ta có nộp đơn xin ngân hàng một thẻ Credit $5,000 và đã được chấp nhận. Tôi có hỏi lý do mượn tiền thì chồng tôi cho biết là ông ta cần về xây mộ cho ba đã qua đời trước ngày chồng tôi vượt biên. Lý do đó là một lý do rất chính đáng, vì điều đó sẽ làm cho mẹ chồng tôi thấy vui vẻ hơn cũng như sẽ được nở mặt nở mày với xóm giềng.

Sau khi chồng tôi rời Uùc đi Việt nam, tôi nhận được thư từ của ngân hàng gởi về nhà thì mới biết là chồng tôi đã nộp đơn xin 2 thẻ tín dụng, mỗi thẻ $5,000.

Khi ông ta trở lại Uùc, tôi có hỏi ông ta về việc đã mượn quá nhiều tiền mà không cho tôi biết. Oâng ta bèn gây sự với tôi và dọn đến ở chung với bạn của ông ta, đồng thời cho tôi biết là ông ta không còn muốn sống chung với tôi nữa.

Tôi có đề nghị ông ta nên trả tiền cấp dưỡng cho bé Hùng, nhưng ông ta đã từ chối và cho biết rằng ông ta cần tiền để trả nợ. Tôi có gọi điện thoại và lập lại nhiều lần về tiền cấp dưỡng. Oâng ta bèn trả lời rằng nếu tôi làm quá thì ông sẽ nghỉ việc và không trả đồng nào cả. Lương chưa trừ thuế dựa theo hồ sơ thuế năm ngoái của ông ta là $39,760.

Xin LS cho biết là nếu ông ta tiếp tục làm việc thì ông ta phải trả cho tôi bao nhiêu tiền một tuần để nuôi dưỡng cháu Hùng. Nếu ông ta ngưng làm việc và lãnh trợ cấp thì tôi có được nhận tiền cấp dưỡng gì từ ông ta không" Xin LS trả lời gấp để hy vọng ông ta đọc được và hiểu thấu đáo về bổn phận làm cha của ông ta.


Trả lời: Tại Uùc, hiện thời có 2 loại “cấp dưỡng trẻ con” (child support) được áp dụng. Loại thứ nhất, nếu hai vợ chồng ly thân trước ngày 1/10/1989 hoặc các đứa bé được sinh ra trước ngày đó, thì Pt VII của Đạo Luật Gia Đình sẽ được áp dụng. Loại thứ hai, nếu những đứa bé sinh sau ngày đó thì “Đạo Luật Cấp Dưỡng Trẻ Con” (the Child Support Act 1988) sẽ được áp dụng.

Vì chồng của bà đã không chịu thảo luận để trả tiền cấp dưỡng theo đề nghị của bà như đã được quy định theo điều 80(2) của “Đạo Luật Cấp Dưỡng Trẻ Con 1988” thì việc trả tiền cấp dưỡng cho bé Hùng sẽ được tính toán theo công thức được quy định theo điều 36 của Đạo Luật và sẽ được tính như sau:

Lấy tổng số lợi tức mà chồng bà kiếm được vào “tài khóa 2000-2001” (the 2000-2001 financial year) là $39,760 khấu trừ cho “số lợi tức được miễn giảm” (exempted income amount) rồi nhân cho “18%” (tiền cấp dưỡng cho đứa con thứ nhất) thì bà sẽ thấy được số tiền mỗi năm mà chồng của bà phải trả để cấp dưỡng cho bé Hùng là bao nhiêu.

“Số lợi tức được miễn giảm” (exempted income amount) theo sự quy định của điều 39(1) trong “Đạo Luật Cấp Dưỡng Trẻ Con” được tính là 110% dựa trên số tiền trợ cấp xã hội mà một người hưu trí nhận được hằng năm. Số tiền trợ cấp cho một ngưòi hưu trí nhận được trong năm 2000 là $9,290 vì thế, “số lợi tức được miễn giảm” là $10,219.

