Hôm nay,  

Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond (xiv)

14/03/201100:00:00(Xem: 7039)

Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial” của tác giả Elizabeth Pond (XIV)
Toà Mặt Trận xử tội Dân Biểu Châu
image003-4001Elizabeth Pond

image003-4001Dân biểu Trần Ngọc Châu (áo bà ba đen) và Luật sư Nguyễn Phước Đại trước Toà Mặt Trận.


Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹ, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế như: The Council on Foreign Relations, the German Council on Foreign Relations, the International Institute for Strategic Studies, the US Institute of Peace... và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu... 
Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng “The Chau Trial”. Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô phái viên của The Christian Science Monitor xin nghỉ giả hạn luôn nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và “The Chau Trial” trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận “Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu.”
Cho tới nay, 40 năm sau “Vụ án Trần Ngọc Châu”, tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau. Sau đây là bản dịch Việt ngữ “Vụ Án Trần Ngọc Châu” do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial”, với những tiểu tựa do toà báo đặt thêm.

XIV. Toà Mặt Trận: Bi kịch vòng vo
Bà Đại:
Tôi đã hành nghề luật sư từ 20 năm nay mà chưa từng vi phạm luật pháp. Chúng tôi tin chắc rằng Dân biểu Châu là vô tội và không phải là một người Cộng sản đi hoạt động ngược lại tổ quốc mình, mà trái lại là một người quốc gia. Vì quyền lợi của người dân thường, tôi có trách nhiệm phải biện hộ cho ông ta, ông ta là một đồng nghiệp của tôi, một đại diện cho dân. Vì thế mà tôi sẵn sàng gánh chịu mọi hình thức kỷ luật của Luật Sư Đoàn để làm việc này. Tuy nhiên tôi đã tham khảo ý kiến của thủ lĩnh Luật Sư Đoàn về việc này và theo ông ấy thì tôi không vi phạm quy định của Luật Sư Đoàn.
Ủy viên công tố:
Không, Luật Sư Đoàn là một tổ chức, một tổ chức cá biệt trong số các tổ chức khác trên toàn quốc. Nếu như Luật Sư Đoàn không tôn trọng kỷ luật dành cho các tổ chức đoàn thể thì làm sao người dân có thể tôn trọng kỷ luật quốc gia"
Thẩm phán:
Xin mời Thủ Lĩnh Luật Sư Đoàn đến đây để quyết định coi xem ông ta có đồng ý để cho Bà biện hộ cho ông Châu hay không.

(Tòa hoãn phiên xử 20 phút để đi thỉnh Thủ Lĩnh Luật Sư Đoàn. Ông ta đến và nói đại ý rằng Bà Đại có thể tiến hành biện hộ cho ông Châu và Luật Sư Đoàn sẽ xét việc đó sau. Do đó mà Tòa thừa nhận việc Bà Đại đứng ra biện hộ cho ông Châu).
Bà Đại:
Đây là một vụ án quan trọng, do đó tôi muốn có thời gian để nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
Ủy viên công tố:
Không cần thiết. Ngày 28 tháng 2 phái đoàn thuộc Tiểu Ban Pháp Chế của Thượng Viện, trong đó Bà Đại là thành viên, đã yêu cầu tòa án quân sự mặt trận cho tham khảo hồ sơ tài liệu có liên quan đến ông Châu. Như vậy tức là Bà Đại đã phải biết về phần luận tội kể từ ngày 5 tháng 2 khi vụ án được khởi tố. Vào lúc 5 giờ chiều ngày 28 tháng 2, Bà Đại đã xin được biện hộ cho ông Châu. Chúng tôi đã đồng ý về việc này, thế nhưng chúng tôi không thể dời ngày cho vụ xử được vì như vậy sẽ làm cho tình hình thêm căng thẳng. Dân chúng muốn biết xem ông Châu có tội hay không. Bà Đại có thể cứ việc tiếp tục tiến hành phần biện hộ của mình theo quá trình tòa xử, và bà không cần phải có thêm thời gian để nghiên cứu phần luận tội.
Bà Đại:
Như ủy viên công tố nói thì rõ ràng là vụ án này rất quan trọng, do đó mà chúng tôi muốn dời phiên xử cho đến khi có thêm thời gian để xem xét lại các phần luận tội.
Ông Huyền:
Chúng tôi yêu cầu dời lại phiên xử ít nhất sau hai ngày.
Ủy viên công tố:
Chúng ta phải làm tiếp thôi. Toàn bộ phần luận tội có thể được tóm lược trong vỏn vẹn có 16 trang giấy. Tòa án nên bác bỏ đề nghị của Bà Đại là xin thêm thời gian. Ngày 28 tháng 2, tôi và lục sự đã sao chép lại đầy đủ các phần luận tội. Chúng tôi đã làm xong việc vaò lúc 4 giờ chiều. Bất kỳ người nào, kể cả đám học trò, cũng đã biết vụ án này ngay từ đầu.
Bà Đại:
Ông không thể so sánh sự am tường về vụ án này giữa một luật sư và đám con nít. Ngày hôm qua tôi đã tìm cách để nghiên cứu hồ sơ, thế nhưng người ta bảo là hồ sơ đã đưa ra trước tòa rồi. Tôi yêu cầu có thêm thời gian.
Ủy viên công tố:
Tòa án này là một tòa án đặc biệt với thủ tục tố tụng đặc biệt.
Ông Huyền:
Đây là tòa án đặc biệt thế nhưng nó vẫn chịu sự kiểm soát của Tối Cao Pháp Viện. Nếu ông bảo là ông từ khước mọi thủ tục pháp định thì như vậy tức là tòa án này tự đặt mình lên trên Tối Cáo Pháp Viện rồi!
Chánh thẩm:
Không, chúng ta vẫn ở dưới pháp luật.
Ông Huyền:
Tôi cũng mong là như vậy!
Chánh thẩm:
Không phải là vấn đề cầu mong gì cả. Sự thể đúng là như vậy!
(Tòa hoãn đến xế chiều để cho Bà Đại có thêm vài tiếng nghiên cứu hồ sơ vụ án. Phiên xử buổi chiều, định vào lúc 2 giờ 15, chỉ thực sự rục rịch vào lúc 4 giờ.)


