Hôm nay,  

Đọc Sách Mới: Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond (xiii)

14/03/201100:00:00(Xem: 8554)

Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial" của tác giả Elizabeth Pond (XIIi)

Toà Mặt Trận xử tội Dân Biểu Châu

Tác giả

Elizabeth Pond

Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹø, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấùn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế như: The Council on Foreign Relations, the German Council on Foreign Relations, the International Institute for Strategic Studies, the US Institute of Peace... và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu... 

Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng "The Chau Trial". Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô phái viên của The Christian Science Monitor xin nghỉ giả hạn luôn nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và "The Chau Trial" trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận "Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu."

Cho tới nay, 40 năm sau "Vụ án Trần Ngọc Châu", tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau. Sau đây là bản dịch Việt ngữ "Vụ Án Trần Ngọc Châu" do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial", với những tiểu tựa do toà báo đặt thêm.

XIII. Bi hài kịch Toà Mặt Trận

Lẻ tẻ còn có thêm vài nhà ngoại giao trẻ người Mỹ, Úc và Anh. Có một Đại úy trẻ, làm luật sư ở Văn Phòng Luật Sư thuộc phái bộ quân sự Mỹ, do tò mò về vụ xử nên mò đến, nhưng sau đó được lệnh cấp trên phải rút lui. Sau cùng, cũng phải kể thêm một Tu sĩ Phật Giáo mặc tấm áo nâu đến dự ở đấy. 

Đại diện cho quyền lực của công lý ở đấy còn có khoảng 50 quân cảnh trang bị, dùi cui, súng lục, súng trường, để phối hợp với binh sĩ chính quy giữ gìn an ninh trật tự giữa đám khán thính giả đông khoảng gấp hai hoặc gấp ba so với họ. Nhân viên của tổ chức an ninh này hoặc mật vụ nọ cũng chẳng buồn che dấu việc dò xét xem thiên hạ nói hoặc viết những gì. 

Có một bờ kè to lớn nằm ngay giữa khoảng đất trống bên ngoài chứng tỏ rằng đây đúng là khu Hải quân Công xưởng. Đám đông cứ mỗi lúc lại nhớn nhác, báo hại mấy tay nhiếp ảnh cứ phải thấp thỏm tưởng có cái gì để bấm máy đến nơi!

Đến 8 giờ 50 phút cái vụ nhớn nhác đó hóa ra lại có lý do. Tòa Aùn Mặt Trận Lưu động Vùng III Chiến thuật bắt đầu phiên xử.

Các nhân vật chủ chốt đều ngồi vào chỗ. Khán giả chen chúc ở các bệ cửa sổ hoặc ở mấy hàng ghế đầu. Năm sĩ quan phụ thẩm bước vào, chào, bỏ nón, và ngồi vào vị trí bục xử ở một đầu căn phòng, dưới lá cờ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh-thẩm chủ tọa phiên tòa, Trung Tá Triệu Khắc Huỳnh, lột bỏ cặp kính râm. Dung mạo của ông ta thật là phù hợp với vai trò của nhân vật xử vụ việc ngày hôm đó!.

Về cánh trái, công tố viên, một Thiếu tá mập mạp, ánh mắt hiền lành, ngồi ở một bàn chỉ cao hơn cái bàn tập thể của các thẩm phán xử án có một tí. Đối diện với ông ta về phía cánh phải, ngồi ở cái bàn thấp hơn một tí, là viên lục sự. Giữa hai vị đó, ở cái vị trí trung tâm đối diện với thẩm phán chủ tọa là cái bục để các luật sư và nhân chứng lên phát biểu. Hai hàng ghế đầu được dành cho luật sư và luật sư tập sự, mặc áo choàng đen. Chẳng có cái gì ngăn khu vực dành cho đám khán giả với khu vực của các vị trực tiếp tham gia vụ xử, do đó mà các luật sư có thể đi lại thoải mái vào khu vực khán thính giả nếu như họ muốn.

Hai luật sư của ông Châu là Vũ Văn Huyền và Trần Văn Tuyên. Ông Huyền xem ra cũng đúng là mẫu người hợp tình hợp cảnh, với bộ ria mép và mớ tóc dày, đen, chải hất về phía sau. Ông ta đã từng biện hộ cho những người chống đối chính quyền ở cái tòa án này kể từ khi nó được thành lập -- và vẫn cứ lai rai tranh luận về tính cách bất hợp pháp của nó kể từ ngày nó ra đời.

Còn ông Tuyên, một thành viên trong văn phòng luật sư của ông Huyền, được mọi người biết đến nhiều như là một chính khách, do hoạt động chính trị của bản thân ông. Ông là một thành viên thuộc nhóm lãnh đạo VNQDĐ, một trong những đảng phái quốc gia đầu tiên ở Việt Nam từ thời kỳ 1930, giờ là một thành viên của khối liên minh năm đảng do Tổng Thống Thiệu đề xướng. Ông Tuyên từng bị Pháp bỏ tù vào đầu thập niên 1940, và rồi sau này lại bị ông Diệm bỏ tủ vì cái tội tham gia nhóm Caravelle, tức là nhóm các cựu Bộ trưởng đã từng đưa ra các đề nghị cải cách chẳng mấy thuận tai ông Diệm.

