Hôm nay,  

Bảo Trợ Tài Chánh Để Bảo Lãnh Thân Nhân

06/01/200100:00:00(Xem: 4385)
Mục di trú International đảm trách, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

NHỮNG THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ BẢO TRỢ TÀI CHÁNH

Ngày đáo hạn chiếu khán di dân tháng 01-2001

Bảo trợ tài chánh là một trong các lý do quan trọng trong việc bác khước các hồ sơ xin chiếu khán di dân cho thân nhân sang Hoa Kỳ. Có hai loại mẫu đơn bảo trợ tài chánh, mẫu I-134 và mẫu I-864, mổi mẫu được dùng trong các trường hợp khác nhau.

Đề tài > có mục đích giúp cho đồng bào tránh khỏi bị chậm trể trong việc bảo lãnh thân nhân, vì mổi lần hồ sơ bị bác khước vì lý do bảo trợ tài chánh, chúng ta phải mất nhiều thời gian trong việc bổ túc hoặc kháng cáo.
Ai cần phải làm bảo trợ tài chánh theo mẫu I-864"

Những người xin chiếu khán di dân cho thân nhân trên căn bản sum họp gia đình, kể cả cho con nuôi. Những người xin chiếu khán di dân cho chính mình, nếu đang ở góa, hoặc bị người phối ngẫu ngược đãi và con cái của họ được miển làm bảo trợ tài chánh. Những người xin chiếu khán di dân trên căn bản công nhân viên mà đồng thời có thân nhân bảo lãnh di dân trên căn bản gia đình hoặc thân nhân được chia lời từ 5% trở lên trên doanh nghiệp bảo lảnh cho đương sự theo diện công nhân viên.

Những người bảo lãnh thân nhân ngoài diện đoàn tụ gia đình có cần phải làm bảo trợ tài chánh theo mẫu I-864 không "

Không. Chỉ những người xin chiếu khán di dân cho thân nhân trên căn bản gia đình, theo điều 213A của luật Di Trú và Nhập Tịch, mới phải làm giấy bảo trợ tài chánh theo mẫu I-864. Những người xin chiếu khán cho thân nhân đi Hoa Kỳ theo diện khác thì làm bảo trợ tài chánh theo mẫu I-134.

Khi xin chiếu khán di dân cho thân nhân theo một diện không đòi hỏi phải làm mẫu I-864 thì có cần hội đủ các điều kiện về lợi tức theo sự quy định của luật lệ về gánh nặng xã hội không "
Không. Những diện không đòi hỏi phải thiết lập mẫu bảo trợ tài chánh I-864 thì không bị ràng buộc về mức lợi tức do luật lệ về gánh nặng xã hội quy định.

Khi bảo lãnh cho vị hôn thê (fiancée) thì thiết lập hồ sơ bảo lãnh theo mẫu I-864 hay theo mẫu I-134 "

Trên nguyên tắc, chiếu khán cho vị hôn thê (fiancée) là chiếu khán phi di dân (cũng như chiếu khán du lịch) cho nên phải thiết lập hồ sơ bảo trợ tài chánh theo mẫu I-134. Tuy nhiên sau khi đến Hoa Kỳ, đã kết hôn với ngườI bảo lãnh và làm hồ sơ xin điều chỉnh quy chế, thì người bảo lãnh phải thiết lập hồ sơ bảo trợ tài chánh theo mẫu I-864.

Mức lợi tức tối thiểu phải có khi làm bảo trợ tài chánh cho hồ sơ xin chiếu khán di dân (mẫu I-864) và mức lợi tức tối thiểu khi làm bảo trợ tài chánh theo mẫu I-134 có giống nhau không "
Không. Mẫu I-864 đòi hỏi phải có lợi tức tối thiểu 125% trên mức nghèo khó, ba năm khai thuế sau cùng và các tiêu chuẩn khác. Mẫu I-134 áp dụng theo mức lợi tức và các tiêu chuẩn củ về gánh nặng xã hội đã có trước khi áp dụng mẫu mới I-864.
Số người trong hộ ( household size ) của người làm bảo trợ tài chánh.
Trong mẫu I-864 có mục phải ghi trong hộ của người đứng bảo trợ tài chánh gồm có bao nhiêu người. Vậy những người trong hộ này phải tính những ai"


