Hôm nay,  

Ý Nghĩa Của Ngày 30/4 Với Tuổi Trẻ Vn

10/05/200400:00:00(Xem: 5985)
Trong buổi Phát thanh "Văn Hóa Giáo Dục" của Hội Văn Hóa Việt vào sáng Chủ Nhật 18/4/2004, từ 9 giờ đến 10 giờ trên làn sóng AM 1120, San Jose- California, Giáo sư Trần Công Thiện và Luật sư Đỗ Doãn Quế đã luận đàm với Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, một chuyên gia trẻ tại San Jose, về cảm tưởng của mình nhân Mùa Quốc Hận 30 tháng 4. Sau đây là nội dung buổi Phát thanh.

GS Thiện: Kính thưa quý thính giả thân mến, cách đây 50 năm, tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève chia cắt Việt Nam tại vĩ tuyến 17, đặt Miền Bắc dưới chế độ Cộng sản. Mặc dù bị cản ngăn, trên một triệu đồng bào vẫn gạt lệ rời bỏ quê Cha đất Tổ, xuống tàu vào Nam để sống tự do. Tuy nhiên 20 năm sau đó, 1975, họ lại phải bỏ nước ra đi để tránh chế độ độc tài Cộng sản. Trong số trên hai triệu người Việt Nam tị nạn hải ngoại có những người ưu tú làm vẻ vang cho dân tộc Việt. Riêng tại San Jose, chúng ta hãnh diện có một Bác sĩ chuyên khoa nổi tiếng, đáng làm gương sáng cho giới trẻ. Đó là Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, đang có mặt trong phòng vi âm với chúng tôi. Xin Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh lên tiếng chào quý thính giả của chương trình.

BS Tánh: Xin kính chào quý thính giả. Tôi là BS Phạm Hoàng Tánh, xin kính chào GS Trần Công Thiện và LS Đỗ Doãn Quế.

GS Thiện: Thưa BS Phạm Hoàng Tánh, cách đây 2 tuần, sinh viên lớp Văn Hóa người Mỹ gốc Việt hay Social Science 40, 3.0 tín chỉ của Trường Evergreen Valley College do tôi phụ trách, được xem cuốn Video nhan đề: "To live free or to die" tạm dịch là "Sống tự do hay chết". Tài liệu lịch sử này mô tả hai cuộc di cư năm 1954 và 1975 mà gia đình Bác sĩ là chứng nhân. Trong Video, Bác sĩ có dịp xuất hiện, phát biểu về các giai đoạn khó khăn và khổ cực mà Bác sĩ đã trải qua để đi đến thành công. Các sinh viên rất ngưỡng mộ và xem Bác sĩ là một gương sáng để noi theo. Giờ này, các em và gia đình đang theo dõi chương trình phát thanh của chúng ta. Xin Bác sĩ chia sẻ quan điểm về 30 tháng 4 và những hệ lụy của ngày lịch sử này đối với dân tộc nói chung và giớ trẻ Việt Nam nói riêng.

