Hôm nay,  

Áp Lực Toàn Cầu Hóa

18/06/200100:00:00(Xem: 4482)
Toàn cầu hóa kinh tế là khuynh hướng không ai có thể ngăn cản, và đang buộc nhà nước CSVN phải đối phó với làn sóng này. Bởi vì đi ngược sóng, thì lực cản lập tức có hiệu quả ngay trước mắt. Vấn đề là làm cách nào nắm được những thuận lợi và tránh được các trở ngại. Điều này càng lúc càng gay gắt khi nhìn tới những mục tiêu mà Việt Nam phải đạt trong thời gian gần sắp tới .

Như lời giám đốc Ngân Hàng Thế Giới tại VN là Andrew Steer nói trong một hội nghị tuần rồi là mặc dù bầu khí hậu kinh doanh tại VN đã khá hơn một năm trước, “nhưng bầu khí toàn cầu đang khó khăn hơn. Mức tăng toàn cầu dự kiến chỉ khoảng 2% toàn cầu - ít hơn phân nửa con số năm ngoái. Thế nên VN có cơ sở để khích lệ, nhưng cũng có cơ sở để phải dè dặt và lo lắng.”

Steer còn nói là có 1 nhu cầu phải giải quyết khẩn cấp, “bởi vì quá nhiều nhu cầu cần phải làm ngay.”

Mặc dù các lãnh tụ của Đảng CSVN trong thập niên qua đều thuộc thành phần bảo thủ - như Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười - nhưng Việt Nam đã ở một vị trí luôn luôn phải đi tới, không lùi lại được, ít nhất là về mặt kinh tế và xã hội, bởi vì hễ đứng lại lập tức có phản lực ngay. Đã có vài năm trước đây, nhà nước CSVN giở trò gây khó dễ khi thấy tình hình có vẻ như ra ngoaì vòng kiểm soát, sau khi vụ Thái Bình bùng nổ. Nền kinh tế lập tức có ngay phản ứng thị trường: sau khi đổi mới đợt 1 hết đà, thì vốn đầu tư quốc tế lập tức giảm liền, vì những trở ngại hành chánh liên tục làm khó. Tiền của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF liên tục trong vài năm ngưng xuất ngân, vì Hà Nội không chịu xúc tiến đổi mới.

Thậm chí tới bản thương ước song phương Việt-Mỹ đã ấn định ngày giờ trong năm 1999 cho Phan Văn Khải ký chung với Tổng Thống Clinton, vậy mà giờ chót cũng ghìm lại. Phan Văn Khải bị bó tay, mấy lần xin từ chức. Để tới khi Hoa Kỳ ký thương ước, cấp tối huệ quốc cho Trung Quốc thì Hà Nội mới tỉnh người ra: chỉ vì một quyết định của Đỗ Mười mà Việt Nam đã phải hiến dâng biết bao nhiêu thị trường hải ngoại cho Hoa Lục. Bây giờ là giữa năm 2001, thương ước Việt-Mỹ mới thấy mấp mé. Để bây giờ ông Steer hối thúc không thôi.

Steer trong hội nghị hôm Thứ Năm có phân tích là mục tiêu cuả VN muốn tăng gấp đôi kích thước nền kinh tế trong thập niên này sẽ buộc phải có tỉ lệ đầu tư tăng tới mức 30% của tổng sản lượng nội địa, từ mức 25% trong 10 năm vừa qua.

Vấn đề thực sự còn cấp bách hơn nữa: Phạm Chi Lan, phó giám đốc Phòng Thương Mãi và Kỹ Nghệ VN, cũng níu áo chính phủ, nói là nhà nước phaỉ làm nhiều hơn nữa để sửa soạn cho các hãng VN đối đầu với tình hình cạnh tranh dữ dội khi VN gia nhập Khối Tự Do Mậu Dịch Đông Nam Á AFTA vaò năm 2006 - nghĩa là chỉ có 5 năm nữa.

