Hôm nay,  

Giải Cánh Diều Bạc: 1 Truyện Ngắn 1969 Bị Chôm Làm Phim

24/03/201100:00:00(Xem: 5495)
Giải Cánh Diều Bạc: 1 Truyện Ngắn 1969 Bị Chôm Làm Phim

SAIGON (VB) -- Truyện ngắn nhan đề “Đường kiến” của nhà văn Kinh Dương Vương in trên tạp chí Văn năm 1969 đã bị một đạo diễn trong nước lặng lẽ ‘chôm cốt truyện” để làm cuốn phim cũng mang tên “Đường kiến,” và phim này đã đoạt giải Cánh Diều Bạc năm 2011.
Vấn đề nêu ra là sự lương thiện: đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa trong khi nhận giải và trả lời phỏng vấn của các báo quốc nội đã không hề nhắc đến tên tác giả truyện ngắn mà ông “chôm cốt truyện” và rồi sửa đổi cho phù hợp kiểu “chính trị phản chiến.”
Khi chuyện này được chứng minh nhờ tài liệu còn lưu trữ -- ấn bản tạp chí Văn số 125, ra ngày 1 tháng 3 năm 1969, ở trang 25-37 có in truyện “Đường kiến” của nhà văn Kinh Dương Vương -- do nhà văn Trần Hoài Thư chụp ảnh lại và cung cấp cho nhà văn Kinh Dương Vương và nhà phê bình Nguyễn Tôn Hiệt, văn giới mới biết là có một đạo diễn được nhà nước CSVN vinh danh nhờ công “chôm cốt truyện và sửa đổi chút ít” nội dung một truyện của một nhà văn Sài Gòn.
Khi chuyện naà đổ bể, đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa đã gửi email ra thanh minh thanh nga
Nhà văn Kinh Dương Vương -- khi làm thơ còn ký tên là Dung Nham, nhưng thường được biết qua tài năng vẽ tranh với họa danh là Hoạ Sĩ Rừng -- hiện cư ngụ tại Hawthorne, Nam California, thỉnh thoảng vẫn về thăm Việt Nam, và đã từng triển lãm tranh tại hàng chục quốc gia trên thế giới.
Bài viết của nhà phê bình Nguyễn Tôn Hiệt trên mạng Tiền Vệ (www.tienve.org) ghi sự kiện, trích:
“Phim “Đường kiến” đoạt giải Cánh Diều Bạc là một món hàng ăn cắp.
Mấy hôm nay, hàng loạt báo chí Việt Nam ầm ĩ loan tin cuốn phim “Đường kiến” của đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa đoạt giải Cánh Diều Bạc năm 2011.
Trong bài “‘Đường kiến’ - phim ngắn phản chiến đoạt Cánh Diều Bạc” báo VnExpress đã mô tả nội dung cuốn phim như sau:
Đường kiến lấy bối cảnh chiến trường miền Nam Việt Nam mùa khô năm 1967. Sau một trận đánh ác liệt, chỉ còn một lính Mỹ sống sót. Bị thương và đói, anh bò đi xa dần khỏi bãi chiến trường. Trên đường, người lính Mỹ nhìn thấy một đàn kiến bò thành hàng và mang trên lưng chúng những mẩu cơm. Anh nhặt những mẩu cơm đó và lần theo đường kiến để tìm nguồn thức ăn thì trông thấy một người lính Việt Nam đã hy sinh, bên cạnh là một nắm cơm...
Tên phim Đường kiến được đặt theo ý tưởng then chốt trong câu chuyện: đường đi của đàn kiến mang theo thức ăn và hy vọng sống của người lính Mỹ đang cận kề cái chết. Việc dõi theo đường đi của đàn kiến là một hành động rất trẻ thơ, được lồng vào bối cảnh chiến tranh và câu chuyện đi tìm sự sống của người lớn, tạo nên sức gợi mới....
Thế nhưng, những ai sống tại miền Nam Việt Nam trước 1975 và thường xuyên đọc tạp chí VĂN đều có thể phác giác ra rằng, với nội dung như thế, phim “Đường kiến” đã ăn cắp ý tưởng và, trắng trợn hơn nữa, ăn cắp ngay cả nhan đề của truyện ngắn “Đường kiến” của nhà văn Kinh Dương Vương (một bút danh của hoạ sĩ Rừng, tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh). Từ truyện đến phim, chỉ có một chi tiết được thay đổi: nhân vật chính trong truyện “Đường kiến” của Kinh Dương Vương là một người lính Việt Nam Cộng Hoà, khi nhân vật này bị ăn cắp đem vào kịch bản phim thì biến thành một người lính Mỹ. Thật là một trò cải trang quá sức khéo léo!