BS Tánh: Xin cảm ơn GS Thiện. Là một người ở thế hệ trẻ, đến sống tại đất nước Hoa Kỳ, tôi là một người di cư năm 1975. Ngày 30 tháng 4 năm đó, đánh dấu một khúc quanh lịch sử quan trọng cũng như đánh dấu một ngày đặc biệt của đời tôi. Dưới mắt một người trẻ trên đất nước Hoa Kỳ, thì ngày 30 tháng 4 phải nói là một ngày rất buồn, ngày rất đen tối cho dân tộc Việt. Để nhìn lại, phải lấy một quốc gia nào đó làm tiêu chuẩn và khi nhìn lại ngày 30 tháng 4 thì mới biết quốc gia Việt Nam nằm ở đâu trên bình diện thế giới. Tôi xin lấy Hàn Quốc làm thí dụ. Nam Hàn cũng đã trải qua một cuộc nội chiến giữa Nam và Bắc Hàn, song Nam Hàn rất may mắn không lọt vào tay Cộng sản. Ngày hôm nay, nền kinh tế cũng như sức mạnh của Nam Hàn đứng vào hàng đầu của thế giới, không kém Nhật Bản hay các quốc gia Tây Âu. Nhưng nhìn lại, Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với số lượng đông dân mà tiền mỗi người có hàng năm không quá 400 đô la, đứng vào hàng nghèo nhất thế giới.
Ngày 30 tháng 4 là ngày như thế nào" Dưới ánh mắt một người trẻ, dù rằng ở đây người trẻ có thành công như thế nào đi nữa và tôi cũng không dám nhận là người thành công, song nhìn lại rất là hổ thẹn vì Quốc gia Việt Nam mình đứng hàng chót so với các nước khác.
Ngày 30 tháng 4 nên là một ngày buồn hay vui " Người trẻ phải hiểu rằng, nếu không có ngày 30 tháng 4 thì ngày nay Việt Nam có thể đứng vào hàng đầu thế giới rồi chớ không phải là một quốc gia nghèo nhất thế giới. Tôi kêu gọi những người trẻ phải giữ vững lập trường, hiểu rõ trách nhiệm của mình trước ngày 30 tháng 4. Là những người trẻ ở hải ngoại, quý vị có rất nhiều kỹ thuật và môi trường tiến thân, những môi trường mà tuổi trẻ ở Việt Nam không có và chẳng bao giờ có được. Quý vị phải ráng tìm cách mang những gì chúng ta có được đó đến cho dân tộc mình. Điều quan trọng nhất là phải biết làm gì không để bị lợi dụng và mang danh là nối giáo cho giặc. Vấn đề ở đây khi nhìn lại, tất cả mọi người đều muốn làm cái gì đó cho Việt Nam, nhưng mà để biết việc làm của mình có ảnh hưởng thế nào cho dân tộc Việt thì chắc chắn quý vị cần hiểu rõ trước khi đưa chân bước vào. Khi mà GS Thiện và LS Quế mời tôi đến đây, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề và đứng vào địa vị của một y sĩ. Tôi đã từng nghe các đồng nghiệp của tôi tranh luận có nên về giúp cho Việt Nam hay không, hay là nên ở lại đây và nhất quyết không làm việc với nhà cầm quyền Cộng sản. Đây là vấn đề chúng tôi đặc biệt để ý đến. Vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc làm của thế hệ trẻ trong tương lai. Bác Sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Y Sĩ Việt Nam Thế giới đã có lần lên tiếng. Bác sĩ Tuấn cho biết là chính Bác sĩ Tuấn đã về Việt Nam và sau khi Bác sĩ Tuấn đã có kinh nghiệm về giúp Việt Nam thì Bác sĩ Tuấn cho biết rằng khi một người trẻ về giúp Việt Nam thì như công dã tràng, chẳng khác nào như giọt nước nhỏ vào đại dương. Vấn đề ở đây là vì ngành y khoa ở Việt Nam đã bị chia đôi. Những người nào có đủ khả năng và tiền bạc thì sẽ được giới y sĩ cũng như ngành y tế giúp đỡ đặc biệt, trong khi đó, giới nghèo đói bị bỏ quên. Điều buồn là giới nghèo đói rất là đông, 98% dân Việt là người nghèo với số lương không quá 400 đô la một năm. Cũng vì ngành y tế chia đôi này, tất cả những gì chúng tôi mang về để giúp đỡ cho Việt Nam có thể sợ không giúp cho dân tộc Việt Nam mà chỉ vào tay một thiểu số nào đó mà thôi. Nói cách khác, đó là nối giáo cho giặc, tức là giúp cho những người hiện đang ở vào địa vị quyền thế, tiếp tục nắm giữ quyền thế đó để tồn tại lâu dài hơn.
Khi nhìn lại những gì chúng tôi có thể làm ở bên này để giúp cho dân Việt, việc đầu tiên chúng tôi nghĩ đến là làm thế nào tiến thân tự mình bằng cách học hỏi và chờ dịp có thể về giúp cho dân tộc. Vấn đề tiên quyết là làm thế nào có thể giúp cho rất nhiều người chớ không phải chỉ có một thiểu số mà thôi. Có nhiều y sĩ và mạnh thường quân đến nhờ tôi về Việt Nam giải phẫu mắt cho vài nghìn người. Tôi nghĩ tôi có thể giải phẫu vài nghìn người hay vài trăm nghìn người nhưng đối với 81 triệu người thì không thể chữa nổi. Vấn đề không phải là làm cho một số người sáng mắt mà làm cách nào cho nhà cầm quyền sáng mắt ra, mang lợi ích đến cho toàn thể dân tộc chớ không chỉ làm sáng mắt cho một số người mà thôi.

