Hôm nay,  

Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond (xxiii)

11/03/201100:00:00(Xem: 6712)

Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial” của tác giả Elizabeth Pond (XXIII)
Biên Bản Ghi Lời Khai Của Dân Biểu Châu
image003-4007Tác giả Elizabeth Pond

Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹ, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu... 
Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng “The Chau Trial”. Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô dành nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và “The Chau Trial” trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận “Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu.” 
Cho tới nay, 40 năm sau “Vụ án Trần Ngọc Châu”, tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau. 
Sau đây là bản dịch Việt ngữ “Vụ Án Trần Ngọc Châu” do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial”, với hế nhưngbản án của phiên xử đầu tiên, không có mặt bị cáo, đã đương nhiên mất hiệu lực một khi ông Châu ký thỉnh nguyện xin được tái xử và ông sẽ ra tòa.

***
XXIII. Quan Toà đọc lời khai của Ông Châu
Quan Toà tiếp tục đọc biên bản 
lời khai của ông Châu:
Lần thứ năm tôi gặp ông Hiền vào lúc tại Hoa Kỳ đang xảy ra cuộc tranh cử Tổng Thống. Trong thâm tâm tôi mong muốn ông Nixon sẽ đắc cử vì tôi ý thức được rằng ông Johnson đã quyết định không tăng viện thêm vì như vậy sẽ gây bất lợi lớn cho Việt Nam trong cuộc chiến. Khi nghe tôi nói tôi hy vọng ông Nixon đắc cử, ông Hiền tỏ ra rất giận dữ với tôi. Đây là lần đầu tiên ông Hiền đã giận dữ kể từ ngày đầu tiên hai anh em chúng tôi gặp lại nhau.
Lần thứ sáu, ông Hiền đến gặp tôi sau khi ông Johnson tuyên bố ngưng dội bom trên Miền Bắc. Ông Hiền tỏ ra phấn khởi và tin tưởng rằng Mặt Trận sẽ chiến thắng vì Miền Nam sẽ suy giảm tinh thần. Giải đáp điều nầy, tôi nói với ông Hiền rằng ở Miền Nam không phải người Mỹ muốn làm gì thì làm. Cuộc ngưng dội bom của Mỹ không hề ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của người dân Miền Nam. Nhân cơ hội nầy tôi hỏi ông Hiền liệu Miền Bắc có chịu thương thảo về một phương thức nào để giải quyết cuộc chiến hay không. Ông Hiền trả lời rằng Miền Bắc không nhìn nhận Miền Nam mà chỉ nói chuyện với Mặt Trận mà thôi. Về điểm nầy, tôi trả lời rằng Phái đoàn Quốc hội chỉ có thể nói chuyện với Miền Bắc mà thôi. Họ không thể nói chuyện với Mặt Trận.
Lần thứ bảy chúng tôi gặp nhau sau khi ông Nixon đắc cử Tổng Thống. Ông Hiền đến thăm dò lập trường của tôi về kết quả cuộc bầu cử. Tôi cho ông ta biết rằng tôi rất lấy làm hài lòng vì với ông Tổng Thống nầy, tôi thấy có nhiềy hy vọng hơn là với Johnson. Ông Hiền hỏi tôi liệu vị thế của ông Thiệu có được củng cố thêm không. Tôi nói rằng với cuộc thắng cử của ông Nixon, vị thế ông Thiệu sẽ rất mạnh. Trong cuộc gặp gỡ nầy, ông Hiền có dẫn theo hai đứa con, khoảng 5 và 7 tuổi. Tôi có cho các cháu tôi 10,000 đồng.
Lần sau hết tôi gặp ông Hiền xảy ra sau ngày Tết (1969). Tôi nhận ra rằng Hoa Kỳ đang tìm cách thỏa hiệp với Bắc Việt, và tôi cũng nghi ngờ rằng họ cũng sẽ thỏa hiệp với Mặt Trận để giải quyết cuộc chiến. Trong lúc đó, tôi lại nhận thấy chính phủ Việt Nam Cộng Hòa lại có thái độ thụ động. Tôi e ngại rằng một cuộc thỏa hiệp giữa Mỹ và các thành phần bên phía kia sẽ rất bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa. Vì vậy tôi đã nhắn với ông Hiền hãy đến gặp tôi, và tôi đã đề nghị ông ấy nên thuyết phục với Bắc Việt và Mặt Trận nên gặp trực tiếp Phái đoàn Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa để tìm một phương thế giải quyết chiến tranh. Ông Hiền nói rằng điều đó không thể làm được, tuy nhiên có thể một cuộc gặp gỡ giữa Bắc Việt với một phái đoàn nhân sĩ Miền Nam trước sự hiện diện của Mặt Trận có thể dàn xếp được.
Sau cuộc gặp gỡ nầy, ông Hiền bị bắt. Tôi gần như chắc chắn rằng việc bắt ông Hiền đã xảy ra vì CIA và Đại sứ Bunker nghi ngờ tôi và anh tôi đang làm trung gian cho ông Thiệu để nói chuyện thẳng với Bắc Việt mà không thông báo cho Hoa Kỳ biết.
(Hình như để trả lời của người lấy cung:)
Tôi có mặt tại phiên tòa xử ông Hiền với tư cách một quan sát viên. Tôi xác nhận tôi không hề phân phát truyền đơn trong cuộc xử án đó. Tôi chỉ trao cho các luật sư Huyền và Huỳnh Ngọc Anh bản tuyên bố của tôi. Trong đó tôi ghi nhận rằng tôi có tiếp xúc với ông Hiền tuy nhiên tôi không hề hoạt động gì cho Cộng sản cả. Tôi có phân phối lời tuyên bố đó cho báo chí tại trụ sở Hạ Nghị Viện. Tôi không phân phối (bản tuyên bố) ở Tòa án.
Trong phiên Tòa xử ông Hiền, khi được hỏi về sự liên lạc với tôi, ông Hiền xác nhận có liên lạc nhưng cũng nói rõ tôi rất chống Cộng.


