Hôm nay,  

Đông Hải Nổi Sóng"

10/03/201100:00:00(Xem: 10283)
Đông Hải Nổi Sóng"

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Giữa lúc cả Thế giới đang dán con mắt vào Bắc Phi sát bên bờ Địa Trung Hải với vụ dân chúng nổi loạn ở Libya, có lẽ cũng nên nhìn qua về phía Đông Hải của Á châu với Thái Bình Dương để nêu câu hỏi liệu biển Đông này có nổi sóng hay không"
Hồi xưa 15 năm trước đây, khi Trung Quốc chơi trò chiến tranh lạnh, hầm hè nhìn vào Đài Loan như muốn nuốt sống, Mỹ đã bố trí ngay tức khắc hai Hàng không Mẫu hạm, Bắc Kinh đã co vòi rút êm ru. Thế nhưng những biến chuyển mới nhất ở vùng này đã cho thấy lần này lớp tuồng cũ đã tái diễn và không phải chỉ có một bên ra trò.
Về mặt quân sự, Bắc Kinh đã chi tiền sài lớn trong khi Mỹ đang mắc kẹt kinh tế, thiếu hụt ngân sách, nên đã phải tính đến chuyện tài giảm chi phí Quốc phòng. Trung Quốc đã chính thức công bố ngân sách Quốc phòng gia tăng 12.7% trong năm nay, tức là liên tục từ mấy năm qua đã tăng mỗi năm đến hai hàng số.
Tình hình trên khiến Quốc hội Mỹ đã phải quan tâm, trong khi các nhà phân tích an ninh đã đặt câu hỏi liệu Mỹ có thể duy trì được mức trội hơn Trung Quốc về sức mạnh quân sự trong một vùng biển mà Mỹ vẫn dẫn đầu về kinh tế từ xưa đến nay hay không. Từ 10 năm qua, quỹ Quốc phòng Mỹ đã bị hai mặt trận ở Iraq và Afghanistan hút đi các khoản tiền rất lớn, trong khi Trung Quốc đã phát triển khả năng về Không, Hải và hỏa tiễn, có thể trội hơn Mỹ về mặt nội bộ. Nhưng dù vậy, Trung Quốc vẫn còn xa cách hàng chục năm nữa mới xây dựng được một sức mạnh quân sự ngang bằng với Mỹ. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là chiến tranh. Từ năm 1979, sau một cuộc chiến ngắn ngủi với Việt Nam ở biên cương, Trung Quốc chưa tham chiến ở nơi nào trên thế giới. Trung Quốc là nước Cộng sản, nhưng chưa hề hăm dọa đến lãnh thổ Mỹ như thời xưa Cộng sản Liên Sô đã hăm dọa trực tiếp đánh vào đất Mỹ bằng những hỏa tiễn liên lục địa mang đầu đạn nguyên tử.
Tuy nhiên với sự gia tăng chi phí quân sự của Bắc Kinh hiện nay, câu hỏi khá gắt gao đặt ra là liệu Mỹ có thể tiếp tục những cam kết hiện có để duy trì sự hiện diện một sức mạnh quân sự hùng hậu ở vùng Á châu-Thái Bình Dương trong hàng chục năm nữa hay không.
Đây không phải là vấn đề uy tín quốc tế mà còn là một vấn đề nhậy cảm nhất, đó là bảo vệ các đường hàng hải cho các cuộc giao thương quốc tế và bảo vệ các đồng minh của Mỹ ở Đông Bắc và Đông Nam Á, cũng như toàn bộ miền Nam biển Thái Bình. Về chiến tranh Trung Quốc có nhiều lợi điểm chiến lược chiến thuật trên bộ như tiếp giáp với Việt Nam, Lào, Miến, Ấn Độ và Pakistan.
Về mặt biển tham vọng của Bắc kinh còn dữ dội hơn. Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là lãnh thổ của mình. Ở Nam Hải, Bắc Kinh cũng có nhiều tham vọng bành trướng. Chúng tôi đã từng viết Bắc Kinh đã thè cái lưỡi bò ra liếm suốt dọc bờ biển Đông Nam Á, từ Vịnh Hạ long của Việt Nam đến Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển Mã Lai Á.
Nhưng đụng đến vùng này là Trung Quốc ra mặt đối nghịch với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Hồi tháng 7-2010, Thông tấn xã Kyodo của Nhật Bản loan tin Trung Quốc đã thông báo mối lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh là Biển Đông, cũng quan trọng như Tây Tạng, Tân Cương và Đài Loan. Một đại diện của Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn nói "chủ quyền của Trung Quốc dựa trên hàng trăm năm lịch sử, trong khi các nước khác chỉ bắt đầu đòi hỏi trong những năm 70 của Thế kỷ trước".
Vào tháng 11 năm ngoái, báo Úc The Australian, đã đăng bài phỏng vấn Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về vấn đề Biển Đông.