LS Quế: Thưa Bác sĩ, tiếp theo câu hỏi của GS Thiện, tôi có một kinh nghiệm không biết là tôi may mắn hay là bất hạnh, bị kẹt lại khi nước ta bị mất về tay Cộng sản năm 1975. Vì bị kẹt lại, tôi đã nhìn thấy những cảnh rất đau lòng và cũng học được rất nhiều điều bổ ích trong hoàn cảnh đau thương của nước ta, tức là nhìn thấy sự thật 100% với tất cả những cái sống động của đời sống thực chứ không phải nghe nói mà thôi. Một trong những câu truyện như thế này: Vào đầu thập niên 1950 tôi có một anh bạn học cùng lớp bậc trung học. Khi xong trung học, tôi vào Đại học Luật và anh ta vào Đại học Y khoa tại Hà Nội, lúc đó là Université de l'Indochine. Năm 1954, khi quân Cộng Sản chiếm Miền Bắc như GS Thiện vừa mới nói, một số đông đồng bào Việt Nam nhất quyết bỏ lại tất cả tài sản, sự nghiệp mồ mả ông cha để di cư vào Nam vì không thể nào sống dưới chế độ Cộng sản, dù là một ngày. Gia đình tôi là một trong những gia đình đó. Chúng tôi vào Nam, song chẳng may đến năm 1975, nước ta lại mất vào tay Cộng sản. Tôi bị kẹt lại, thì một hôm, không hiểu vì sao anh bạn tôi vừa mới nói ở trên, đã mò đến được nhà tôi thăm hỏi. Anh ta cho biết đã đậu bác sĩ và đang làm Bác sĩ phục vụ trong bộ Y tế của Cộng sản Bắc Việt. Thôi thì bao nhiêu năm mới được gặp nhau, tôi dẹp qua tất cả mọi truyện bất đồng, dẫn anh ta ra ngoài đường phố. Lúc đó, tất cả cơ sở của Chính phủ cũng như tư nhân đem bán đổ bán tháo những đồ tồn kho. Tôi đến khu nhà thương Quảng Đông trong Chợ Lớn. Họ bán ra rất nhiều bông, băng, các dụng cụ y tế và tôi mua cho anh ta một cái ống nghe. Không cần phải là Bác sĩ, ai cũng biết đó là dụng cụ rất thông thường để khám bệnh mà các bác sĩ thường đeo tòn ten trước ngực, song anh ta nhất định không nhận. Anh ta nhất quyết không lấy. Tôi lấy làm lạ hỏi anh ta: "Tại sao "toa" là một bác sĩ mà không dùng dụng cụ cần thiết này. Đây là món đồ mới, còn trong hộp, sản phẩm rất tốt do Đức chế tạo". Từ chối mãi, cuối cùng anh ta đành phải thú nhận là anh ta không biết nghe, không biết xử dụng. Tôi choáng hồn, không thể hiểu tại sao lại có truyện đó thì anh ta mỉm một nụ cười cay đắng và nói rằng: "Toa" không biết, "moa" còn khá, chớ có những bác sĩ ở Hà Nội, chỉ vừa biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ thôi". Tôi hỏi tại sao như thế mà làm bác sĩ được. Anh ta trả lời: "Nếu thế thì "toa" rất là nhầm. Bác sĩ ở trong chế độ là do Đảng cho chớ không phải do mình học mà ra. Người nào trung thành với Đảng được Đảng tin cậy thì Đảng cho làm Bác sĩ, không cần biết người đó có tài chữa bệnh hay không, mà phần lớn là không". Thế thì, anh ta đã nói cho tôi nghe khía cạnh kinh khủng của chính sách gọi là: "Hồng hơn chuyên" của Cộng Sản. Tóm lại, nôm na mà nói: "Sống chết mặc bay, chỉ cần đứa nào phục vụ cho Đảng thì đứa đó được sống, đứa nào không phục vụ cho Đảng thì đứa đó phải chết, còn dân chúng không cần nói đến. Đảng không biết họ là ai cả".
Đến khi chiếm được Miền Nam, chúng ra một cái lệnh quái gở là tất cả các "bác sĩ Ngụy", tức Bác sĩ do Việt Nam Cộng Hòa huấn luyện, đều không được hành nghề. Chỉ các "bác sĩ cách mạng" mà dân chúng gọi là "bác sĩ dép râu" mới được quyền chữa bệnh. Biết bao nhiêu người đã chết oan vì cái lệnh quái gở này, cái chính sách khủng khiếp này!! Một trong những người chết oan là bạn tôi - một ông Luật Sư mà vì kính trọng người đã chết, tôi không muốn nói tên. Ông ta là một Luật sư lớn tuổi hơn tôi, song không biết vì lý do gì, khi Việt cộng chiếm Miền Nam, ông ta bỗng giở giọng ca tụng cộng sản hết lời. Chẳng may ông ta bị bệnh, được đưa vào bệnh viện tại Chợ Lớn. Vị Giám đốc bệnh viện không ai khác hơn là người bạn thân của ông ta từ hồi còn nhỏ, nhưng mà ông Bác sĩ không chữa. Ông luật sư hỏi: "Tại sao "Toa" để cho "Moa" chết mà "Toa" không chữa" Ông bác sĩ mới nói rằng không phải ông không chữa nhưng vì "cách mạng" không cho ông chữa. Ông Luật Sư nói tiếp: "Toa" nỡ để cho "Moa" chết hay sao "" Ông bác sĩ trả lời: "Không phải một mình "toa" chết mà cả dân tộc này chết. "Moa" thúc thủ vì đó là ý muốn của Đảng chớ không phải lỗi của "Moa". Vậy "Toa" cũng nên yên phận, "Moa" không làm gì hơn được vì Đảng muốn như vậy.
Vậy thưa Bác sĩ, có những truyện ghe gớm đến độ, người ta dùng những thứ thuốc bá bệnh tên là "Xuyên Tâm Liên". Tôi nghe nói cái gì cũng chữa bằng "Xuyên Tâm Liên", không biết nó là cái gì song Đảng cho rằng đó là phương thuốc chữa được bá bệnh, còn tất cả các thứ thuốc khác của bên Tư Bản đều bỏ đi hết. Ghê gớm hơn nữa là thứ thuốc gọi là "Phân tồn tính" tức là phân người đốt thành than cho bệnh nhân uống mà theo lời của Đảng thì cũng chữa được bách bệnh. Tại Bệnh viện Bình Dân Saigòn, theo lời một bệnh nhân nói với tôi thì Phòng Cấp cứu chỉ có độc nhất một lọ "dầu Bác sĩ Tín". Đó là sự thật khi chúng tôi còn ở lại. Tôi xin hỏi Bác sĩ rằng, theo ý Bác sĩ, với chính sách "Hồng hơn Chuyên" đó, Đảng cộng Sản Việt Nam sẽ đưa sức khỏe của Dân tộc Việt Nam cũng như ngành Y tế của nước ta đi về đâu""