Sau khi ông Hiền bị bắt, những người chống đối tôi đã cáo buộc tội nhiều lần. Vì vậy tôi đã đưa ra lời tuyên bố để làm sáng tỏ vấn đề.
Tôi có mở ra hai cuộc họp báo để giải thích về những liên hệ giữa tôi và Hiền; đại khái tôi xin tóm lược về sự liên hệ đó như sau đây:
Lý do tôi đã không tố cáo anh tôi vì (1) Tình anh em. Không ai lại bất nhân đến độ lại đi tố cáo anh mình. (2) Anh tôi thề rằng anh ấy không bao giờ tham dự vào các cuộc ám sát người. Ông ấy chỉ muốn biết về tình hình Miền Nam để báo cáo lên cấp trên mà thôi.
Tôi nghĩ rằng điều nầy (hiểu biết về Miền Nam) cũng là một đường lối dẫn dắt phe bên kia hiểu biết đầy đủ hơn về sức mạnh của chúng ta và làm cho phe bên kia giảm bớt tinh thần hiếu chiến để tìm đến một giải pháp chấm dứt nhanh chóng chiến tranh.
Trong bản cung khai của ông Hiền, lập trường chống Cộng của tôi đã tỏ rõ không hề thay đổi. Chính vì lòng ái quốc mà tôi đã mong muốn thấy cuộc chiến tranh nầy phải chấm dứt, nhưng đồng thời tôi cũng mong thấy một chế độ dân chủ được hiện hữu ở Miền Nam. Chính vì những lý do đó mà tôi đã có những cuộc gặp gỡ trên.
Tôi không nghĩ rằng những cuộc gặp gỡ nầy vi phạm các luật lệ cấm đoán. Tuy nhiên tôi cũng e ngại những cuộc tiếp xúc đó có thể gây ra sự nghi ngờ về tôi. Vì vậy tôi thông báo cho các viên chức Hoa Kỳ và các người bạn Mỹ của tôi. Và tôi hy vọng họ sẽ thông báo cho các nhà chức trách cao cấp của Việt Nam.
Ông Trần Châu Khang vốn là người rất giàu có. Ông ấy đã từng thuê cả một chiếc tàu thủy để chở tài sản di cư từ Miền Bắc vào Nam. Nhưng ông ta đã thất bại trong công việc làm ăn và đã bị phá sản. Khi tôi làm Giám đốc chương trình Cán bộ Xây dựng Nông thôn tôi đã tuyển ông ta vào làm công việc nội dịch.
Tôi xác định mạnh mẽ rằng tôi không hề làm trung gian giữa Hoa Kỳ và Mặt Trận trong cuộc Tổng công kích (Cộng sản) vào các đô thị trong dịp Tết (1968). Trái lại, tôi đã khuyến cáo chính quyền Việt Nam và ông Bunker trước tháng 8 năm 1967 nên dành ưu tiên trong việc tổ chức dân chúng và tăng cường an ninh trong thủ đô và các đô thị như là biện pháp phòng ngừa ngăn chận Việt Cộng tấn công và nổi dậy.

