Hôm nay,  

Tin Văn: Kenzaburo Oe, Nobel Văn Chương 1994: Cha Và Con

02/02/200200:00:00(Xem: 11974)
Gửi NHT, những ngày đưa đón con đi thi.

NQT

Tháng Chạp 1994, nhà văn Nhật Kenzaburo Oe tới Stockholm lãnh giải Nobel văn chương. Trước những thính giả lịch sự, và những phóng viên, ông cứ nói đi nói lại, 'Tôi sẽ ngưng viết tiểu thuyết.", khi được hỏi. Một xác quyết kỳ kỳ, được nói bằng một giọng nhẹ nhõm, vui vui, thành thử chẳng mấy ai tin. Ông vừa tới tuổi sáu mươi, tráng kiện, và được coi là nhà văn đầu đàn trong cõi văn xuôi của Nhật. Giải thưởng Nobel càng làm cho sách của ông bán chạy ở trong nước, và giới xuất bản nước ngoài đua nhau dịch. Ông chẳng có vẻ mệt mỏi, hay xuống tinh thần. Chưa bao giờ ông cảm thấy thanh thản như lúc này. Quyết định của ông như muốn đóng lại một đoạn đời, chứ không phải là một khủng hoảng.

Tôi ngưng viết tiểu thuyết, ông nói, bởi vì cái nhiệm vụ mà tôi đặt ra cho tôi cách đây 31 năm kể như không còn cần thiết nữa. Hikari, con trai của ông, do não bộ tổn thương, chỉ có thể nói ú ớ, và phải có người coi sóc thường trực, sau 31 năm, lúc này đã tìm ra tiếng nói của mình. Anh soạn nhạc cho đàn dương cầm và sáo, và âm nhạc của anh thật là đáng kể - "như sương long lanh trên lá cỏ", ông bố miêu tả - và vừa mới cho ghi âm CD thứ nhì, "Nhạc Hikari Oe, 2".

"Đôi khi, con trai tôi nghĩ, chính nó mới là người được giải thưởng Nobel văn chương", ông bố nói, mặt mày rạng rỡ. "Khi ký giả tới nhà tôi ở Tokyo, họ gặp con tôi trước, và nói, 'Xin chúc mừng'. Đúng vào thời gian đó, cu cậu vừa cho ra lò một tác phẩm âm nhạc mới. Vả chăng, những tác phẩm của tôi, trong đó có hai cuốn A Personal Matter và The Pinch Runner Memorandum, là dựa trên cuộc sống của hai cha con. Thành thử, nếu cu cậu nghĩ mình đoạt giải Nobel, cũng đúng thôi. Tôi vẫn còn ngỡ ngàng, với não bộ tổn thương như thế, làm sao cu cậu lại có thể tiếp tục đi sâu mãi vào thế giới thanh âm, làm giầu thêm âm nhạc của mình. Đã một thời gian dài, tôi ngỡ mình sống là để diễn tả những sự vật giùm cho đấng con trai, nhưng bây giờ cu cậu tự làm lấy việc này. Hóa ra là tôi quá đề cao vai trò của mình."

Trước mắt, ông tính lo cho con và quay qua nghiên cứu. Hikari là đứa lớn nhất trong ba đứa. Năm 1996, ông sẽ là giáo sư thỉnh giảng tại Đại Học Princeton. "Tôi tính đọc văn cho sinh viên trong vòng ba, hay bốn, hoặc năm năm, và biết đâu đấy, tôi lại kiếm ra một văn phong mới cho mình.", ông nói. "Tôi chưa biết tính sao, về chuyện sẽ tiếp tục viết, và viết như thế nào. Nhưng tôi hy vọng, sẽ viết chuyện nhi đồng, ít ra là, cái thứ chuyện mà tôi sẽ viết ra đó, trẻ con sẽ ưng. Tôi viết cho nhi đồng, và cho những người già thê thảm - những con người giống như tôi."

