Hôm nay,  

Ảnh Hưởng Về Tâm Linh"

10/04/201100:00:00(Xem: 10116)

Ảnh Hưởng Về Tâm Linh"

Trần Khải
Một tạp chí về tâm linh Anh Quốc vừa phổ biến danh sách 100 nhân vật đương hữu có ảnh hưởng tâm linh nhất thế giới hiện nay, trong đó đánh giá rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đứng thứ nhì, Thiền Sư Nhất Hạnh đứng thứ tư... Danh sách này có thể làm một số người hài lòng, nhưng tất nhiên nên xem là bất toàn, bởi vì có quá nhiều bất ngờ và khó đồng thuận đối với nhiều người, nhiều thành phần. 
Danh sách 100 nhân vật này được tạp chí Watkins Review mệnh danh là "The Spiritual Power List" (Danh Sách Quyền Lực Tâm Linh). Bản doanh tạp chí ở London, xuất bản bởi tiệm sách Watkins Books, thiết lập từ hơn 100 năm trước bởi John M. Watkins, một người bạn của Madame Blavatsky.
Chung quanh nhà sách này, và cả nhân vật sáng lập có đầy các huyền thoại. Thí dụ, chuyện giao tiếp với "cõi trên," và những chuyện huyền thuật. Thí dụ, người ta từng kể rằng Aleister Crowley (1875-1947) -- một nhà huyền thuật nổi tiếng Anh Quốc, và là người trong cuộc thăm dò năm 2002 của đài BBC đã bầu làm Người Anh Vĩ Đạị thứ 73 trong mọi thời kỳ -- đã có một lần "hô biến toàn bộ sách trong tiệm sách này và rồi bí ẩn sách lại xuất hiện ra." (Bài "100 Most Spiritually Influential People and the Charms of Pop Spirituality" trên theenlessfurther.com)
Nghe đúng là huyền thuật. Nhưng đó là chuyện thời xưa. Bây giờ có thể rằng chuyện thiết lập danh sách này sẽ nghiêm túc hơn, hãy giả thiết như thế. Thực ra, tạp chí này không lấy gì làm ghê gớm, nhưng đối với dân Anh Quốc (và với người đọc Anh ngữ) thì mới là vấn đề. Nếu bạn là người chuyên đọc tiếng Pháp, hay tiếng Trung Quốc, thì tạp chí Anh này kể như là vô danh, không đáng nhắc tới. Thêm nữa, có thể rằng tạp chí Watkins Review (30,000 độc giả toàn cầu) đang thiếu tiếng vang, nên cần làm một danh sách kiểu như rằng mình có thẩm quyền chấm điểm các nhà hoạt động tâm linh toàn cầu (giả thiết thôi, nhưng có thể cũng là một kỹ thuật gây tiếng vang).
Tiêu chuẩn mà tạp chí Watkins Review (watkinsbooks.com) nêu ra khi thiết lập danh sách 100 người ảnh hưởng tâm linh nhiều nhất thế giới là: (1) Nhân vật này phải còn sống; (2) Phảỉ có đóng góp tâm linh và độc đáo trên tầm mức thế giới; (3) Nhân vật naỳ phiả được thường xuyên tìm trên mạng, phải vào trong Nielsen Data (bản thống kê Nielsen về số người xem trên truyền hình), và phải được dân chơi blog nói thường xuyên.
Thử nhìn vào danh sách 10 người đứng đầu trong Danh Sách 100 Cao Thủ Tâm Linh này:
1. Eckhart Tolle.
2. Dalai Lama.
3. Wayne Dyer.
4. Thich Nhat Hanh.
5. Deepak Chopra.
6. Louise Hay.
7. Paolo Coelho.
8. Oprah Winfrey.
9. Ken Wilber.
10. Rhonda Byrne.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đứng hàng thứ 2, Thiền Sư Nhất Hạnh hàng thứ 4. Như thế, Đạo Phật
Nhân vật đầu sổ là Eckhart Tolle, tác giả 2 cuốn sách nổi tiếng "The Power of Now" và "A New Earth." Kinh nghiệm lớn nhất của Tolle là "cảm giác về vô ngã," nghĩa là một chứng ngộ rằng không có cái gì gọi là "cái tôi." Tolle cũng từng sống trong một tu viện Phật Giáó, nhưng điều giảng dạy của ông tự nhận là không theo tôn giáo nàò, nhưng "sử dụng giáo lý từ Thiền Tông Phật Giáo, Hồi Giáo Thần Bí Sufism, Ấn Độ Giáo và Kinh Thánh Bible." Nghĩa là, có phải nhờ vào giáó lý lẩu thập cẩm, nên độc giả và khán giả TV ai cũng thấy quen quen" Không rõ. Đứng đó là chuyện khác.


