Hôm nay,  

Biên Bản Ghi Lời Khai Của Dân Biểu Châu

11/03/201100:00:00(Xem: 8415)

Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial" của tác giả Elizabeth Pond (XXIII)
Biên Bản Ghi Lời Khai Của Dân Biểu Châu
Tác giả 
Elizabeth Pond

Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹø, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấùn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu... 
Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng "The Chau Trial". Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô dành nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và "The Chau Trial" trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận "Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu." 
Cho tới nay, 40 năm sau "Vụ án Trần Ngọc Châu", tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau. 
Sau đây là bản dịch Việt ngữ "Vụ Án Trần Ngọc Châu" do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial", với hế nhưngbản án của phiên xử đầu tiên, không có mặt bị cáo, đã đương nhiên mất hiệu lực một khi ông Châu ký thỉnh nguyện xin được tái xử và ông sẽ ra tòa.

***
XXIII. Quan Toà đọc lời khai của Ông Châu
Quan Toà tiếp tục đọc biên bản 
lời khai của ông Châu:
Tôi có 5 người anh em trai và 3 chị. Các ông Trần Châu Khang và Trần Ngọc Hiền là anh tôi. Một người anh khác tên là Chương hiện ở Miền Bắc và một người em tên là Quế hiện nay là Đại úy trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Hiền và tôi đều là Hướng đạo sinh của anh Tạ Quang Bửu trong những năm 1940-1945. Sau đó tôi đã gia nhập Quân đội Việt Minh. Và qua năm 1949 tôi đã trở về hàng ngũ quốc gia.
(Quan Tòa đã đọc câu "trở về hàng ngũ quốc gia" thành "trở về hàng quốc gia".)
Châu 
(chận ngang lại)
Không đúng, tôi "trở về hàng ngũ" chớ không phải "trở về hàng".
Quan Tòa 
(tiếp tục đọc)
Tôi nhập học Trường Võ Bị Dalat năm 1949 và sau đó phục vụ trên chiến trường từ 1951 đến 1954. Năm 1955 tôi là Giám đốc Huấn luyện Trường Võ Bị Dalat. Năm 1957 tôi là Tham mưu phó Sư đoàn 4, nay đổi tên là Sư đoàn 7. Năm 1958 tôi giữ chức vụ Tham mưu Trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung. Năm 1960 tôi là Chỉ huy Trưởng Địa phương quân và Nghĩa quân Khu chiến Tiền Giang. Năm 1962 tôi là Thuyết trình viên của Hội đồng An Ninh Quốc Gia (1). Từ giữa năm 1962 đến giữa năm 1963, tôi giữ chức vụ Tỉnh trưởng Kiến Hòa. Từ tháng 6 năm 1963 đến cuối năm tôi là Thị trưởng Đà Nẵng. Từ 1964 đến cuối năm 1965 tôi trở lại làm Tỉnh trưởng Kiến Hòa. Từ cuối năm 1965 cho đến ngày tôi đắc cử vào Hạ nghị viện tôi là Giám đốc Chương trình Cán bộ Xây dựng Nông thôn.
Kể từ năm 1949 cho đến năm 1965 tôi không hề gặp lại ông Hiền. Năm 1965 ông Hiền nhờ ông Khang nói với tôi là ông ấy muốn gặp tôi. Tôi rất lấy làm xúc động vì ông ấy là anh tôi, và tôi đồng ý để ông ấy đến gặp tôi. Tôi lập tức viết lên tấm thiệp: "Người cầm thiệp nầy được phép gặp tôi" và tôi giao cho ông Khang trao tấm thiệp cho ông Hiền. Tôi đã làm việc nầy trong lúc vẫn không biết gì hết về ý định của ông Hiền hoặc lý do vì sao ông ấy muốn gặp tôi hoặc đã ông ấy đã rời bỏ hoặc vẫn còn ở lại trong hàng ngũ bên kia.
Sau nhiều năm hai anh em không gặp lại nhau; chúng tôi rất lấy làm sung sướng được nói chuyện về gia đình chúng tôi, và sau đó ông Hiền nói với tôi rằng ông ấy vừa từ Miền Bắc đến và ông ấy nói ông ấy muốn biết thái độ của tôi đối với Mặt Trận và người Mỹ. Ông Hiền muốn biết tôi có đổi thái độ đối với Mỹ sau cái chết của ông Diệm hay không. Khi tôi biết rằng ông Hiền vẫn còn hoạt động cho phe bên kia, tôi khuyên Hiền hãy trở về hồi chánh (trong chương trình của chính phủ để hồi phục những người đào ngũ từ phía Mặt Trận). Tôi cho ông ta biết rằng phương vị tôi vẫn là người chống Cộng và thái độ của tôi đối với Mỹ vẫn không thay đổi -- mặc dầu tôi rất buồn phiền về cái chết của ông Diệm. Sau khi nghe tôi nói như vậy, ông Hiền nói: "Vì rằng chúng ta đã không ai thuyết phục được ai, tốt hơn là chúng ta hãy để vấn đề này lại một bên".
Ông Hiền ở lại với tôi trong đêm đó, và trong tình anh em, tôi đã biếu ông ta 30,000 đồng.
Vì e ngại rằng ông Hiền có thể bị bắt giữ trong địa phận tỉnh hạt của tôi -- và điều đó sẽ dằn vặt lương tâm tôi, tôi đã cho tài xế lái xe riêng của tôi để đưa ông ấy ra khỏi tỉnh.