Ngày Thứ Nhất

Phiên xử bắt đầu.

Chánh thẩm ra lệnh cho tội nhân Trần Ngọc Châu -- đấy là cách người ta thường gọi một bị cáo -- được dẫn vào. Tám quân cảnh áp giải ông Châu vào. Vóc dáng chắc nịch của ông ta cùng đôi vai xuôi lại càng rõ nét dưới bộ quần áo xây dựng nông thôn màu đen. Ông ta cắt tóc ngắn, như trước khi bị bắt. Cổ bị băng bó phía trước và sau, chứng tích của vết thương do khi bị cảnh sát lôi theo các bậc thang ở Quốc Hội vào ngày họ bắt ông ta. Ông ta mang dép.

Luật sư Vũ Văn Huyền:

Ngày 24 tháng 2 năm 1970 tôi đã yêu cầu cho có sự tham gia của năm nhân chứng có liên quan đến Dân biểu Trần Ngọc Châu tại phiên tòa này: một là ông John Vann (trưởng phái bộ dân sự Mỹ tại vùng châu thổ sông Cửu Long, một người đã có mặt từ lâu tại Việt Nam và cũng là bạn cố tri của ông Châu), hai là ông Colby (đại diện Hoa Kỳ phụ trách vấn đề bình định), ba là Tướng Frederick Weygand (hiện là trưởng đoàn cố vấn quân sự trong phái đoàn Hoa Kỳ dự hòa đàm tại Paris; vốn là tư lệnh quân Hoa Kỳ ở vùng III Chiến thuật giáp ranh với Sàigòn trong giai đoạn Tết Mậu Thân 1968), bốn là ông Eugene Locke (cựu phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam); và năm là Đại Sứ Ellworth Bunker.

Chánh thẩm

Triệu Khắc Huỳnh:

Tòa án này chẳng có can dự gì đến người ngoại quốc. Ở đây chúng ta chỉ xử người Việt.

Ủy viên công tố Trương Thanh Kiều:

Vụ ông Dân biểu Châu có liên quan đến an ninh quốc gia và việc ông ấy không báo cáo hoạt động lén lút của mình với chính quyền Việt Nam; do đó mà các mối quan hệ của ông ta với người Mỹ hoàn toàn không có giá trị gì ở đây.

(Tiếp đó là một cuộc tranh luận sôi nổi, ông Huyền lại nêu ra vấn đề các quyền hiến định mà ông cho là đã không được tôn trọng, còn phía công tố thì giải thích rằng đây là một phiên tòa đặc biệt với những thủ tục tố tụng đặc biệt không hề được Hiến Pháp quy định, và rằng phiên tòa này chẳng có can dự gì đến Hiến Pháp).

Chú thích:

Phần mở đầu vụ xử được ghi lại ở đây một cách đại cương, vì khung cảnh nhốn nháo và đám khán giả đứng ở mấy hàng ghế đầu nhiều khi át tiếng của các nhân vật chính của phiên xử. 

Các đối đáp trong phiên sử lược thuật lại đây được phiên dịch theo kiểu đột xuất, theo ngôn ngữ chân phương chứ không phải theo tốc ký; chỉ đôi chỗ thì mới có ghi tốc ký. Những chỗ bỏ sót thì sau đó được chép lại từ các mẫu đối thoại trích từ phần ghi chép của các nhà báo khác ngồi gần trung tâm của phòng xử hơn.

Hẳn nhiên là phần ghi chép này không tránh khỏi các sai sót, tuy tác giả đã cố hết sức để phản ảnh lại vụ xử một cách thật trung thực. Theo chỗ tác giả nhận thấy thì phần lược thuật này là tương đối chuẩn xác.

Ông Huyền:

Thì tôi cũng vẫn biết rằng tòa án này ở trên Tòa Án Tối Cao...

Chánh thẩm:

Xin nói cho đàng hoàng. Tôi đề nghị lục sự báo cáo về thái độ của luật sư ông Châu lên Tổng Thống.

Bà Nguyễn Phước Đại:

(Một Luật sư và Nghi sĩ Thượng Viện vừa gia nhập nhóm đối lập của nghị sĩ Trần Văn Đôn):

Tôi xin được phép biện hộ cho Dân biểu Châu.

Ủy viên công tố:

Điểm 44 trong điều lệ tổ chức Luật Sư Đoàn có ghi rõ là khi một luật sư trở thành Thượng Nghị Sĩ hoặc Dân biểu thì họ không còn được quyền biện hộ cho những ai chống lại chính phủ. Nếu một luật sư nào đó muốn biện hộ cho bị cáo thì cứ việc, nhưng sau đó sẽ phải liệu mà đối phó với kỷ luật của Luật Sư Đoàn.

Chú thích:

Các điều lệ của Luật Sư Đoàn ngăn cấm luật sư một khi đã trở thành Dân biểu Thượng Viện hoặc Hạ Viện không còn được biện hộ trước tòa. Mục đích của việc ngăn cấm này là để phòng ngừa các vị này gây áp lực chính trị đối với tòa án.

Kỳ tới: Toà Mặt Trận Xử

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.