Trên tất cả báo chí Việt Nam trong những ngày qua, không hề có một thông tin nào ghi nhận rằng cuốn phim "Đường kiến" đã mượn ý tưởng của truyện ngắn "Đường kiến" của nhà văn Kinh Dương Vương. Phát biểu trước báo chí, đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa cũng không hề nhắc đến truyện ngắn ấy. Theo VnExpress:
Thiều Hà Quang Nghĩa cho biết: “Khi làm bộ phim tôi không định kể câu chuyện về ‘ta’ hay ‘địch’, tôi muốn kể về người lính, về con người trong chiến tranh. Bộ phim có ý nghĩa phản chiến, nói lên tội ác của chiến tranh”.
“Bố tôi cũng là một người lính trong chiến tranh, bản thân tôi hiểu sự mất mát đó”, Quang Nghĩa nói. “Chiến tranh đã qua đi rất lâu rồi, nhờ có một độ lùi về thời gian, những người trẻ thời hiện đại sẽ nhìn cuộc chiến từ những góc độ mới. Họ sẽ thấy chiến tranh gây nên mất mát cho cả hai phía”. Đó là lý do đạo diễn đưa vào phim hình ảnh người lính Mỹ nhớ về gia đình ở bên kia bờ đại dương qua những bức ảnh anh mang theo, tạo nên một trường đoạn xúc động. Hình ảnh cuối cùng của phim là anh lính này nằm theo hình dấu chấm hỏi, như đặt câu hỏi “Tại sao cuộc chiến phi nghĩa này lại xảy ra"”
Nghe như câu chuyện này đến từ kinh nghiệm cá nhân của Thiều Hà Quang Nghĩa, do chính anh ta hư cấu và kể ra, chứ chẳng hề có liên quan gì đến truyện ngắn "Đường kiến" của nhà văn Kinh Dương Vương. Thú vị thật!
Sự thật là truyện ngắn “Đường kiến” của nhà văn Kinh Dương Vương đã đăng trên tạp chí VĂN, số 125, ra ngày 1 tháng 3 năm 1969, ở trang 25-37.
Hôm nay chúng tôi có nhận được từ nhà văn Trần Hoài Thư một bản chụp chính xác từng trang tạp chí VĂN số 125...” (hết trích)
Được biết, trong các email thảo luận giữa một số nhà văn ở hai mạng Tiền Vệ và Da Màu (www.damau.org), có thấy ghi lời thanh minh thanh nga từ bản thân đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa, trong đó người trộm văn này đổ tôị “trộm văn” cho người bạn tên Hoàng, và rồi đề nghị ‘chia tiền trúng giải cho nhà văn Kinh Dương Vương,” trích lời đạo diễn Quang Nghĩa:
“...Thưa bác Kinh Dương Vương kính mến!
Cháu là Thiều Hà Quang Nghĩa , sinh viên năm cuối lớp Đạo diễn Điện ảnh của Trường Đại học sân khấu Điện ảnh Hà Nội...
...Bạn Hoàng là người viết kịch bản phim ngắn Đường kiến, bạn có nói với cháu là có tham khảo một phần ý tưởng trong một truyện ngắn cùng tên của nhà văn Kinh Dương Vương. Cháu và Hoàng đã nhiều lần tìm cách liên lạc với bác nhưng vì bác không ở Việt Nam, và mối quan hệ của chúng cháu rất ít nên không biết phải liên lạc với bác như thế nào...
...Điều may mắn với cháu khi mà phim ngắn tham gia dự thi trong thể loại phim ngắn trong giải CÁNH DIỀU VÀNG của Hội Điện ảnh việt nam , phim đã đoạt giải cánh diều bạc, số tiền thưởng cho giải này là 7 triệu đồng (7.000.000 VNĐ) khoảng hơn 300 USD.
...Thưa bác, cháu mong bác thông cảm cho những người trẻ đam mê nghệ thuật thứ bảy như chúng cháu, và cháu xin sẵn lòng chia sẻ một phần tiền thưởng trong giải cánh diều bạc này với bác, xin bác cho cháu biết số tài khoản để cháu được làm điều này...
...Cháu mong nhận được thư trả lời của bác!
Kính thư
Cháu Thiều Hà Quang Nghĩa.”
Hai trang web văn chương Tiền Vệ và Da Màu hiện đang quan sát kỹ về các diễn biến của Giải Điện Ảnh Cánh Diều Bạc này.

Ý kiến bạn đọc
24/03/201101:14:55
Khách
Ba?n cha^'t vie^.t co^.ng la` va^.y đo' . A(n gian kho^ng đươ.c thi` bo? chu+' co' tu+? te^' gi` đa^u . Ne^'u thu+.c su+. co' li^n la.c vo+'i nha` va(n Kinh Du+o+ng Vu+o+ng, sao kho^ng no'i ngay tu+` đa^`u , đe^'n lu'c bi. ngu+o+`i ta đu+a ba(`ng co+' la^.t ta^?y thi` mo+'i no'i la` kho^ng bie^'t o+? đa^u đe^? lie^n la.c . Tha^.t la` không bie^'t xa^'u ho^? .
27/03/201104:04:46
Khách
"MƯỜI NĂM TRỒNG CÂY,
TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI"
Hồ chủ tịt

Ít ai biết câu nói nầy Hồ chủ tịt "chôm" của một ông quan Tể tướng nước Tề bên Tàu thời Đông Chu Liệt Quốc xa lắc xa lơ, có lẻ vì không biết ông quan nầy ở đâu, thiên đàng hay địa ngục, để liên lạc xin phép bản quyền, mà chắc cũng không ai biết, nên "chôm" luôn làm của mình cho tiện việc số sách.

