Hôm nay,  

Đọc Sách Mới: Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond (xxii)

11/03/201100:00:00(Xem: 8264)

Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial" của tác giả Elizabeth Pond (XXII)
ngày thứ tư: Toà Đọc Lời Khai của ô. châu
Tác giả 
Elizabeth Pond

Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹø, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấùn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu... 
Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng "The Chau Trial". Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô dành nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và "The Chau Trial" trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận "Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu." 
Cho tới nay, 40 năm sau "Vụ án Trần Ngọc Châu", tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau. 
Sau đây là bản dịch Việt ngữ "Vụ Án Trần Ngọc Châu" do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial", với hế nhưngbản án của phiên xử đầu tiên, không có mặt bị cáo, đã đương nhiên mất hiệu lực một khi ông Châu ký thỉnh nguyện xin được tái xử và ông sẽ ra tòa.

***
XXII. Phiên Toà Mặt Trận, Ngày thứ tư

Thứ năm 5/3, phiên xử bắt đầu sớm. Được dự định là bắt đầu từ 8 giờ sáng, đến 8 giờ 30 tòa mới xử. Ngày hôm nay mọi việc tiến hành nhanh gọn; chả còn gì gây ngạc nhiên nữa.
Trong đám cử tọa thì Võ Văn Quan, người luật sư đầu tiên được chỉ định để bào chữa cho ông Châu đã tóm tắt ý kiến của ông ta với các nhà báo phương tây như sau: "Khi chính trị lọt vào phòng xử thì công lý bay ra khỏi cửa sổ".
Hồ Dương Tường:
Tôi đồng ý thi hành phận sự của tôi với tư cách của một công dân được chỉ định nhưng tôi vẫn còn là thành viên của Luật Sư Đoàn và vì tương lai của tôi, tôi xin phép quí tòa cho tôi được rút lui.
Ủy viên công tố:
Tôi đã chỉ định hai công dân khác bào chữa cho bị can và tôi đã để cho họ đọc tài liệu từ ngày hôm qua.

Một trong hai người, bào chữa viên dự phòng không đến tòa. Các nhà báo phương tây biết ông ta là một Thiếu tá trong quân đội vừa rồi đã làm thông dịch viên cho một vụ xử tạm hoãn đối với ba sĩ quan Việt Nam can tội giết chết hai quân cảnh Mỹ trong một vụ xích mích ở quán ăn.
Bào chữa viên chính Dương Cự thì cũng giống như người tiên nhiệm của anh ta trong vụ xử tức là một Chuẩn úy trẻ tuổi. Anh ta tốt nghiệp đại học năm 1964. Anh ta có tiếng là ăn nói hùng biện, một khả năng mà trước đấy không lâu anh ta đã sử dụng cho đến khi bị động viên, cụ thể là dẫn đầu một cuộc biểu tình của đám sinh viên dự bị sĩ quan thi rớt ở quân trường Quang Trung nên không được vào trường Bộ binh Thủ Đức. Kết quả là chính anh Cự bị gửi đi học khóa Hạ sĩ quan, và sau khi tốt nghiệp anh ta được bổ nhiệm về ngành quân pháp. Điều này có thể có nghĩa là anh ta có liên quan hay không liên quan gì đến ngành quân cảnh. Khi tiếp xúc với báo chí anh ta không hề tiết lộ danh tánh đơn vị. Nhưng cho dù anh ta có là cái gì đi nữa thì vụ án này cũng là cơ hội để anh ta tái xuất đầu lộ diện.