Lần thứ hai ông Hiền đã tự ý đến gặp tôi vào khoảng tháng 5 năm 1966. Lúc đó, tôi là Giám đốc Chương trình Cán bộ Xây dựng Nông thôn. Cũng vào thời điểm nầy, đang xảy ra vụ khủng hoảng Phật giáo ở Miền Trung và đang lan dần vào Sàigòn. Chẳng hạn như các người Phật tử trưng bày bàn thờ ra các đường phố. Ông Hiền biết rõ tôi là tín đồ Phật giáo. Ông Hiền nói rằng người Mỹ đang đàn áp Phật giáo và dân chúng Miền Nam đang chiến đấu chống lại người Mỹ và chính quyền. "Này chú, chú nói rằng chú là một Phật tử. Vậy chú có thể chịu đựng được cảnh nầy không"" Tôi trả lời trong Nam nầy, đó là điều rất lạ lùng. Dân chúng chống Mỹ, chống chính quyền nhưng họ cũng chống luôn cả Cộng sản. Nhưng ở đây có tự do. Tôi xác nhận với Hiền lập trường chống Cộng của tôi vẫn không hề thay đổi. Ý thức được điều đó, ông Hiền đề nghị: "Chú có thể vẫn giữ lập trường người quốc gia của chú. Chú có nhiều thân hữu có uy tín. Chú nên kết hợp với họ để trong tương lai có thể Mặt Trận và những người quốc gia có thể bắt tay nhau, và chú sẽ đóng góp một cách xứng đáng". Tôi trả lời rằng tôi quá bận rộn với chương trình Cán bộ Xây dựng Nông thôn và không nghĩ đến điều đó. Đối với việc người Mỹ đàn áp Phật giáo thì đã có chính phủ lo liệu. Đó là câu trả lời của tôi cho ông Hiền.
Ông Hiền không hề đề nghị rằng tôi phải hoạt động cho việc trung lập hóa Miền Nam. Ông Hiền chỉ nêu lên vấn đề trung lập hóa Miền Nam mà thôi. Tôi nói: "Miền Nam là lân bang của Trung Hoa Đỏ. Miền Nam không thể trung lập được".
Sau đó tôi thử thuyết phục Hiền trở về với phe quốc gia. Ông Hiền, nửa đùa nửa thiệt, nói: "Nếu tôi trở về, anh chàng Kỳ sẽ xơi tôi ngay". Xét theo tâm trạng Hiền thì người Mỹ có quyền quyết định mọi việc. Tôi trả lời tôi bảo đảm cho Hiền. Và nếu ông ta không tin tôi thì tôi sẽ giới thiệu người Mỹ với ông ta để ông ta có thể tin chúng tôi.
Tôi muốn giải thích trường hợp nầy. Tôi không muốn anh tôi bị bắt hay giam giữ, trong khi tôi vẫn hy vọng còn có thể thuyết phục ông ta trở về. Trong việc gặp gỡ với anh tôi, tôi không báo cáo với cấp chỉ huy trên tôi vì vào thời kỳ đó, các cấp chỉ huy đó thường thay đổi luôn, và họ cũng không quan tâm gì đến các vấn đề chính trị.
Mặc dầu vậy, tôi vẫn ý thức trách nhiệm trong cương vị của tôi mà sự liên lạc như vậy có thể gây ra sự hiểu lầm mà kết quả sẽ tác hại đến tôi. Vì lẽ đó, tôi đã thông báo (các cuộc gặp gỡ) với những người Mỹ làm việc với tôi, chẳng hạn như các ông Thomas Donahue, Stuart Methven, và John Vann.
Ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên với ông Hiền tôi đã thông báo cho các người Mỹ trên và giải thích cho họ lý do vì sao tôi đã không thông báo cho phía Việt Nam biết -- và cũng vì những người Mỹ nầy hứa chính họ sẽ chịu trách nhiệm báo cáo việc nầy cho chính quyền Việt Nam.