Được giải Nobel văn chương, trong linh tinh đủ thứ, có cái thú như vầy: một tuần lễ thoải mái ở Đại Khách Sạn, Stockholm. Lễ lạc, chào mừng... và [như người Việt mình nói, vừa ăn, vừa nói, vừa] gói mang về 930 ngàn đô la Mỹ. Oe đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, bằng dáng dấp, lời ăn, tiếng nói thật là tuyệt vời. Khi anh chàng phó nháy yêu cầu, "Hãy nhìn vào caméra như thế này này, và nói: Tối nay, vào lúc mười một giờ thiếu mười lăm", ông đã làm đúng như yêu cầu. Ông cũng không quên đùa giỡn với những Nobel đồng sự người Nhật, Pháp hay Anh. Tác phẩm của ông thì u tối, khó đọc, nhưng ai cấm ông có một bề ngoài vui vẻ. Ông đeo cặp kiếng giống như hai bánh xe, tóc cắt ngắn, với những sợi tóc nhọn hoắt. Hai vành tai rộng lạ thường, như ôm lấy mọi cánh gió.

Chúng tôi (1) đang ngồi tại căn phòng của ông, ở Đại Khách Sạn, Stockholm, vào buổi sáng; Yukari, bà vợ của ông đang phụ Hikari lau mặt và mặc chiếc áo khoác. Trong cuốn tiểu thuyết Một Chuyện Riêng (A Personal Matter), Oe viết, cậu con tật nguyền ngày càng giống bố. Tôi nhận thấy cậu có vẻ giống ông, nhưng vẫn còn nguyên những khuyết tật bẩm sinh: mắt lé, cái sọ không ăn với cái mình. Kikari (có nghĩa là "light") đã là một người lớn, nhưng khả năng nói của anh, như ông bố nói, chỉ bằng một đứa trẻ ba tuổi, và chẳng có gì tỏ vẻ sẽ khá hơn. Anh bị chứng động kinh hành hạ. Thị lực yếu. Đi đứng khó khăn, đôi khi. Trong lúc nói chuyện, ông bố vẫn không quên trông chừng con, và sẵn sàng ngưng dòng tư tưởng của mình để lo cho cậu. Như bà vợ, ông là ông bố hết mình cho con. Và còn là một người cha biết ơn: Hikari đã "rọi sáng những ngõ ngách, những tầng sâu u tối ở trong tôi," ông nói. Cậu con đã cứu cuộc đời của ông bố.

***

Kenzaburo Oe sinh năm 1935 tại Ose, một làng ở vùng núi thuộc đảo Shikoku. Tên làng đã bị xóa trên bản đồ, tuy hồi xưa được nối vào một thành phố khác. Khi Oe được sáu tuổi, cuộc chiến Thái Bình Dương bắt đầu. Ông mất cha và bà. Truyện ngắn chủ chốt đầu tiên của ông, "Prize Stock", là về những năm chiến tranh tại một làng Nhật bản huyền hoặc hầu như thuộc thời tiền sử. Một cõi Thiên Thai bất thình lình bị làm rộn bởi sự xuất hiện, không phải của chàng Lưu và chàng Nguyễn, mà một chàng phi công Hoa Kỳ bị bắt, chắc là bởi mấy o du kích. "Đối với chúng tôi, người lính da đen là một con vật nuôi trong nhà, thuộc loại hiếm quí, và thật là tuyệt vời", Oe viết. " Làm sao tôi có thể diễn tả nổi, chúng tôi yêu anh ta như thế nào, hay là ánh mặt trời chói chang trên làn da nặng nề, ướt đẫm của chúng tôi vào buổi xế trưa mùa hè thật huyển ảo và cũng thật xa vời đó, những khối bóng sẫm trên những viên đá cuộ, cái mùi toát ra từ những đứa trẻ và người lính da đen, những tiếng hò la tràn đầy hạnh phúc, làm sao tôi có thể chuyên chở nổi tất cả cái nhịp sống tràn trề như thế đó" Rồi cái giọng điệu, đúng là của một thế giới đã tuyệt chủng, đã mất tích - một thế giới được lọc riêng ra, thật là giản dị như vậy, đã biến mất vào cuối cuộc chiến. Mười tám tuổi, Oe làm chuyến du lịch thứ nhất trong đời, bằng xe lửa, tới Tokyo; nơi ông bắt đầu cuộc đời sinh viên, và nhà văn. Ông viết những truyện ngắn đầu tiên khi đang học văn chương Pháp tại Đại học Tokyo, và tiếng tăm nổi như cồn vào thời gian ông tốt nghiệp, khi được trao giải văn chương Akutagawa Prize, cho truyện ngắn "Prize Stock", vào năm 1958. Cũng năm này, ông cho xuất bản tiểu thuyết đầu tiên, Nip the Buds, Gun the Kids, viết về cuộc di tản trong thời gian chiến tranh mười lăm học sinh trai thuộc trường reform-school tới một nơi rất giống làng Ose.