Dương Cự:
(phát biểu với giọng lên xuống uyển chuyển, 
nhấn mạnh lời nói bằng điệu bộ toàn thân).
Với tư cách là những người bào chữa cho bị can một cách hữu hiệu chúng tôi mong rằng quí tòa sẽ cho phép chúng tôi áp dụng thông tư của Thủ tướng.
(ý muốn nhắc lại cái việc tối thiểu phải có 
15 ngày để chuẩn bị hồ sơ).
Nếu như quí tòa từ chối thì chúng tôi muốn áp dụng điều 33, cho phép chúng tôi có được 24 tiếng để nói chuyện với bị can. Còn nếu như Dân biểu Trần Ngọc Châu một mực yêu cầu xin được xử ngay thì chúng tôi đã sẵn sàng để biện hộ cho ông.
Ủy viên công tố:
Theo thủ tục đặc biệt của phiên tòa này thì người bào chữa cho bị can chỉ cần 24 tiếng -- mà thời gian đó thì cũng đã qua đó -- để nghiên cứu tài liệu và nói chuyện với bị can. Tôi thỉnh cầu quí tòa cho phép bắt đầu phiên cử ngay bây giờ.
Chánh thẩm:
(Sau khi thu thập các phiếu của những thành viên xử án về việc xem có nên bắt đầu phiên xử ngay hay đáp ứng yêu cầu của người bào chữa, quay qua nói với ông Cự).
Chúng tôi muốn biết lý do chính xác tại sao ông yêu cầu thêm thời gian và chúng tôi cũng muốn hỏi ủy viên công tố nói cho biết tại sao không muốn cho thêm thời gian.
Ủy viên công tố:
Tòa án đặc biệt này phải hoạt động đối với những vụ án khẩn cấp để vãn hồi an ninh và trật tự. Điều 4 của Hiến pháp chống lại chủ nghĩa Cộng sản dưới bất cứ hình thức nào và vụ án này có liên quan đến hoạt động của Cộng sản.


Chúng tôi muốn vãn hồi an ninh và trật tự càng sớm càng tốt. Chúng tôi thỉnh cầu quí tòa cho bắt đầu phiên xử ngay lập tức.

Điều 4: Việt Nam Cộng Hòa chống chủ nghĩa Cộng sản dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi hoạt động nhằm cổ động hay thực thi Chủ nghĩa Cộng sản đều bị ngăn cấm.
Ông Cự:
(nhấn mạnh) 
Như chúng tôi đã trình bày quan điểm của mình, chúng tôi đến đây để làm hết sức mình trong việc bào chữa cho bị can. Chúng tôi muốn nêu vấn đề lệnh khởi tố số 1173 ngày 19/2/1970 trước tòa án quân sự lưu động mặt trận do Bộ trưởng Quốc phòng ký. Chúng tôi muốn biết là Dân biểu Châu đã bị đưa ra tòa về phạm pháp quả tang trên cơ sở nào. Ủy viên công tố đã không nêu được lý do, do đó Dân biểu Châu không thể bị xử vì trường hợp quả tang.
Ủy viên công tố:
Tôi đọc sắc luật 11/62 và đạo luật 49/67.
1. Chiếu điều 8 của SL 11/62 thì các giới hữu trách có thể trực tiếp khởi tố một bị can trước tòa án binh mà không cần đến sự thẩm tra. 
2. Chiếu điều 41 của bộ hình luật thì có 4 trường hợp phạm pháp quả tang. Nội dung của vụ án này sẽ chứng tỏ tại sao vụ án này là một trường hợp phạm pháp quả tang, tức là một trong bốn trường hợp vừa nêu. Tôi sẽ trình bày cho thấy tại sao các điều luật đó lại có thể áp dụng cho vụ án của Dân biểu Châu sau khi phiên xử bắt đầu nếu như quí tòa cho phép. Chúng tôi không thể nêu lý do trước khi phiên xử bắt đầu, vì đấy là một phần nội dung của vụ án.
Ông Cự:
Chúng tôi nêu vấn đề là ông Dân biểu đã bị bắt trong trường hợp quả tang hay ông ta đã phạm pháp trong trường hợp quả tang, chúng tôi muốn..."
Ông Châu:
Ngày hôm qua hai công dân này có đến Chí Hòa (nơi ông Châu bị bắt giữ) theo lệnh của khám Chí Hòa. Tôi đã phải tiếp hai công dân này. Sau khi nói chuyện với họ tôi đã yêu cầu họ đừng nhận bào chữa cho tôi. Lý do là các luật sư của tôi cũng như luật sư do Luật sư Đoàn chỉ định để bào chữa cho tôi cũng đã bị người ta bác bỏ mọi lời biện luận. Tôi cho rằng việc bào chữa như vậy là không còn cần thiết nữa. Tôi xin quí tòa chấp thuận cho nguyện vọng của tôi. Nếu như tôi bị bắt buộc phải chấp nhận sự bào chữa của hai công dân này thì tôi chẳng có gì khác hơn để nói ngoài việc chấp nhận bất kỳ bản án nào mà tòa án này phán quyết đối với tôi. Phiên tòa này đã kéo dài ba ngày rồi. Tôi đã thấm mệt. Nhưng vì là một sĩ quan nên tôi muốn chấp hành kỷ luật. Tôi đến đây là để trả lời những câu hỏi.
Chánh thẩm:
Như tôi đã nói lần trước tòa phải tuân theo thủ tục pháp lý, các thẩm phán phải chủ tọa một phiên xử vô tư. Họ phải nghe lời biện luận của bên bào chữa cũng như bên buộc tội trước khi tuyên án.
Ông Châu:
Tôi tha thiết yêu cầu hai vị này rút lui.
Ông Cự:
Chúng tôi tha thiết yêu cầu quí tòa ghi nhận quyền của ông Châu là không chấp nhận việc bào chữa của chúng tôi. Chúng tôi cũng yêu cầu có sự hiện diện của ông Trần Ngọc Hiền như là một nhân chứng quan trọng.
Chánh thẩm:
(quay về phía ông Châu)
Tôi sẽ đọc lời khai của ông vào ngày 27/2/1970:

