Hôm nay,  

Tưởng Như Thánh Chiến

19/04/201100:00:00(Xem: 7782)

Tưởng Như Thánh Chiến

Trần Khải

Nói thánh chiến thường là nói tới thời kỳ 100 năm thánh chiến giữa Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo. Tuy nhiên, ngay cả những cuộc chiến khác cũng được nhiều người, kể cả các chính khách, suy diễn như là thánh ý Thượng Đế được hiển lộ: Ai cũng tưởng rằng Thượng Đế đứng về phe ta, và sẽ trù dập phe nó.

Nhiều người đã từng so sánh cuộc chiến chóáng khủng bố hiện nay như là một phiên bản mới của Thánh Chiến. Cụ thể là, TT Bush gọi đây là cuộc chiến giữa Thiện và Ác, một diễn dịch từ Kinh Thánh. Không cần nói kiểu khéo léo như thế, bà Sarah Palin đã từng đứng trong nhà thờ nói ra rằng cuộc chiến chống khủng bố là thánh chiến, vì tùy thuận Thiên Ý, cũng là một ám chỉ rằng đối thủ của nước Mỹ là ma quỷ.

Có thật rằng Thượng Đế đứng phù hộ bên này và trù ẻo bên kia" Hay phải chăng Thượng Đế nhân từ đứng chàng hảng, đứng trung lập, hay lúc thì bênh phe này, cho thắng vài trận, và lúc thì bênh phe kia, cho thua vàì trận" Hay Thượïng Đế chỉ ngồi ở trên cao, và thực sự không hiện diện ở cõi này"

Chúng ta không biết. Không ai dám nói là biết hết. Tất nhiên, chỉ trừ các vị tuyên úy.

Bài của tác giả Greg Garrison trên tờ The Birmingham News nhan đề "Alabama historian says North, South saw each Civil War victory as God's favor" (Sử gia Alabama nói rằng Nam Quân, Bắc Quân nhìn mỗi chiến thắng trong thời Nội Chiến Hoa Kỳ như là Ý Chúa ban thưởng) đã nhìn về cuộc nội chiến Hoa Kỳ dưới khía cạnh tôn giáo: các mục sư và linh mục tuyên úy của cả Nam Quân và Bắc Quân đều tin rằng họ đang làm theo và ra trận theo Ý Chúa.

Cuộc Nội Chiến Mỹ vừa tròn 150 năm tuần qua. Khi Nội Chiến bùng nổ, các tu sĩ ở cả 2 phe Nam Quân và Bắc Quân đều giúp đánh trống trận, rao giảng các bài diễn giảng rằng Thiên Chúa sẽ ban thưởng người công chính và trừng phạt phe đối thủ.

Nghĩa là, phe ta chính nghĩa, sẽ có Thượng Đế cùng ra trận; còn phe địch phi nghĩa, nên sẽ bị trừng phạt.

Sử gia George C. Rable, tác giả cuốn "God's Almost Chosen Peoples: A Religious History of the Civil War" (Những Dân Tộc Gần Như Được Chọn Của Thiên Chúa: Một Lịch Sử Tôn Giáo của Cuộc Nội Chiến), gọi thời kỳ đẫm máu từ năm 1861 tới 1865 là một cuộc thánh chiến.

Rable nói qua một cuộc phỏng vấn, rằng đó có lẽ là cuộc chiến linh thánh nhất trong lịch sử Mỹ khi nhìn về cách tôn giáo ảnh hưởng.

Hôm Thứ Ba tuần trước là tròn 150 năm trận tấn công trại lính Fort Sumter, ngày 12-4-1861.

Rable nói, đối với nhiều người, Ý Chúa sẽ diễn ra trên chiến trường. Các vị tu sĩ tuyên úy ở cả Nam và Bắc quân đều gọi cuộc chiến của phe họ là "cuộc chiến thần thánh và công chính."

Ngay cả đối với tín đồ Tin Lành Quakers, nổi tiếng vì hiếu hòa, cũng tuyên bố rằng cuộc chiến là Thiên Ý trừng phạt tội lỗi của nước Mỹ. Rable nói, "Ngay cả người chống chiến tranh cũng diễn dịch theo khuynh hướng Thiên Chúa quan phòng."