Bây giờ, "giống Đỏ" tràn lan "đại trà", tiếp nối sự nghiệp "Bác Hồ sống mãi trong lòng...quần chúng" nên cũng trở thành dân "chôm chỉa" . Đúng là cha nào con đấy, chẳng xấu mặt nào. Cứ nhìn hiện tượng mua bán bằng cấp, bằng giả, Tiến sĩ đầy đường, nhỏ cướp của giết người lớn làm Tiến Sĩ thì đủ biết chánh sách "Trăm Năm Trồng người" của Hồ chủ tịt. Đại hoạ...đại hoạ... cho nền văn minh nhân loại. Chả trách, có vị giáo sư đại học nước ngoài đã đánh giá bằng cấp VN là JUNK là JUNGLE, là RÁC RƯỞI là RỪNG RÚ.
25/03/201100:04:51
Khách
Quý vị mải mê chính trị hoá vấn đề nên không chịu tìm hiểu cho kỹ sự việc trước khi mở miệng chê bai đạo diễn phim "Đường Kiến". Ở phần đầu của cuốn phim có ghi rõ là phim dựa theo truyện ngắn "Đường Kiến" của Kinh Dương Vương, như vậy không đủ sao? Là sinh viên đại học ở lứa tuổi ngoài hai mươi, và là người ở trong nước, làm cách nào để liên lạc với 1 tác giả người Việt sống ở nước ngoài? Nhất là khi tác giả đó lại ít ai biết đến và không có thông tin nào về tác giả cả? Ngay cả quý vị đang sống ở Mỹ đây, có ai biết nhà văn KDV là ai không? Và nếu biết, có biết cách nào liên lạc với ông ấy không?!
Chính nhà văn KDV, sau khi biết rõ sự tình, cũng đã không lấy làm buồn phiền thì thử hỏi quý vị lấy danh nghĩa cho ai mà lên tiếng chỉ trích?
24/03/201117:18:13
Khách
Ai củng biết, chiến tranh VN là do HỒ và Đảng Cộng sản mắc dịch phát động vào cuối năm 1960 với công cụ MTGPMN (MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM), gây ra chiến tranh tang tóc máu lữa tại miên Nam, khiến cho hơn 2 triệu người VN chết oan ức!!! Cho đến năm 1965, Mỹ tham chiến đễ bảo vệ miền Nam Không bị nhuộm đỏ, như Mỹ đã thành công tại Nam Hàn. VẬY AI GÂY RA CHIẾN TRANH VN????

(Theo VnExpress:
Thiều Hà Quang Nghĩa cho biết: “Khi làm bộ phim tôi không định kể câu chuyện về ‘ta’ hay ‘địch’, tôi muốn kể về người lính, về con người trong chiến tranh. Bộ phim có ý nghĩa phản chiến, nói lên tội ác của chiến tranh”.)

"Trên" ra lịnh phim nầy được giải thưởng vì "có ý nghĩa phản chiến, nói lên tội ác của chiến tranh”.(theo VnExpress), vậy chớ CHẶT ĐẦU, MỖ BỤNG, CHÔN SỐNG rồi gắn vô tấm bảng MTGPMN xử tội!!! để khủng bố có phải là TỘI ÁC không????

Cá nhân tôi cũng là film maker, điều sơ đẳng nhất mà sinh viên năm 1 phải làm là ở phần End of Credit, phải liệt kê hết tất cả những chi tiết liên quan đến phim như đạo diễn, nhà sản xuất, diễn viên..., nếu dựa vào cốt truyện nào, based on story..., cũng phải liệt kê, nếu không, dù vô tình sẽ bi điểm thấp hoặc bị đánh rớt, nêu tái phạm sẽ bị cho nghĩ học, các trường đại học gọi là PLAGIARISM (tạm dịch ĐẠO VĂN), đại khái sinh viên nầy gian lận. Tôi ngạc nhiên đã là sinh viên năm thứ 3 mà không hiểu ĐẠO VĂN là cái quái gì??? Thực ra, vì là bài thực tập, nên không cần phải xin phép tác giả, chỉ cần liệt kê tài liệu tham khảo ở phần Credit là đủ rồi, chưa làm Commercial đã vậy, khi làm rồi thi tha hồ ăn cắp vô tội vạ. Cả nguyên "băng" giám khảo, lecturer, tutor đều coi ĐẠO VĂN cũng không chết thằng Tây nào, nên " nhất trí " cho lãnh giải theo gợi ý ở "TRÊN".

Vì lẻ "cha già dân tộc HỒ" là phường lưu manh, xảo trá, gian lận, cướp của giết người thì đám con cháu của Y cũng thế thôi. Xem ra, cứ nhìn thể chế chính trị của 1 dân tộc ra sao thì bản chất của dân tộc đó cũng thế.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.