BS Tánh: Dạ thưa LS Quế, đây là câu hỏi chúng tôi đã đặt ra nhiều lần trong giới Y sĩ của chúng tôi. Điều quan trọng ở đây là dân tộc Việt Nam cũng như sức khỏe của người Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người Việt hay người Mỹ gốc Việt ở tại đất nước này. Gần đây, sự đi lại liên hệ rất là nhiều và có những bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam có thể lây qua đây. Các Hội Y sĩ Thế giới cũng như cơ Quan Y Tế Thế giới đã nhiều lần lên tiếng cảnh cáo về vấn đề này với chính quyền Việt Nam. Gần nhất đây là bệnh cúm gà mà đa số quý đồng bào cũng đã nghe qua. Năm nào cũng có bệnh. Năm trước là bệnh SARS, năm nay thì BỆNH CÚM GÀ, không biết năm tới sẽ có vi khuẩn gì nữa. Vấn đề ở đây là chính sách Hồng hơn Chuyên đó vẫn còn được xử dụng tại Việt Nam. Kiến thức của người Y sĩ không phải là điều quan trọng nhất mà chính là lợi ích của một thiểu số cầm quyến nào đó thôi.Vì lợi ích của nhóm cầm quyền đó mà dân tộc có thể bị đưa vào chỗ chết, không có đường ra. Liệu thế giới có cho phép chuyện đó xẩy ra hay không. Và các quốc gia lân cận Việt Nam cũng như các quốc gia Tây Phương đã cảnh cáo Việt Nam về vấn đề này. Nếu Việt Nam không thể kiểm soát được bệnh trạng của họ thì có thể bị cắt đứt đi tất cả mọi sự liên lạc. Cơ sở Y Tế tại Quận Santa Clara nói riêng đã dự định cấm những người có bệnh đặt chân vào Quân hạt, bất kỳ là người Mỹ hay người của bất cứ Quốc gia nào đến từ nơi có bệnh như là Việt Nam nếu nơi đó đang có bệnh dịch. Họ tiên đoán rằng có thể một ngày gần đây sẽ có một bệnh cúm rất là nguy hiểm.