Ông Châu:
Tôi xin được nói hai điều. Thứ nhất, với tư cách là một sĩ quan cao cấp đã từng được tặng Bảo Quốc Huân Chương, tôi phản đối việc các giới chức chính quyền đã tước đoạt huân chương của tôi, sau khi tôi bị đánh đập, và do đó mà đầu óc tôi không còn minh mẫn. Mặc dù tôi đã mất Bảo Quốc Huân Chương đệ tứ đẳng, tôi vẫn còn Bảo Quốc Huân Chương đệ ngũ đẳng mà tôi được Tổng Thống Diệm ban cho. Thứ nhì là chính phủ đưa tôi ra trước phiên tòa này để mà xử trên cơ sở nào"
Cái Bảo Quốc Huân Chương đệ tứ đẳng mà ông Châu đeo lúc cảnh sát đột nhập vào văn phòng Quốc Hội để bắt ông thì hoặc là rơi ra hoặc đã bị tước đoạt khi ông Châu bị bắt. Trước vụ bắt bớ này ông Châu đã nói rằng cảnh sát không được phép xử dụng vũ lực đối với ai mang Bảo Quốc Huân Chương. Sau ngày ông Châu bị bắt thì Tổng Thống Thiệu, người đã gắn huân chương đó cho ông Châu, đã ký một sắc lệnh thu hồi lại.
Ủy viên công tố:
Trước hết ông Châu đã lẩn trốn ở Quốc Hội, do đó mà khi được phép của Chủ Tịch Hạ Viện thì người ta vẫn có thể bắt ông. Chính tôi đã đến tận nơi và nói về việc đó với Chủ Tịch Hạ Viện.
Thứ đến, ông Châu đã bị bắt quả tang trong khi móc nối với địch, do đó mà có lý do để đưa ông Châu ra xử ở phiên tòa này.
Ông Châu
(đứng rất thẳng, tay nắm chặt sau lưng, hít thở từng hơi thật dài như để nén sự căm phẩn):
Tôi xin được nêu vấn đề danh dự của một sĩ quan cao cấp trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và của một người mang Bảo Quốc Huân Chương. Bây giờ tôi xin hỏi là nếu đúng là tôi bị bắt quả tang thì tại sao ông Thiệu lại gửi thư cho Hạ Viện yêu cầu nơi này cho phép truy tố tôi" Nếu người ta định rằng tôi phạm tội quả tang và việc tôi xin được kháng án được chấp thuận, thì bản án phiên tòa ngày 25 tháng 2 năm 1970 cùng lệnh bắt tôi phải được hủy bỏ. 
Tại sao tôi đã bị người ta đối xử như kẻ có tội trong khi theo Hiến Pháp thì tôi vẫn hưởng quyền bất khả xâm phạm"