Nhân khẩu trong hộ ( household size ) của người đứng bảo lãnh gồm có những người sau đây:
Chính người đứng bảo lãnh,
Những thân nhân do huyết thống, do kết hôn, do lập con nuôi, cùng ở chung hộ với người đứng bảo lãnh,
Những người mà người đứng bảo lãnh phải cấp dưởng như đã ghi trong giấy khai thuế, mặc dù ở chung hay ở riêng,
Những người được đứng bảo lãnh làm bảo trợ tài chánh lúc trước và hiện chưa chấm dứt thời hạn bảo trợ,
Thân nhân đang được bảo lãnh từ Việt Nam sang, gồm có chủ hộ và thành viên trong gia đình đi theo.
Trong trường hợp không đủ lợi tức, người đứng bảo lãnh có thể xin bảo lãnh cho người thụ hưởng chiếu khán (beneficiary) đi trước và để lại những người tháp tùng trong gia đình ( thí dụ như người phối ngẫu và con cái) đi sau, khi nào có đủ lợi tức để bảo trợ.
Người đứng bảo trợ có thể đem thân nhân sang Hoa Kỳ làm nhiều đợt nếu không đủ mức lợi tức để bảo lãnh tất cả trong một lúc. Giấy bảo trợ tài chánh phải ghi rỏ tên người nào được bảo trợ trong đợt đi đó. Tuy nhiên trong số những người đi trước bắt buộc phải có người thụ hưởng chính.
Việc tách số thân nhân sang Hoa Kỳ làm hai đợt như thế sẽ làm cho số nhân khẩu trong hộ của người đứng bảo lãnh giảm bớt xuống và đáp ứng vớI mức lợi tức thấp của người đứng bảo lãnh.
Sau này khi lợi tức của người đứng bảo lãnh tăng thêm, hoặc người thân nhân sang trước đã có việc làm và có lợi tức, sẽ phối hợp để làm bảo trợ tài chánh và đem những người còn ở lại sang tiếp theo.
Trường hợp người đứng bảo lãnh đã ly dị và có những đứa con có lúc về ở với cha, có lúc về ở với mẹ, thì có kể những đứa con này trong hộ của người đứng bảo lãnh để tính mức lợi tức không "
Theo nguyên tắc, người phụ mẫu luôn luôn có trách nhiệm pháp lý phải cấp dưởng con cái của mình. Mặc dù chỉ có một người ( cha hoặc mẹ ) có thể khai cấp dưởng cho đứa con trong giấy khai thuế, nhưng đứa con vẩn phải được tính vào nhân khẩu trong hộ của người cha và cả trong hộ của ngườI mẹ trên phương diện bảo trợ tài chánh, ngoại trừ người cha hay người đưa ra được tài liệu chứng minh được miển trách nhiệm pháp lý về cấp dưởng cho đứa con đó.

NGÀY đáo hạn chiếu khán di dân tháng 01-2001.
A-Những diện luôn luôn có hiệu lực, gồm có : Diện IR-1 (Phối ngẫu)
IR-2 (Con độc thân dưới 21), IR-5 (Cha mẹ) của công dân Mỹ.
B- Ưu tiên F1-1: Xét đến ngày 01 tháng 03-1999
C- Ưu tiên 2A : Xét đến ngày 01 tháng 08-1996
D- Ưu tiên 2B : Xét đến ngày 22 tháng 06-1993
E- Ưu tiên F3 : Xét đến ngày 08 tháng 05-1996
F- Ưu tiên F4 : Xét đến ngày 01 tháng 09-1989
G- Diện tu sĩ tôn giáo : Diện SR : luôn luôn có hiệu lực .

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM, thứ Sáu từ 5:00PM, thứ Bảy và mỗi trưa Chủ Nhật từ 11:30AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, 1390AM và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 238-8830 , Sacramento (916) 257-6550 hay qua Email: info@rmiodp.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.