Căn cứ vào sự quy định này của Đạo Luật cũng như lợi tức mà chồng bà đã kiếm được trong năm ngoái thì số tiền mà bà sẽ nhận được cho bé Hùng mỗi tuần là:

$39,760 - $10,219 x 18% = $5,317.38 rồi chia cho 52 tuần lễ, thì số tiền mà bà sẽ nhận được mỗi tuần là $102.25. Trong trường hợp chồng bà ngưng làm việc thì ông ta không phải trả tiền cấp dưỡng cho bé Hùng nếu số tiền mà ông ta kiếm hoặc nhận được hằøng năm không vượt quá mức $10,219.


Hỏi (ông Huỳnh Nhật Thanh): Nguyên tôi có đứa cháu trai được bảo lãnh theo diện vợ chồng sang Uùc năm 1998 với visa mà ở Việt Nam cấp ghi rõ Subclass 309 [Holder(s) permitted to remain in Australia until the holder is notified that the permanent visa application has been decided or that application is withdrawn], và sau khi ở Uùc được 2 năm cháu tôi được dán thêm tờ visa mới tại Uùcvào năm 2000. Trong tờ visa cấp tại Uùc có ghi như sau: Class BC Resident – Subclass 100 [Holders) permitted to remain in Australia indefinitely].

Lý do tôi viết thư này vì tôi cảm thấy tình trạng và hoàn cảnh của vợ chồng cháu tôi không có gì tốt đẹp lắm. Chúng nó thường xuyên giận hờn nhau và cứ mỗi lần như vậy thì cháu tôi lại dẫn con về nhà tôi ở nhờ.

Nay tôi thấy tình trạng gia đình chúng nó ngày càng khó có thể hàn gắn hơn nên tôi viết thư này mong LS dành ít thời gian giải đáp để chúng tôi được biết nếu cháu tôi quyết định ly dị thì có ảnh hưởng đến việc nhập quốc tịch hay không" (vì tôi nghe cháu tôi nói rằng kể từ ngày được dán visa mới năm 2000 thì 2 năm sau mới được nhập quốc tịch, đến nay tính ra thì mới được 1 năm thôi). Ngoài ra, còn có vấn đề gì liên quan đến Sở Di trú hay không" (có thể bị trả về Việt Nam vì lý do chưa nhập tịch hay không").


Trả Lời: Để có thể thi hành các điều khoản trong “Đạo Luật Di Trú” (the Immigration Act 1958), chính quyền đã đưa ra “Quy Điều Di Trú” (Migration Regulations). Trong các “Quy Điều Di Trú” này đã có đề cập đến các loại chiếu khán mà ông đã nêu lên trong thư.

Subclass 309 là loại chiếu khán được cấp phát tạm thời cho “hôn thê hoặc hôn phu có ý định lấy vợ hoặc chồng là công dân Úc” mà trong “Quy Điều Di Trú” đã xử dụng chữ “intended spouse”. Những người giữ loại chiếu khán này khi hội đủ những điều quy định thì họ phải nộp đơn cho Bộ Di Trú để được cấp phát loại chiếu khán Subclass 100. Người nắm giữ loại chiếu khán này (Subclass 100) sẽ được phép ở lại Uùc vĩnh viễn nếu họ muốn.

Như ông đã rõ, khi một người được công nhận là thường trú nhân của Uùc Đại Lợi thì họ sẽ được tận hưởng những quyền lợi gần giống như các công dân Uùc khác, ngoại trừ quyền bầu cử, ứng cử và một số quyền hạn căn bản được quy định theo luật pháp và Hiến Pháp của Uùc Đại Lợi.
Quyết định ly dị giữa một thường trú nhân và một công dân Uùc Đại Lợi hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc nhập tịch trong tương của thường trú nhân đó. Cho đến nay chưa có một đạo luật nào được quốc hội thông qua liên hệ đến việc trục xuất hoặc yêu cầu các thường trú nhân trong trường hợp tương tự như của con ông phải hồi hương hoặc trở về Việt Nam cả. Xin ông đừng quá lo lắng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.