(Điểm chính thức: Chúng tôi đã gởi đến những người có liên hệ bản văn giải thích đề ngày 20 tháng 6 năm 1969 có chữ ký của Châu và lời tuyên bố của đương sự có đăng tải trên báo Cấp Tiến, số 262, ngày 18 tháng 2 năm 1970).
Tôi công nhận cả hai bản văn giải thích và tuyên bố là có thật. Trong bản tuyên bố có đôi chữ sai lạc nhưng nội dung đều đúng cả.
Bản tự khai ngày27/2 của ông Châu được đăng tải ở đây là được lấy từ tài liệu viết tay chứ không phải từ tài liệu được đọc trong tòa. Chánh thẩm có đọc to một phần lớn của tài liệu đó. Tuy nhiên có nhiều đoạn bỏ sót, tỉ như đoạn mở đầu. Các chỗ bị bỏ sót đáng kể đều được nêu ở phần ghi chú.

Ông Châu:
Tôi muốn sửa chữa một vài chi tiết nhỏ. Trước hết tôi đã không tự nguyện đến để làm bản tự khai này trước ủy viên công tố. Tôi đã bị ủy viên công tố buộc phải làm bản tự khai này. Tôi chỉ làm bản tự khai này một ngày sau khi bị bắt và hành hung. Đầu óc tôi lẫn lộn, không được sáng suốt và luật sư của tôi, ông Huyền đã không có mặt trong suốt thời gian thẩm vấn và làm bản tự khai.
Chánh thẩm:
Ông biết ông Hiền là một người đứng đầu tổ tình báo chiến lược của Cộng sản. Ông đã có thể báo cáo về các cuộc gặp gỡ của ông với CIA trong khi mà đáng lẽ ra ông phải báo cáo cho các giới chức trong chính quyền Việt Nam. Ông lập luận rằng sau đó CIA sẽ thông báo lại cho phía người Việt. Vậy thì tại sao ông đã không làm thẳng cái việc ấy" Mà cho dù như CIA có thông báo cho chính quyền Việt Nam thì ông vẫn có tội. Và thái độ của ông trong vụ này chứng tỏ rằng ông coi thường chính quyền Việt Nam.

Ông Châu:
"
Chánh thẩm:
"
Ông Châu:
(nói sôi nổi, rướn mình ra phía trước,
hai bàn tay xòe rộng trên bàn).
Tôi đến đây là do sự cưỡng bức. Tôi không biện minh gì cho mình nhưng tôi muốn trình bày sự việc có liên quan đến tôi trong thời kỳ 1964-65 (sau khi Tổng Thống Diệm bị lật đổ và trước khi Thủ Tướng Kỳ lên cầm quyền) tôi làm Tỉnh trưởng. Trong thời kỳ rối ren đó chính quyền Việt Nam không có ảnh hưởng gì. Chính phủ Việt Nam thời đó hoàn toàn do người Mỹ kiểm soát. Các đại diện của chính quyền trung ương đến hỏi ý kiến tôi về tình hình quân sự, hỏi xem còn được bao nhiêu tiền đồn ở miền quê. Họ chẳng hỏi gì tôi về chính trị hay về người dân ở trong tỉnh.
Quí vị biết rằng dưới thời ông Diệm thì cứ nửa tháng là các Tỉnh trưởng đều tường trình công việc mình làm lên Tổng Thống. Quí vị biết rằng người Việt Nam lúc bấy giờ đều cảm thấy buồn bã chán nản (sau khi ông Diệm bị lật đổ) và cảm thấy hổ thẹn khi nghĩ rằng thà bàn bạc với người Mỹ còn hơn là với người Việt.

Kỳ tới: Đấu khẩu gay gắt giữa Toà

Bìa sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”, 504 trang, ấn phí 25 mỹ kim. Sách gửi tận nhà trong nước Mỹ thêm $5 cước phí. Bạn đọc và các đại lý xin liên lạc Việt Báo: 
14841 Moran St.
Westminster, CA 92683
(714) 894-2500

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.