Điều chúng ta nhận ra rằng, khuynh hướng tràn ngập trong việc chọn lựa là thường đánh giá cao các nhà văn kiểu "motivation," nghĩa là các nhà văn kiểu giáo lý học làm người, kiểu giáó lý tự an ủi, tự chấn chỉnh tâm linh, tự động viên để vượt qua các trở ngại. Tại sao Watkins Review đánh giá cao các nhà văn kiểu học làm người bởi vì họ có số đông khán giả.
Người đứng đầu là Tolle, thực sự là một nhà thần bí.
Nhưng người thứ 3 là Wayne Dyer chỉ là một nhà văn kiểu "self-help" (tự động viên), cũng có những sóng gió riêng trong đời: ông cưới 3 đời vợ, có 8 con và bị bệnh ung thư máu từ năm 2009. Dù vậy, sách của ông và những lần xuất hiện trên TV đều lôi cuốn được số đông.
Phải chăng, vì kinh tế suy thoái, vì khủng hoảng tài chánh toàn cầu, mà độc giả toàn cầu ưa chuộng các loại sách self-help để khỏi bị ưu trầm, khỏi nghĩ quẩn tới mức tự tử, khỏi nổi khùng, vân vân"
Người hàng thứ 4 là Deepak Chopra, người từng tập thiền và có giảng dạy mang tính tổng hợp nhiều khuynh hướng Ấn Độ Giáo. Thực tế, cũng là một nhà văn có các tác phẩm kiểu self-help , trong đó, tuy ông là bác sĩ có giấy phép ở California nhưng lại rao giảng về chữa bệnh bằng thiền định và nền y khoa cổ Đông Phương Ayurvedic.
Người hàng thứ 6 là Louise Hay, một nhà văn self-help, cổ vũ độc giả tập cách suy nghĩ tích cực để tự biến đổi cuộc đời.
Thứ 7 là Paolo Coelho, người nổi tiếng về viết tiểu thuyết.
Thứ 8 là cô Oprah Winfrey, một nghệ sĩ truyền hình. Thực ra, cô không hướng dẫn tâm linh gì hết, tại sao tạp chí Watkins Review đưa cô vào danh sách này" Hẳn nhiên, cô được báo giới Mỹ và Anh đánh giá là "phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất thế giới," nhưng sao lại để cô vào danh sách tâm linh" Có phải vì tạp chí này muốn chiều lòng các nữ độc giả đang ưa thích nghe cô naỳ"
Thứ 9 là Ken Wilber, một nhà văn và là nhà hoạt động tâm linh, tự nhận là chịu ảnh hưởng Phật Giáo và cuốn Đạọ Đức Kinh của Lão Giáo.
Thứ 10 là Rhonda Byrne, cũng một nhà văn self-help.
Như thế, trong 10 người đầu sổ, thấy rõ khuynh hướng tư tưởng tự động viên kiểu nhà văn self-help được tạp chí này đánh giá ưu thế. Và rồi tư tưởng Phật Giáo.
Một câu hỏi: Đức Giáo Hoàng ở vị trí nào" Trong danh sách này, Đức Giáó Hoàng của Đạo Công Giáo được xếp hàng thứ 34, nhưng ghi bằng tên thật "Joseph Alois Ratzinger," mà không ghi tước hiệu. Cũng lạ, bởi vì Đức Giám Mục Desmond Tutu đứng hàng thứ 28, cũng không ghi chức sắc trong đạo. Trong khi đó, Watkins Review ghi danh xưng "Dalai Lama," mà không ghi tên thật Tây Tạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Tuy nhiên, có một điều thấy rằng, danh sách này không thực sự chính xác. Thí dụ, nếu một báo Trung Quốc hay báo Nhật Bản chọn lựa, danh sách sẽ khác hơn. Hay thí dụ, nếu thăm dò tại Việt Nam, có thể thấy Thiền Sư Thích Thanh Từ có thể có ảnh hưởng hơn Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Và dĩ nhiên, nếu thăm dò tại Phi Luật Tân, Đức Giáo Hoàng sẽ là vị trí số một.
Danh sách này chỉ giành cho người đọc tiếng Anh thôi, và cũng có đầy các thiên vị tất yếu.
Tương tự, cũng như các giải thưởng văn học tại Việt Nam, cũng đâỳ các thiên vị khả nghi. Thậm chí, như bài thơ "Trăng Nghẹn" một thời cũng bị trù dập thê thảm trong một giảỉ thưởng ở Miền Tây VN.
Đó là sự bất toàn của con người: không thể nào thoát nổi sự thiên lệch.
Bởi vậy, nếu danh sách 100 người ảnh hưởng tâm linh nhất thế giới, thì báo trong nước sẽ bằng mọi giá để Ông Hồ Chí Minh vào hàng Top-5 hay Top-10, thậm chí có thể là hàng số một (bất kể, ông đang ở cõi khác rồi), có thể đoán như thế.
Bởi vậy, cổ nhân mới nói, đừng tin hoàn toàn vào sách vở.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.