Tôi cần phải xác định rằng tôi không hề là nhân viên của CIA, như báo chí đã viết. CIA có đề nghị với tôi để cho họ gặp riêng ông Hiền. Tôi không đồng ý. Lúc bấy giờ, ông Vann, đại diện ông (Đại sứ Henry) Cabot Lodge, cũng đồng ý kiến để tìm hiểu lập trường của Cộng sản về vấn đề Chiến tranh và triển vọng hòa bình (trong tương lai). Tôi nghĩ rằng điều đó có lợi cho phe quốc gia; vì vậy tôi đồng ý nói cho ông Hiền về đề nghị trên. Nhưng ông Hiền từ khước, và tôi không biết sau nầy hai bên có gặp nhau không.
Vào đầu năm 1967 tôi ngại rằng CIA bất bình với tôi vì tôi từ chối không chịu gài bẫy để bắt ông Hiền. Vì vậy tôi đã nhờ ông Khang nhắn ông Hiền đến gặp tôi. Đó là lần thứ ba tôi gặp ông Hiền. Vào thời điểm nầy tôi đang hoạt động tranh cử. Tôi viện cớ ông Hiền đang đi lại quá nhiều, ông ấy có thể bị chính quyền bắt giữ, và tôi đã khuyên ông ta hoặc trở về Miền Bắc hoặc rút lui vào chiến khu. Thực ra thì tôi sợ CIA vị bức tức với tôi nên sẽ bắt giữ ông Hiền.
Trong câu chuyện, tôi cho ông Hiền biết tôi sẽ ra ứng cử ở Kiến Hòa để vào Hạ Nghị Viện. Ông Hiền nói: "Quốc Hội là nơi rất bẩn thỉu. Chỉ là một thứ bù nhìn. Tại sao chú lại vào Quốc Hội" Đa số dân chúng Kiến Hòa đều theo Mặt Trận. Nếu chú được Mặt Trận ủng hộ, chú sẽ đắc cử". Tôi trả lời: "Không, tôi không cần sự ủng hộ của Mặt Trận", và tôi đưa ra lời thách thức rằng, nếu quả thực đa số dân chúng ủng hộ Mặt Trận thì Mặt Trận hãy để yên cho dân chúng để xem họ có đi bầu hay không, và sau đó anh sẽ thấy rõ dân chúng sẽ theo ai.
Lần thứ tư tôi gặp ông Hiền vào giữa năm 1968 sau hai đợt tổng công kích. Trước đó tôi đã làm một chuyến du hành qua các nước Mỹ, Pháp, Anh và Ý. Chuyến du hành đó được Bộ Ngoại giao Mỹ mời. Giấy mời đã chuyển đến tôi khi tôi còn là Giám đốc Chương trình Cán bộ Xây dựng Nông thôn, nhưng tôi chưa đi được. Vì vậy khi tôi trở thành Dân biểu, lời mời lại được lặp lại. Vì vậy tôi vẫn xem cuộc du hành nầy như cá nhân chớ không phải với danh nghĩa là một Dân biểu.
Sau cuộc du hành tôi có viết một cuốn sách kể lại chuyến đi của tôi qua thủ đô các nước Mỹ, Anh, Pháp, Ý và dư luận các nơi nầy đối với vấn đề Việt Nam. Lúc tôi ở Mỹ, tôi cố tìm hiểu liệu Hoa Kỳ có thể gia tăng thêm quân đội của họ ở Việt Nam hay không. Trên căn bản nầy tôi đã nói với ông Hiền: "Anh đừng nghĩ rằng một khi quân Mỹ không còn tăng thêm ở đây nữa thì người Mỹ hay Việt Nam đã chịu thua đâu. Dầu rằng việc nầy có thực sự xảy ra đi nữa, đừng vội cho rằng các anh sẽ thắng trận. Vì vậy tốt hơn các anh nên tìm cách nhân nhượng để sớm chấm dứt cuộc chiến tranh nầy".

Kỳ tới: Tiếp tục biên bản ghi lời khai: 
lần đầu người anh cộng sản nổi giận.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.