Hôm nay,  

Chìa Khóa Khoa Học

11/05/200400:00:00(Xem: 4693)
Phát minh khoa học là chìa khóa của tiến bộ, và đôi khi có thể cứu cả một lĩnh vực kỹ nghệ và có khi có thể cứu nguy cho nền kinh tế của cả một quốc gia. Chúng ta thử hình dung, thí dụ, nếu không phải từ Hoa Kỳ, mà công trình phát minh ra máy điện toán lại xuất phát từ Hà Nội... hay giả như nhu liệu Windows không phải do Bill Gates phát minh, mà lại do một sinh viên Sài Gòn soạn thảo ra thì nền kinh tế cả nước Việt Nam có thể đã có những bước nhảy bất ngờ.

Chính vì nhờ khoa học có sức mạnh quyết liệt như thế, nên Hoa Kỳ trước giờ vẫn đi đầu thế giới gần như trên mọi lĩnh vực khoa học. Nhưng bây giờ thì, Mỹ đang chậm lại trong cuộc chạy đua về các lĩnh vực phát minh khoa học. Đó là một lời báo động cụ thể đưa ra bởi các chuyên gia liên bang và tư nhân. Chứng cớ đưa ra là các con số giải thưởng trao cho các khoa học gia Hoa Kỳ, và số lượng các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí nghiên cứu khoa học uy tín.

Các tiến bộ khoa học của nước khác bây giờ thường khi ngang bằng và còn có khi vượt qua cả Hoa Kỳ, nhưng công chúng lại biết rất ít về khuynh hướng này và cũng không thấy hết được ảnh hưởng về thị trường lao động, về an ninh quốc gia, hay về sức mạnh của đời sống văn hóa Hoa Kỳ.
"Phần còn lại của thế giới đang bắt kịp chúng ta," theo lời John E. Jankowski, nhà phân tích gia cao cấp của National Science Foundation (NSF), cơ quan liên bang chuyên theo dõi các khuynh hướng khoa học. "Tiến bộ khoa học không còn là lĩnh vực riêng của Hoa Kỳ."

Và nhân loại bất kỳ lúc nào cũng cần phát minh khoa học cả, nhất là khi thế giới đang gặp nhiều nan đề như bây giờ. Thí dụ như các mặt trận khoa học nổi bật hiện nay: cuộc chiến chống bệnh hoạn, nhu cầu tìm nguồn năng lượng mới, giải quyết ô nhiễm môi sinh, và vân vân. Về mặt kinh tế, nếu thua nước khác, hiển nhiên là lợi nhuận từ các phát minh khoa học sẽ nằm ngoài nước Mỹ, và Hoa Kỳ sẽ khó tìm thuê các tài năng khoa học.

Một lĩnh vực cạnh tranh quốc tế là chuyện tác quyền phát minh. Người Mỹ vẫn đang chiếm đa số về tác quyền phát minh, nhưng tỉ lệ này đang giảm dần khi nhiều nhà khoa học ngoại quốc, đặc biệt là Á Châu, đang dẫn đầu ở vài lĩnh vực phát minh. Bản quyền kỹ nghệ Hoa Kỳ đã giảm đều đặn các thập niên qua, và bây giờ đứng ở mức 52%.

Giảm nhiều hơn nữa, còn có thể thấy ở các cuộc nghiên cứu có các bản tường trình. Tạp chí Physical Review, một trong các tạp chí hàng đầu về vật lý, mới đây đưa ra thống kê các bản nghiên cứu Hoa Kỳ trong 2 thập niên qua đã giảm từ chỗ nhiều nhất để xuống vị trí thiểu số: năm ngoái, tổng số bản phúc trình nghiên cứu khoa học của Mỹ chỉ có 29%, trong khi năm 1983 là 61%.

Chủ bút của tạp chí trên là Martin Blume, nhận xét rằng Trung Quốc đã vượt lên hàng đầu khi trình hơn 1,000 bản phúc trình nghiên cứu mỗi năm.
Theo lời các nhà phân tích, Aâu Châu và Á Châu đang đi lên, nhưng các tiến bộ khoa học của họ không được mấy ai chú ý tại Hoa Kỳ. Thí dụ, hồi tháng 3, các khoa học gia Aâu Châu loan báo rằng một trong các phi thuyền của họ đã dò ra chất khí methane trên bầu khí quyển Hỏa Tinh - một dấu hiệu cho thấy có thể có các vi sinh vật dưới mặt hành tinh đó. Khám phá khoa học đó đăng trên khắp trang nhất các báo từ Paris tới Melbourne. Nhưng lúc đó thì dân Mỹ lúc đó không ai để ý gì tới tin đó cả, vì đầu óc họ bị chiếm ngự bởi các xe thám hiểm tự hành mà các khoa học gia Hoa Kỳ thả lên Hỏa Tinh thành công.
Chưa hết, Aâu Châu đang tìm cách chế ngự lĩnh vực vật lý lượng tử bằng cách xây dựng dàn máy phá vỡ nguyên tử (atom smasher), dự kiến sẽ khánh thành vào năm 2007. Chỉ riêng đường hầm vòng tròn của dàn máy này đã dài tới 17 dặm.