Điều cần nhắc lại: Việc này thì hẳn nhiên là cái mấu chốt về mặt pháp lý trong toàn bộ việc bắt và xử ông Châu: các thủ tục pháp lý cần thiết để tước bỏ quyền bất khả xâm phạm của một Dân biểu của ông Châu theo Hiến Pháp 1967 quy định thực tế có được tuân thủ hay không" Theo như đã nêu trong tập trước (EP-6) thì trước tiên chính phủ gom cho đủ 102 chữ ký, tức là đa số tuyệt đối 3/4 ở Hạ Viện, bằng cách yêu cầu ký tên ngoài phiên họp, và cho rằng như thế là có sự "đồng ý" cần hội đủ để tước bỏ quyền bất khả xâm phạm nói ở điều 37, đoạn 2 của Hiến Pháp. Đến giờ chót thì chính phủ lại tìm cách truy tố theo thủ tục cái chước phạm pháp quả tang, hay nói một cách nôm na là: "bắt tại trận". Trường hợp phạm pháp quả tang thì thủ tục khởi tố về mặt pháp lý là hoàn toàn ngược lại. Mặc dù Hạ Viện có thể yêu cầu chấm dứt việc khởi tố, nhưng trước đó chính quyền lại không nhất thiết phải cần có sự đồng ý của Hạ Viện để đưa bị cáo ra tòa. Các điều khoản của Hiến Pháp có liên quan là: 
Điều 37, đoạn 2: Trong suốt nhiệm kỳ của mình, các Thượng và Hạ Nghị Sĩ không thể bị khởi tố, truy nã bắt bớ hoặc bị xử án nếu không có sự đồng ý của 3/4 tổng số Dân biểu Hạ Viện hoặc Thượng Nghị Sĩ, trừ trường hợp quả tang. 
Điều 37, đoạn 3: Trường hợp phạm pháp quả tang việc truy tố hoặc giam giữ các Dân biểu Thượng, Hạ Viện sẽ phải chấm dứt nếu Cơ quan lập pháp liên hệ chính thức yêu cầu.
Ủy viên công tố:
Giờ thì ông không còn có thể lấy Hiến Pháp ra làm bằng vì tòa án đã tiến hành truy tố ông vì ông đã không chịu ra trước tòa sau ba lần có trát đòi, và ngược lại ông đã tìm cách lẫn trốn. Bởi thế mà chúng tôi không thể đối xử với ông theo như Hiến Pháp quy định.
Chánh thẩm:
Giờ thì đến lượt chúng tôi hỏi và ông trả lời. Tại sao ông lại không ra trình tòa khi có trát đòi"
Ông Huyền:
Thân chủ của tôi chẳng hề tìm cách lẫn tránh khi có trát công tố đòi. Bị can không thể trình diện vì luật sư của đương sự không thấy có nghị quyết của Hạ Viện chiếu điều 37 đoạn 2 của Hiến Pháp cho phép hành pháp truy tố Dân Biểu Châu. Do đó mà khi chưa có nghị quyết của Hạ Viện thì vẫn không có lý do gì để ông Châu ra trình tòa theo lệnh công tố.
Ủy viên công tố:
Ngày 25 tháng 2 có một phiên xử, nhưng luật sư của bị can không đến. Theo đạo luật 11/62 thành lập tòa án mặt trận thì tòa án có thẩm quyền truy tố bất kỳ những ai có hành động chống lại quốc gia cũng như vi phạm an ninh quốc gia trong trường hợp quả tang. Do đó mà bị cáo Châu có thể bị bắt như một tội phạm chứ không phải ở tư thế của một Dân biểu vào ngày 26 tháng 2.
Ông Huyền:
"""
Bà Đại:
(Đi tới đi lui, nói với công tố)
Cho đến ngày hôm nay ông Châu vẫn còn là một Dân biểu cho đến khi có bản án chính thức. Hôm nay, khi mà ông Châu ra trước tòa án thì bản án ngày 25 tháng 2 (xử ông Châu khiếm diện) được coi như không còn hiệu lực. Như vậy thì ông Châu phải được coi như một Dân Biểu, chứ chưa có thể coi như một thường dân bị truy tố ra trước tòa.
Bìa sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”, 504 trang, ấn phí 25 mỹ kim. Sách gửi tận nhà trong nước Mỹ thêm $5 cước phí. Bạn đọc và các đại lý xin liên lạc Việt Báo:
14841 Moran St.
Westminster, CA 92683
(714) 894-2500

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.