"Thuở thoạt đầu, tôi là một nhà văn khá hạnh phúc," ông nói, bằng một thứ tiếng Anh rõ ràng nhưng ngần ngại. "Có bóng dáng của chiến tranh và sự chiếm đóng của người Mỹ, điều này gây nhức nhối ở giới trẻ, nhưng nói chung, tôi cảm thấy hạnh phúc. Tới hai mươi lăm hoặc hai sáu tuổi, tôi mất hết mọi ý nghĩa về căn cước của mình, mất luôn cả cái cảm giác, hoặc ý nghĩ, rằng mình ổn định, của thời gian trước đó. Mấy năm liền tôi luẩn quẩn với ý định tự tử. Rồi thì, vào năm 1963, con trai tôi ra đời. Một cách nào đó, đứa nhỏ là hiện thân của nỗi bất hạnh của tôi. Nó giống như một đứa bé với hai cái đầu. Đây là thời gian khủng hoảng ghê gớm nhất trong đời tôi. Những vị y sĩ cho biết, quyết định giải phẫu đứa trẻ, hay không, là tùy thuộc vào vợ chồng chúng tôi. Nếu không giải phẫu, Hikari sẽ chết ngay sau đó. Giải phẫu, đứa bé có thể sống, nhưng với rất nhiều, rất nhiều khó khăn. Con trai tôi ra đời ngày 13 tháng Sáu, và tôi đi Hiroshima vào ngày Một tháng Tám. Hiraki vẫn còn ở trong bệnh viện. Tôi chạy trốn đứa bé. Đây là những ngày nhục nhã, tủi hổ của tôi, mỗi lần nhớ lại. Tôi muốn chạy trốn, tới một chân trời nào khác. Tôi được yêu cầu thực hiện một phóng sự về Hiroshima, và tôi bỏ đi, chạy trốn tới đó thì đúng hơn, với ý định gặp gỡ những chính trị gia, bác sĩ, và những nhà hoạt động tại một cuộc hội họp quốc tế chống vũ khí nguyên tử. Chán ngán chính trị gia, và ba câu chuyện của họ, tôi bỏ đi liền, tới một bệnh viện, nơi những nạn nhân sống sót trái bom được chữa trị. Ở đó, tôi gặp giám đốc, một vị bác sĩ lớn, Fumio Shigeto, và chúng tôi nói chuyện hàng giờ đồng hồ. Đêm hôm đó, tại căn phòng nơi khách sạn, tôi soạn lại những gì ông đã nói, về chuyện làm cách nào gìn giữ, bảo vệ những nạn nhân của bom nguyên tử, tôi bắt đầu nhìn ra ở trong tôi, một hình ảnh mới về con người. Thật khó mà cắt nghĩa, giải thích, nhưng suy nghĩ của tôi bắt đầu thay đổi."

Oe ngưng nói, đưa mắt nhìn con trai, lúc này đang ngồi tại một cái bàn ở trong phòng. Kikari nhấc chén trà đưa lên gần mặt, chăm chú quan sát từ mọi góc cạnh, nhìn cái bóng phản chiếu của mình ở trên đó, giống như trên một tấm gương lồi. Anh loay hoay một hồi, rồi ngước mắt nhìn bố, mỉm cười. Và ông bố mỉm cười lại, rồi quay đi, tiếp tục câu chuyện của ông.

(còn tiếp)

Nguyễn Quốc Trụ

(1) Tôi ở đây, là David Remnick, ký giả Mỹ. Đây là chuyển ngữ bài viết của ông, Cha và Con, A Father and His Son (Feb, 1995), trong Vấn đề Cái Ác và những chuyện thực khác, The Devil Problem and other true stories, nhà xb Vintage, Nữu Ước. Ông là ký giả của tờ Người Nữu Ước, và đã từng được giải thưởng Pulitzer, với cuốn Ngôi mộ của Lênin: Những ngày cuối cùng của Đế quốc Xô viết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.