Nhiều nhà phân tích khác lại cho rằng những bước tiến khoa học từ Á Châu mới là thách thức lớn đối với Hoa Kỳ. Bà Diana Hicks, chủ tịch chính sách công cộng của Viện Kỹ Thuật Georgia, noí về bước tiến khoa học Á Châu về phát minh khoa học, "Thiệt không thể tin nổi. Thật là kinh ngạc khi nhìn thấy số lượng các bản phúc trình nghiên cứu và bản quyền khoa học cứ đưa ra ào ạt như thế."
Jack Fritz, viên chức cao cấp của National Academy of Engineering, một cơ quan cố vấn cho chính phủ liên bang, nhận xét đó là do ảnh hưởng toàn cầu hóa, và "sự suy giảm của khoa học Hoa Kỳ là chuyện lớn kế tiếp mà chúng ta sẽ phải thích ứng với."

Tất nhiên là chính phủ Mỹ thấy hết mọi chuyện. Bên Dân Chủ thì tấn công ngay chính phủ Bush. Tom Daschle, lãnh tụ Dân Chủ Thượng Viện, mới đây nói trong một diễn đàn về chính sách tại Washington trong hội nghị của The American Association for the Advancement of Science, rằng chính phủ Bush làm suy yếu làng khoa học Mỹ vì không bơm đủ tiền cho các cuộc nghiên cứu khoa học.
Cố vấn khoa học của TT Bush là John H. Marburger III, cũng tham dự hội nghị đó, phản công liền, rằng tổng ngân sách nghiên cứu của chính phủ Bush đã tăng tới kỷ lục cao, và chưa có gì để lo cả, "Bầu trời chưa sụp đổ lên maí nhà khoa học. Có thể có chút mây - không, nói đúng là là có vài chuyện cần chú ý."
Cả TNS Daschle và ông cố vấn Marburger đều nói đúng, mỗi người một nửa sự thật. Vấn đề thứ nhất là, có phải tăng ngân sách nghiên cứu là có phát minh khoa học nhiều không, như kiểu ngày xưa" Chưa chắc. Thứ nhì, trong thời Chiến Tranh Lạnh, Mỹ đã bơm hơn 1 ngàn tỉ đô vào nghiên cứu, thế là phát minh đủ thứ, trong đó có cả tia laser, cải thiện y tế để tăng tuổi thọ, đưa ngùi lên Mặt Trăng, và uy tín của nhiều Giải Nobel. Bây giờ thì tiền nghiên cứu vẫn cao: năm nay nhiều hơn các năm trước với 126 tỉ đô. Đó là chưa kể tiền của kỹ nghệ Hoa Kỳ góp chung vào tiền liên bang cho nghiên cứu, và gộp lại thì nhiều hơn tiền nghiên cứu của bất kỳ nước nào hay khối nào. Nhưng kết quả lại không như ý, chỉ vì vai trò quân sự tốn kém của Mỹ: năm nay (2004), tài trợ nghiên cứu quân sự tới 66 tỉ đô, cao hơn bất kỳ năm nào trong thời Chiến Tranh Lạnh, và vượt xa bất kỳ nước nào khác.

Còn chuyện buồn của thế hệ đi sau nữa chứ. Số lượng các tân tiến sĩ trong lĩnh vực khoa học vọt lên đỉnh cao năm 1998 và rồi giảm 5% ngay trong năm kế tiếp, nghĩa là mất hơn 1,300 nhà khoa học trẻ.
Tại sao như thế" Thời điểm cuối thập niên 90s vừa nói đó quan trọng lắm: một loạt các công ty điện toán và tin học phá sản, phần lớn các công ty sống sót thì cổ phiếu sụt giá liên tục; kinh tế bắt đầu suy thoái khi Clinton trao quyền cho Bush, và đời sống gian nan hơn làm sinh viên khó đi đường dài; hàng loạt công ty Hoa Kỳ dọn xưởng ra hải ngoại, và người ta dễ tìm việc làm trong lĩnh vực kinh tế dịch vụ hơn là các ngành khoa học.

Mặt khác, một sức mạnh trước giờ của khoa học Mỹ là chất xám người ngoại quốc, nhưng sau thời kỳ đỉnh cao vào giữa thập niên 1990s thì số lượng sinh viên tiến sĩ từ Trung Quốc, Aán Độ và Đài Loan có ý định ở lại Mỹ đã giảm đi tới con số hàng trăm, theo bản nghiên cứu của The National Science Foundation.
Điều băn khoăn lớn của người đọc các bản nghiên cứu này là, khi nói về Á Châu chúng ta thấy tên các nước như Nhật, Aán Độ, Trung Hoa, Nam Hàn, Singapore, vân vân... mà vẫn không thấy nhắc gì tới Việt Nam. Nước mình như dường không có tên trên bản đồ khoa học thế giới. Thiệt là tội hết sức. Có phải là tại chế độ Hà Nội" Không thấy ai nêu lên câu hỏi này trên các báo nhà nước CSVN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.