Lời cảnh cáo của Steer, lời xin cứu nguy của Phạm Chi Lan, cho thấy nhu cầu tăng tốc độ đổi mới gay gắt hơn, chỉ vì hiện thời chế độ mậu dịch (trade regime) hiện thời của CSVN bị đánh giá ở điểm 9 trên bậc thang 10 điểm của sự kềm xiết mậu dịch, trong đó điểm 10 là sự kềm xiết chặt chẽ nhất.

Làm cách nào để Hà Nội từ điểm 9 kềm kẹp mậu dịch để tự giải thoát nhằm gia nhập tự do mậu dịch AFTA là cả một bàn cờ thế nan giải. Nhưng tiến trình này không đảo ngược được nữa. Bởi vì không thể xin ra khỏi AFTA nữa. Cũng như thaí độ năm 1999 từ chối ký thương ước với Clinton vậy: mỗi một lần đạp thắng, là mỗi lần các nước láng giềng qua mặt.

Theo khung sơ đồ AFTA và cũng theo thương ước Việt-Mỹ đã ký thì Hà Nội phải cắt thuế quan nhập cảng, xóa bỏ hạn chế số lượng nhập cảng và tự do hóa quyền giao thương.

Quốc tế vẫn còn chờ xem Hà Nội mở cưả tới đâu, bởi vì Per Lundell, Cố Vấn Hợp Tác Phát Triển của sứ quán Thụy Điển ở Hà Nội, nói rõ rằng “Tôi đoán là chúng ta sẽ thấy có thêm những cam kết [viện trợ quốc tế cho VN sau các tiến bộ cải tổ năm ngoái]... nhưng lời hứa tăng viện có lẽ sẽ tới vaò tháng 11.”

Nhu cầu tăng tốc kinh tế cực kỳ khẩn cấp. Nỗ lực này riêng nhà nước CSVN không làm nổi. Dốc hết sức toàn dân cũng chỉ được phần nào thôi. Và không động viên được sức người Việt hải ngoại thì kể như hỏng. Bởi vì chỉ riêng tiền Việt Kiều gửi về cho người thân ở quê nhà mỗi năm đã là 3 tỉ đô rồi.

Con số 3 tỉ đô lớn kinh khủng, nếu so với ngân sách nhà nước CSVN. Theo tài liệu Fact Book của CIA, thì tổng mãi lực (purchasing power parity) của cả nước VN ước tính năm 1999 là 143.1 tỉ đô la (nghĩa là của nổi của chìm cả nước); về ước tính ngân sách chính phủ CSVN năm 1996 thì tổng số thu là 5.6 tỉ đô la, sự chi xài là 6 tỉ đô, trong đó có chi phí vốn là 1.7 tỉ đô.

Nghĩa là Việt Kiều gửi về mỗi năm đã chiếm tới hơn phân nửa mức thu ngân sách của nhà nứơc CSVN. Nghĩa là Việt Kiều đã lặng lẽ nuôi sống cho gia đình thân nhân và cho cả chế độ lâu nay. Tuy nhiên, CSVN vẫn luôn luôn bị dị ứng với người Việt hải ngoại. Kể cả những lời kêu gọi nhân quyền và tự do tôn giáo. Tại sao vậy" Không phải toàn cầu hóa kinh tế cũng phải là toàn cầu hóa các đặc tính văn hóa phổ quát sao" Hãy nghe ông giám đốc Steer nói hôm Thứ Năm, rằng VN cần tập trung vào thực hiện chính sách, và phải khởi đầu cải tổ hành chánh và các vấn đề như tham nhũng và tự do baó chí. A! Tự do báo chí. Ông Steer chỉ mới rụt rè nói thế thôi, xem như là vũ khí chống tham nhũng.

Nhưng nếu Việt Kiều đã gửi về tới một nửa ngân sách năm 1996, thì hành vi CSVN thật tâm sám hối để tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo chắc chắn sẽ huy động được nhiều hơn nữa trong các năm tới. Và Việt Kiều cũng là 1 phần của áp lực toàn cầu hóa. Vấn đề còn là, Nông Đức Mạnh có dám làm Gorbachev hay không"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.