Cách đây gần 100 năm có một bệnh cúm đã giết một phần tư nhân số thế giới. Họ tiên đoán bệnh cúm này sẽ trở lại. Họ tiên đoán hơn nữa là bệnh cúm này sẽ đến từ Đông Nam Á. Nguyên nhân vì sao " Rất là đơn giản. Những quốc gia có hoàn cảnh nghèo khó đưa đến trường hợp thiếu thốn vệ sinh thì bệnh dễ bị lây lan và nhất là cầm thú có liên hệ với người thì cầm thú đó có thể truyền bệnh của nó sang người. Vì cơ quan miễn nhiễm của người không có yếu tố miễn dịch để chống lại loại vi khuẩn mới này, nếu bị mắc phải thì số tử vong sẽ rất là cao. Từ hồi nào tới giờ, hệ thống kháng dịch của người không có được những miễn dịch để mà chống nó cho nên khi gặp vi khuẩn mới này thì hệ thống miễn dịch không đủ sức để chống lại, đưa đến tình trạng thiệt mạng.
Khi chúng tôi đặt vấn đề này thì chúng tôi đã nghĩ cách nào để bảo vệ ít nhất là sức khỏe của người dân ở đây không nói gì đến người dân ở Việt Nam. Chúng tôi đã có những chiến dịch làm thế nào để mà giúp cho những người ở đây hiểu trong những trường hợp bên đó có bệnh dịch thì tránh không nên về, kêu gọi đồng bào không nên về cho đến khi bệnh dịch hoàn toàn bị kiểm soát cũng như kiềm chế. Vấn đề ở đây là nếu chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục chính sách "Hồng hơn Chuyên" này, không sớm thì muộn thế nào cũng có một thứ vi khuẩn mà không có loại thuốc nào có thể trừ được, không có thuốc ngừa, mà khi nó đến thì nó sẽ đưa ra rất nhiều vấn đề không những cho người Việt Nam mà cho cả thế giới, có thể đưa đến sự diệt vong của cả dân tộc.
Với hệ trạng đó, chúng tôi phải làm thế nào" Chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với Sở Y Tế thế giới (WHO), Center for Desease Control (CDC). Hiện thời CDC đã có nhân viên đến Việt Nam để giám sát xem bệnh có thoát ra bên ngoài hay không" Với những phương pháp đó, chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể biết trước hay biết kịp thời nếu tình trạng dịch bị lan rộng. Nếu biết như vậy, chúng tôi có thể ra thông cáo ngay, không cho sự liên hệ đi lại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong trường hợp đó.
Còn nói về làm thế nào để thay đổi chính sách đó thì tôi nghĩ chỉ có cách là thay đổi cả guồng máy của Cộng Sản thì mới thay đổi được chính sách này. Rất tiếc, đó là vấn đề lớn vì nó bao gồm cả chính trị và kinh tế trong đó, với kiến thức và cương vị của một Y sĩ thì không thể nào đưa ra một giải pháp để thay đổi cả một chính sách của guồng máy đó.