Rable nói như thế trong bài diễn thuyết trước đạị học Birmingham - Southern College, nhan đề "Was the Civil War a Holy War"" (Có phải Nội Chiến Mỹ là một cuộc Thánh Chiến")

Hồi năm 1855, dân số Hoa Kỳ chỉ có 27 triệu người. Trong đó có khoảng 4 triệu tín đồ Tin Lành và khoảng 2 triệu tín đồ Công Giáo, nhưng tinh thần sùng mộ tôn giáó vẫn cao trong thành phần dân chúng không đi nhà thờ, theo lời Rable.

Ông nói, thời đó, tiêu chuẩn đi nhà thờ nghiêm ngặt, những người đi nhà thờ Tin Lành phải đạt nhiều tiêu chuẩn, phải trình løời điều trần (testimony, có lẽ là "lời chứng cho Thiên Chúa"") và phải được nhà thờ bỏ phiếu mới cho vào, rồi thì tác phong phải tử tế.. và phảỉ bị tín đồ khác dò xét. Nếu hỏng, là bị đuổi ra khỏi nhà thờ.

Rable nói, "Nhiều người đi nhà thờ mà không phảỉ là thành viên. Đức tin tôn giáo ảnh hưởng nhiều người hơn là khối dân số của nhà thờ."

Nhiều người diễn giảỉ cuộc Nội Chiến là do Thượng Đế nổi giận vì các tội lỗi, thí dụ như tội nuôi nô lệ, tội tham nhũng, tội phá vỡ nghi lễ Sabbath (nghi thức một ngày/tuần lễ để nghỉ ngơi, sống theo giaó lý, nói theo kiểu Phật Giáo là ngày để "nhập thất"), tội uống rượu, tội đánh bài...

Nghĩa là, các tu sĩ tuyên úy ở cả 2 phe đều có lý do để đem chính nghĩa về cho phe ta, và chụp mũ tội lỗi cho phe địch.

Nhiều người ở phía Bắc còn ghi nhận rằng Hiến Pháp Mỹ bỏ qua lời tuyên xưng Thượng Đế và đã khuyên rằng nên viết lại Hiến Pháp để giữ "đức hạnh," như được đưa vào trong bản Hiến Pháp mới của phe Nam Quân.

Rable nói, đối với người sùng đạọ, thì thắng hay thua đều diễn giải được là Thiên Ý cả.

Do vậy, trong các trại lính của cả Nam Quân và Bắc Quân, các tu sĩ tuyên úy ra sức cải đạo và rao giảng về Nước Trời và Thánh Ý... Trong không khí căng thẳng đầy sát khí của Nội Chiến, lời nào của các tu sĩ tuyên úy đều như dường mang thần khí.

Sau khi Nam Quân chiến thắng ở trận đánh có tên là "First Battle of Bull Run," còn gọi là "First Battle of Manassas" -- địa điểm của trận đánh bây giờ là công viên tưởng niệm, trên đó có viện bảo tàng ở Manassas, phía bắc tiểu bang Virginia -- thì mỗi trận đánh đều được diễn giảng là dấu hiệu của Thượng Đế nổi giận, trừng phạt phe thua trận.

Các tu sĩ Bắc Quân nói rằng Bắc Quân thua trận đó bởi vì tấn công đúng ngày Sabbath (ngày phải nghỉ theo luật đạo).

Đối với Nam Quân, chiến thắng này cho thấy Thượng Đế bênh vực chính nghĩa của họ.

Tổng Thống Abraham Lincoln cũng được so sánh như nhân vật Kinh Thánh Moses. Rable nói, "Ông ta mang nước Mỹ tới đất hứa, nhưng y hệt như nhân vật Kinh Thánh Moses, ông ta không được phép bước vào đất hứa."

Nhưng gần lúc tàn cuộc, chính Lincoln diễn giải cuộc chiến trong tinh thần Kinh Thánh, "Bài diễn văn nhậm chức Tổng Thống lần thứ nhì của Lincln có lẽ là bài diễn văn Tổng Thống nghe y hệt như bài giảng đaọ trong nhà thờ từng được đọc ra."

Vậy rồi, Cuộc Nội Chiến Việt Nam thì thánh ý Thiên Chúa ở đâu" Có trời mà biết, nếu đúng là có trời.

Ý kiến bạn đọc
07/05/201112:32:40
Khách
Neu muon biet co Ong Troi hay khong thi phai het long tim kiem thi se biet thoi.
Chan thanh gop y nen nghien cuu Kinh Thanh Tan Uoc va Cuu Uoc.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.