Lời khai của ông Châu 
ngày 27 tháng 2 năm 1970.
Tham chiếu huấn thị ban hành ngày 27 tháng 2 năm 1970, trước khi lấy lời khai của bị can Trần Ngọc Châu, chúng tôi đã đọc tất cả các điều luật qui định trong bộ quân luật, như các điều 102, 100 về luật lệ quân sự; điều 12 về đạo luật 11/62 thiết lập Tòa Án quân sự Mặt Trận lưu động, và sự vụ lệnh số 8 thiết lập Tòa Án quân sự Đặc Biệt. và bản tóm tắt các thủ tục áp dụng trong các phiên xử khẩn cấp của Tòa Án quân sự. Quyết định của Tòa không cho phép kháng cáo. Phán quyết của Tòa là chung thẩm. Tòa Án Mặt Trận cũng không cần phải đòi hỏi nhiều tài liệu như các Tòa Án dân sự. Sau khi giải thích những điều trên đây cho bị can trước sự hiện diện của bị can, luật sư đã đồng ý để cho bị can làm lời cung khai để giúp Tòa biết thêm các sự việc khi đem ra xử trước Tòa.
Chúng tôi cho rằng như vậy là đã được sự đồng ý của cả bị can và luật sư, vì vậy chúng tôi đã lấy lời cung khai của Trần Ngọc Châu, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1924, như sau đây:
Ông Châu: Lời nói đầu tiên của tôi là trong danh nghĩa một Dân biểu, một thẩm phán Đặc biệt Pháp Viện và một cựu sĩ quan cao cấp. Tôi phản kháng sự bắt giữ tôi tại Hạ Nghị Viện. Lúc ấy tôi đang đeo trên người Huân Chương Bảo Quốc. Một cảnh sát viên mặc thường phục đã giựt đứt Bảo Quốc Huân Chương và quăng phứt đi. Và một số người khác cùng lúc đã đánh tôi và kéo lôi tôi đi.
Tôi có 5 người anh em trai và 3 chị. Các ông Trần Châu Khang và Trần Ngọc Hiền là anh tôi. Một người anh khác tên là Chương hiện ở Miền Bắc và một người em tên là Quế hiện nay là Đại úy trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Kỳ tới: Lời khai về hai anh em gặp nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.