LS Quế: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ cho biết chính sách "Hồng hơn Chuyên" không mang lại lợi ích nào và rất là nguy hiểm cho sức khỏe của dân chúng Việt Nam, không những ở Việt Nam mà cả ở Mỹ nữa. Có người cho rằng khi Đảng ra thông cáo là đã hết bệnh thì hết bệnh rồi, việc gì phải lo nữa. Cũng như gần đây, trong vụ cúm gà, Bộ Y tế Cộng Sản Việt Nam nói rằng hết rồi song Cơ Quan Y Tế Quốc tế nói chưa hết. Như vậy, dân chúng Việt Nam phải theo ai " Sống trong chế độ Cộng Sản, Đảng nói là đúng, người ngoài nói là sai. Thưa Bác sĩ, trong trường hợp đó, người dân Việt Nam phải cư xử như thế nào"

BS Tánh: Thưa, khi Y Tế Quốc tế lên tiếng, họ không dựa theo tài liệu mơ hồ, mà có bằng chứng cụ thể để cảnh cáo. Khi họ đến Việt Nam, họ thấy rằng bệnh cúm gà không phải là mới có năm nay mà nó đã có từ năm ngoái, trước khi có Đông Nam Á Vận Hội (SEA Games) ở VN. Vì Đông Nam Á Vận Hội mà Chính Phủ Việt Nam cố tình bưng bít, giấu nhẹm vụ cúm gà đi, với hy vọng mang đến nhiều du khách xem SEA Games. Đây là chính sách rất là sai lầm, vì nó có thể làm tổn thương kinh tế và tài nguyên còn nhiều hơn. Nếu cho thế giới biết trước, họ còn có thể tới cứu chữa kịp thời. Nếu cứ giấu giếm, lừa dối thế giới như vậy thì khi có bệnh thật, sẽ không ai đến cứu mình nữa. Họ nói thôi thì mặc anh, nhân viên tôi đến có thể bị nguy hại, bị nhiễm bệnh và chết ngay tại chỗ..

LS Quế: Thưa Bác sĩ, tôi nghe người ta nói một câu rất là buồn và khôi hài. Người dân chế độ Cộng sản nói: "Đọc báo Nhà nước có hai điều chắc chắn là đúng: (1) Số thứ tự của tờ báo, (2) Ngày tháng của tờ báo. Còn tất cả những điều trong đó đều là nói dối hết. Vậy thì, khi Nhà nước nói là hết bệnh thì phải hiểu là chưa hết bệnh. Người dân biết làm sao vì bệnh còn đó, mà Nhà nước vẫn nói là không, người dân đành khoanh tay chờ chết hay sao""

BS Tánh: Tôi nghĩ rằng người dân có thể lên tiếng phản đối chính quyền. Việc liên quan đến bệnh truyền nhiễm cũng đơn giản thôi vì vi khuẩn không phân biệt giàu nghèo, Chính quyền hay Đảng phái. Bất kỳ ai cũng có thể bị vi khuẩn lây vào và thiệt mạng. Do đó, nếu chính quyền cứ tiếp tục giấu giếm và lừa dối dân chúng, một ngày nào đó, họ cũng sẽ mang bệnh rồi chết, không cần biết họ giàu hay nghèo, quyền thế bao nhiêu cũng đều nằm trên một con thuyền. Nước Việt Nam là một con thuyền lớn, bị lây bệnh thì không ai thoát khỏi.

GS Thiện: Thưa Bác sĩ, chúng tôi nghe có nhiều người vẫn ngây thơ mơ ước đem tài năng chuyên môn của mình về phục vụ Tổ Quốc để rồi cuối cùng gánh lấy những tủi hổ, nhục nhã ê chề, làm trò cười không những cho dân chúng mà cho cả quân địch nữa vì Tổ Sư của chúng là Lê Nin đã đặt sẵn một danh từ để chỉ họ. Đó là những thằng ngu hữu ích (les idiots utiles) mà họ không hề biết. Theo ý Bác sĩ thì những trò hề cười ra nước mắt này đã có giảm bớt được chút nào không" Nếu không thì phải làm sao cho những người này tỉnh cơn mộng du, làm thiệt hại không những cho bản thân họ mà còn cho cả tiềm lực Quốc gia nữa.

