Hôm nay,  

Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond (xxv)

11/03/201100:00:00(Xem: 7098)

Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial” của tác giả Elizabeth Pond (XXV)
Công tố buộc tội Dân biểu Châu

image003-4009Tác giả Elizabeth Pond

Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹ, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu... 
Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng “The Chau Trial”. Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô dành nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và “The Chau Trial” trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận “Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu.” 
Cho tới nay, 40 năm sau “Vụ án Trần Ngọc Châu”, tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau. 
Sau đây là bản dịch Việt ngữ “Vụ Án Trần Ngọc Châu” do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial”, với hế nhưngbản án của phiên xử đầu tiên, không có mặt bị cáo, đã đương nhiên mất hiệu lực một khi ông Châu ký thỉnh nguyện xin được tái xử và ông sẽ ra tòa.

***
XXIV. Công tố buộc tội, khán giả phiên toà cười ầm, quan toà nổi giận
Ủy viên công tố:
Dân biểu Châu có ý muốn nói là chúng ta đã toa rập với nhau để xử ông ta, vì chúng ta đã chỉ định các công dân để bào chữa cho ông ta.

(Người bào chữa là ông Cự lại lui về phía dành cho khán giả, và nói chuyện với Bà Thu, Công tố viên tiếp.

Giờ thì tôi xin hỏi Dân biểu Châu: một khi ông đã cho ông Hiền tiền và cung cấp phương tiện chuyên chở cho ông ta, và một khi ông đã từng là thành viên của hội động an ninh tỉnh, thì như vậy có phải là cấu kết hay không"
Ông Châu:
Là Tỉnh Trưởng tôi có nhiều trách nhiệm, chứ không phải chỉ lo bắt bớ và làm công việc hành chánh. Tôi còn phải thực thi chính sách chiêu hồi. Tôi đã tìm cách thuyết phục anh tôi để ông ấy quay về với chính nghĩa quốc gia.
Ủy viên công tố:
Giờ thì tôi xin hỏi ông trên cương vị ông là người đứng đầu hội đồng an ninh của Tỉnh ông: không những ông có phận sự bắt ông Hiền mà ông lại còn phải có trách nhiệm báo hội đồng trước tiên và để cho hội đồng quyết định về việc xử trí với ông Hiền. Ông không thể tự mình quyết định một vụ có tầm quan trọng như thế.

Chánh thẩm:
Tôi muốn được làm sáng tỏ và giải thích thêm về điều mà ủy viên công tố vừa mới nói. Ông đã không theo đúng thủ tục và hoạt động của hội đồng an ninh. Đấy là điều mà ủy viên công tố muốn hỏi ông.
Ông Châu:
Ông Hiền là anh tôi. Tôi là một người quốc gia. Tôi yêu đất nước này, truyền thống tập quán của nó, thứ truyền thống gia đình. Tôi không hề tố giác anh ruột của tôi. Nếu quý vị buộc tôi phải tố giác người anh của mình, và nếu miền Nam đây là ác đức như vậy thì rõ ràng là tôi đang phải chịu tội.
Chánh thẩm:
Chính ông mới là ác đức chứ không phải cái miền Nam này, bởi với tư cách là Chủ tịch Hội đồng An ninh ông đã ký lệnh bắt bớ nhiều người. Giờ thì tôi có thể nói điều này: các hoạt động của ông, ngay khi ông còn làm Tỉnh Trưởng, chưa bao giờ được sáng tỏ cho lắm.
Ông Châu:
Tôi từng là một trong ba Dân biểu có số phiếu cao nhất. Tôi yêu cầu quý tòa làm ơn đừng có xúc phạm đến những người dân đã bỏ phiếu cho tôi. Quý tòa chỉ có thể xúc phạm đến tôi...
Chánh thẩm:
(cắt ngang) 
Vâng, bằng cách móc nối với Việt Cộng ông đã có được số phiếu khá cao.
Ông Châu:
Không đâu, thưa quý Tòa, tôi đã từ chối sự giúp đỡ của phe Mặt Trận Giải Phóng theo như ông Hiền đề nghị bởi tôi đã trả lời ông Hiền rằng tôi không cần đến sự giúp đỡ đó. Ông Hiền đã hỏi tôi là làm sao tôi có thể trúng cử nếu như không được Mặt Trận Giải Phóng giúp sức. Tôi đã thách thức ông Hiền rằng: nếu Mặt Trận Giải Phóng để cho dân Kiến Hòa đi bỏ phiếu thì tôi sẽ trúng cử mà không cần đến hậu thuẩn của các anh.
Ủy viên công tố:
Theo như lời khai của ông Hiền thì ông đã đề nghị phía Mặt Trận Giải Phóng giúp sức, phải không nào"
Ông Châu:
Không, tôi chẳng bao giờ xin được giúp sức.
Ủy viên công tố:


Ông đề nghị hai phái đoàn quốc hội miền Bắc và miền Nam gặp nhau để thương thuyết. Chẳng lẽ ông không biết như thế là sai"
Ông Châu:
Không, đề nghị của tôi đã được trên 60 Dân biểu Hạ Viện ủng hộ.
Ủy viên công tố:
Ông nói rằng ông đã thuyết trình ba tiếng đồng hồ cho người Hoa Kỳ về việc tiên liệu cuộc tổng tấn công vào dịp Tết. Thế tại sao ông lại không báo cho chính phủ Việt Nam biết về kết quả buổi thuyết trình"
Ông Châu:
Không phải vì biết trước về vụ tổng tấn công vào dịp Tết mà tôi đã có buổi thuyết trình đó. Nhưng nếu các giới chức cầm quyền nghe lời tôi thì đã không có vụ Tết Mậu Thân. Dù sao thì cũng nhờ theo một phần những lời tôi khuyên mà các thiệt hại về phía người Hoa Kỳ đã được giới hạn.
Khi tôi nhìn ra tất cả các cấp đều phải làm việc dưới sự kiểm soát của người Hoa Kỳ thời đó thì tôi xấu hổ đến độ tôi phải xin ông Thiệu, lúc bấy giờ làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, cho tôi được từ chức Tỉnh Trưởng. Nhưng dù đã trù tính tiếp tục cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản trong một lãnh vực khác. Ông Thiệu đã yêu cầu tôi ở lại chức trong khi chờ người thay thế. Khi tôi xin được rút khỏi Bộ Xây Dựng Nông thôn thì tôi đã bị khước từ. Khi tôi tìm cách tranh cử vào Quốc Hội Lập Hiến thì tôi bị ngăn trở. Tôi đã phải chờ cho đến khi Hiến Pháp được ban hành để có điều kiện ra tranh cử vào Hạ Viện.
Ủy viên công tố:
Ông có thừa nhận là vẫn tiếp tục liên lạc với CIA hay không"
Ông Châu:
Ông cha ta đã chẳng cần ngoại viện. Tôi liên lạc với người Mỹ để cho miền Nam được độc lập chứ không phải để nước mình trở thành bù nhìn trong tay ngoại nhân.
Chánh thẩm:
(tức giận) 
Không, ông liên lạc với người Mỹ để xin đôla của họ, chỉ có thế thôi.
Ông Châu:
(giận dữ)
Thật ra tôi chỉ liên lạc với các phần tử tiến bộ và các viên chức cao cấp của Hoa Kỳ để tìm cách chấm dứt cuộc chiến tranh dai dẳng này. Còn nếu như quý Tòa nói kiểu đó thì tôi không còn gì để nói nữa và tôi cũng từ chối phần bào chữa của hai công dân được ủy viên công tố chỉ định kia, vì tôi tin rằng đây là một sự toa rập.
Chánh thẩm:
Không, để tôi hỏi ông thêm vài điều nữa.
(Khán giả rục rịch).
Ủy viên công tố:
(Nói cái gì nghe không rõ; một điều gì đó có phần trừu tượng về ông Diệm và về việc ám chỉ ông Châu là tay chân của ông Diệm).
Ông Châu:
Tôi đã nói là tôi không còn gì để nói gì nữa, nhưng vì ủy viên công tố ám chỉ cố Tổng Thống Diệm thì tôi buộc lòng lại phải trả lời. Ông có thể chỉ trích chính sách của ông Diệm, nhưng ông không thể nói gì được về sự liêm khiết của ông ta, vì gia đình Tổng Thống Diệm và gia đình tôi đã quen biết nhau từ lâu. Giờ thì tôi từ chối không nói gì nữa.
Ủy viên công tố:
Tôi chỉ nêu một câu hỏi, thế thôi. Còn ông Châu, vì là Dân biểu nên ông tất phải biết Hiến Pháp. (Ông ta giơ cao một bản Hiếp Pháp). Và ông biết rằng khi ông Hiền bị bắt vào tháng 6 năm 1969...

(Phần tiếp đó, nghe không rõ. Trái với các màn nổi nóng của ông Châu, còn nói chung thì cả chánh thẩm và ủy viên công tố đều nói năng ôn tồn suốt buổi).

Chánh thẩm:
(nói với ông Châu) 
Ông có muốn trả lời câu hỏi đó hay không"
Ông Châu:
(bỗng nhiên nói năng ôn tồn trở lại) 
Cũng vì bản Hiến Pháp đó mà tôi đã tham gia tranh cử. Giờ thì tôi đã sẵn sàng để nhận chịu bất kỳ bản án nào mà quý Tòa đã dành cho tôi. Giờ thì quý vị có thể hội ý và ra phán quyết.
Chánh thẩm:
Không, chúng tôi chẳng đời nào đi soạn sẵn một bản án.
(Có tiếng cười ran trong phòng).
Ông Châu:
Tôi nói thế đấy ! Tùy quý Tòa quyết định.
Chánh thẩm:
Không, tôi muốn làm sáng tỏ điểm này. Tôi không muốn gây sự hiểu lầm là chúng tôi đã chuẩn bị sẵn một bản án.
Ông Châu:
Tôi chẳng có quyền gì để buộc tội; tôi không hề có ý xúc phạm đến Tòa. Tôi thẳng tính và nói ra điều mình nghĩ. Giờ thì tôi đồng ý để Tòa án tiến hành theo thủ tục khẩn cấp. Xin cho phép tôi ngồi xuống và chờ phán quyết của quý Tòa.

(Có tiếng cười rộn rã trong phòng xử. Ông Châu được dẫn đến ghế dài và ngồi xuống).

Chánh thẩm 
(nói với các quân cảnh):
Nếu thấy ai cười thì nên lôi người đó ra. Ai phản đối thì bắt giữ và xử ngay tại Tòa này. Giờ thì cho dẫn Trần Ngọc Hiền vào.

Kỳ tới: Lời khai của người anh cộng sản Trần Ngọc Hiền trước Toà Mặt Trận

Bìa sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”, 504 trang, ấn phí 25 mỹ kim. Sách gửi tận nhà trong nước Mỹ thêm $5 cước phí. Bạn đọc và các đại lý xin liên lạc Việt Báo: 
14841 Moran St.
Westminster, CA 92683
(714) 894-2500

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.