BS Tánh: Thưa GS Thiện, nói về việc đem ngành chuyên môn của mình về để giúp đỡ dân tộc Việt Nam là một đề tài nóng bỏng và chúng tôi cũng đã bàn qua rất nhiều. Có hai khía cạnh trong việc về giúp Việt Nam: Trước hết là về khía cạnh chuyên môn. Đây là việc rất dễ vì ở Việt Nam hiện thời mặc dầu Pháp, Đức hay Mỹ cũng đã đem kỹ thuật của họ qua Việt Nam để phục vụ cho giới cầm quyền với nhiều quyền lực. Tuy nhiên, khi mang những thứ này qua, như tôi đã nói, nó chỉ giúp cho một số người thôi. Cái bệnh nó không kỳ thị bất cứ ai, giàu hay nghèo, nếu thở hít không khí thì đều mắc bệnh. Về mặt chuyên môn đó, những quốc gia Tây Phương đem kỹ thuật của họ đến song họ quên một điều là khi áp dụng vào Việt Nam thì dù những người có tiền và quyền thế đi nữa, cũng khó thành công được. Sau 1975, nước Việt Nam bị Quốc tế bỏ rơi và trong thời gian bi đát đó, tất cả mọi người đều ở trong hoàn cảnh không được bảo vệ sức khỏe đúng mức. Lấy trường hợp của đôi mắt, sau bao nhiêu năm không hề có được sự chăm sóc thì ngày nay cho dù có kỹ thuật tân tiến đem về mổ, chưa chắc được thấy đường. Vì thế, những kỹ thuật đó có lợi khi áp dụng cho những quốc gia Tây Phương, nơi có sự bảo vệ sức khỏe trong thời gian rất dài. Tuy nhiên, nếu đem về áp dụng tại một quốc gia như Việt Nam thì lại rất nguy hiểm vì chẳng những nó có thể không giúp được gì mà còn tạo rất nhiều nguy hại. Những kỹ thuật đó không thể áp dụng được.
Về khía cạnh thứ hai, khi những người đó mang kỹ thuật tân tiến về nước múa may để phô trương ra thì chỉ là trò cười; đúng hơn, những người đó thường có mục đích khác. Họ muốn phô trương cho những người ở đây, cho bậc thầy của họ để chứng tỏ họ đã làm một cái gì ở Việt Nam, chứ không hẳn là giúp cho dân tộc. Họ cho họ là những mạnh thường quân để được kính trọng, hay những quyền lợi gì đó mà họ có thể tìm thấy trên đất Mỹ này. Điển hình là có những người Y sĩ Hoa Kỳ về đó mang danh nghĩa giúp đỡ cho người nghèo khó, giúp cho họ có được sức khỏe tốt. Tuy nhiên, đó chỉ là một cách phô bày. Như tôi đã nói, Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn đã đề cập trước đây. Tất cả những gì anh ấy làm ở Việt Nam chỉ là công dã tràng, như giọt nước nhỏ vào Đại dương.
Với hai khía cạnh đó, tôi nghĩ, khi người nào đó muốn đem kỹ thuật của mình về giúp cho Dân tộc Việt Nam thì phải tự hỏi việc làm này có thực sự giúp ích cho Dân tôc không hay chỉ là gây thêm nguy hại"

LS Quế: Thưa Bác sĩ, viêc chính là giới sĩ phu hay kẻ sĩ phải nghĩ kỹ trước khi làm việc gì, bởi vì nhiều khi có những viêc làm "lợi bất cập hại", chẳng những không giúp ích gì cho tha nhân mà còn gây tai hại cho công việc chung nữa.

BS Tánh: Dạ thưa LS, cái ý kiến đó thật là đúng. Tuy nhiên, có một trường hợp mà tôi nghĩ, chẳng những có thể phô trương tài ba của mình mà còn giúp đỡ được Dân tôc nữa mà không phải mang về Việt Nam, ở đây không cũng đủ rồi. Các nhân tài tại đây có thể mang tài năng của mình cạnh tranh với người Hoa Kỳ và cũng cho Dân tộc Việt Nam thấy rằng chúng tôi đây là những thành phần có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho Việt Nam, nếu Việt Nam chịu thay đổi và chịu mở mang trình độ dân trí, để hấp thụ những gì chúng tôi có thể làm được ở đây. Như trường hợp anh Kỹ Sư Thái Văn Hậu được đăng trên Báo Mercury News. Anh là Kỹ sư chính của Hãng Ford đã làm ra chiếc xe Mustang đời 2005. Đây là một vinh dự rất lớn cho Cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ. chính những người thành công như vậy có thể phô trương và chứng minh với chính quyến Cộng Sản Việt Nam rằng các anh có rất nhiều nhân tài, song các nhân tài ấy không thể giúp Việt Nam của các anh được. Vì hiện thời chính sách "Hồng hơn Chuyên" của các anh làm cho chúng tôi không thể nào hợp tác được trong thời điểm này.

LS Quế: Thưa Bác sĩ, trong cộng đồng chúng ta, muốn thực hiện đoàn kết, phải chăng chúng ta cần phải học đức tính: "Chấp nhận lẫn nhau", tức là dị biệt phải được dẹp qua để cùng đưa đến một quyết định chung. Còn nếu cứ nhìn vào những tị hiềm nhỏ nhen để rồi khích bác lẫn nhau, chê bai lẫn nhau, không nhìn nhận công trạng của nhau thì cuối cùng chúng ta sẽ tan rã.

BS Tánh: Thưa LS nói rất đúng. Nếu nhìn vào một cộng đồng thành công ở đây như Cộng đồng Do Thái, chúng ta thấy họ cũng có những tị hiềm nhỏ nhen, ganh tị trong đó, nhưng họ luôn luôn nhận thức những điều lợi chung. Khi nhìn ra điều lợi chung của họ thì họ quyết tâm hợp tác để làm việc đó cho kỳ được. Đó là tấm gương chúng ta phải theo để có thể củng cố làm cho cộng đồng ở đây ngày càng vững mạnh.

LS Quế: Thưa Bác sĩ, tôi có thấy những trường hợp cũng có nhiều người thấy và than phiền là có nhiều truyện rất tầm thường mà gây nên xích mích. Cuối cùng, những người rất có khả năng mà ghét nhau đến nỗi không nhìn mặt nhau. Cư xử với nhau như thế chỉ làm suy yếu cộng đồng chớ đâu có ích lợi gì. Có phải không Bác sĩ"

BS Tánh: Dạ thưa LS, đó là vấn đề mà trong bất cứ tổ chức hay cộng đồng nào cũng đều có gặp. Đó là vấn đề cạnh tranh trong xã hội dân chủ. Trong xã hội Tự do như Hoa Kỳ, sự cạnh tranh rất là quan trọng. Phải có cạnh tranh mới tiến được. Đó là quy luật của thế giới Tự do. Tuy nhiên, cạnh tranh phải có một mức nào đó. Cạnh tranh quá mức đưa đến điều không tốt, có thể hại nhau. Cạnh tranh đó đã đi vào ngõ cụt rồi. Nếu không có cạnh tranh, mọi người đứng một chỗ thì xã hội không tiến được.. Nhưng mà phải có sự cân bằng giữa canh tranh và biết đoàn kết lại làm những việc chung có lợi cho nhau.

GS Thiện: Thưa Bác sĩ, chúng tôi thấy đã mấy chục năm trôi qua, từ khi nước nhà mất vào tay Cộng sản thì từ địa vị một nước được kể là tiên tiến ở trong vùng, nước ta tụt xuống cuối cùng của nấc thang giá trị và càng ngày càng xuống thấp hơn vì lẽ Cộng sản không hề quan tâm đến dân, đến nước; chúng chỉ lo vơ vét cho đầy túi tham, đúng nghĩa là bọn buôn dân, bán nước. Vậy con đường thoát của dân tộc là gì"

BS Tánh: Thưa LS, tôi không có câu trả lời đơn giản cho vấn đề này. Tuy nhiên nếu muốn thoát ra khỏi con đường diệt vong của dân tộc, thì bổn phận của người Việt Hải ngoại là phải làm thế nào để loan truyền những ý nghĩ cũng như những gì mình có thể nói được cho những người còn đang ở Việt Nam. Những tiếng nói, đài phát thanh hay cơ quan truyền thông giúp rất nhiều trong việc phổ biến tư tưởng ở đây về để cho người dân trong nước có thể hiểu được hiện tình thế giới cũng như hiện tình của nước Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.