Bà nói: "Trong một cuộc họp đối thoại về Chiến lược-Kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc, khi phía Trung Quốc nói họ coi biển Đông như một mối lợi ích cốt lõi của họ, tôi đã trả lời ngay lập tức là chúng không đồng ý với điều đó". Sau khi Mỹ có phản ứng gay gắt, Bắc Kinh đã nhiều lần nói lại "đó chỉ là những lợi ích quan trọng", chớ không nói đến "cốt lõi". Nhưng kết quả của những lời nói đầy tham vọng của Bắc Kinh đã quật ngược lại họ.
Chính vì những mối hăm dọa đó, nhiều nước trong vùng đã tìm cách liên minh chặt chẽ với Mỹ để có được một tấm là chắn phòng thân. Ngay cả chế độ Việt Nam, xưa đã từng chống Mỹ tới cùng, nay đã phải tìm cách liên minh với Mỹ về quân sự. Mấy anh "bành trướng Bắc Kinh" tham ăn ắt có ngày hóc xương khạc ra không nổi, chỉ có chết.
Vậy hãy thử nhìn xem cán cân sức mạnh quân sự như thế nào" Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ hiện có 325,000 quân, 5 phân bộ tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm và gần 2,000 chiến đấu cơ. Hành chục ngàn quân lục chiến Mỹ đóng ở các căn cứ ngay trên cửa ngõ Hoa lục, rải rác ở Nam Hàn và Nhật Bản.
Về chi phí Quốc phòng, mặc dù ngân sách chính thức chi phí của Trung Quốc đã tăng gấp đôi lên tới 91.5 tỷ đô-la, nhưng so với Mỹ vẫn còn thua xa, chỉ bằng 1/4 ngân sách Mỹ. Ngoài ra Trung Quốc không có Hàng không Mẫu hạm và về kỹ thuật vũ khí còn thua xa Mỹ.
Nhưng theo lời ông Roger Cliff, một nhà nghiên cứu Mỹ có nhiều uy tín, Trung Quốc đã tăng cường các chiến đấu cơ, chiến hạm và tầu ngầm, các loại hỏa tiễn, cao xạ bắn hỏa tiễn, kỹ thuật điều khiển bằng hệ thống điện tử có khả năng tác chiến ở ngoài lãnh thổ của nước này xa đến 900 dậm, tức là trong phạm vi các căn cứ Không và Hải quân Mỹ ở trong vùng Đông hải.
Nếu chiều hướng tăng cường này còn tiếp tục cho đến cuối thập niên 20 của Thế kỷ 21, Trung Quốc sẽ có đủ hỏa tiễn và phi đạn bay chính xác để đánh phá hầu hết các phi trường ở Đài Loan, các căn cứ Không quân Mỹ ở Okinawa, Nhật Bản hoặc xa hơn nữa. Ông Cliff còn nói Trung Quốc có khoảng từ 40 đến 50 căn cứ Không quân ở cách Đài Loan lối 500 dậm, mỗi căn cứ chứa một phi đội 24 chiến đấu cơ, tức là trội hơn số chiến đấu cơ Mỹ có ở trong vùng này. Nếu Trung Quốc có thêm các tầu đổ bộ, họ có thể chiếm được Đài Loan trong cuộc chiến.
Nếu các nhà quân sự Mỹ lo ngại viễn tượng đó, họ cũng không để lộ ra ngoài. Họ nói các dự chi tối đa quốc phòng trong 5 năm tới sẽ không làm trở ngại kế hoạch hiện đại hóa được dự liệu. Hồi tháng trước, Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Thái Bình Dương nói trong khi Mỹ thận trong theo dõi Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự, Mỹ không thấy cần phải thay đổi chiến lược.
Ông Michael Schiffer, Phó Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Đông Á nói: "Đây không phải là một cuộc chiến tranh lạnh giữa hai bên đối đầu nhau. Chúng tôi tìm đến một mối quan hệ quân sự và quân sự đủ sâu và đủ rộng để giải quyết mọi sự bất đồng trong khi mở rộng các lãnh vực có quyền lợi chung".
Sáng thứ Ba tuần này có tin TT Obama cử một Đại sự mới ở Trung Quốc. Đó là ông Gary Locke, hiện là Bộ trưởng Thương Mại Mỹ. Locke 61 tuổi là con và cháu của một di dân Tầu. Ông nội và cha ông đã sinh trưởng ở Trung Quốc. Nếu được chấp thuận đây sẽ là một Đại sứ đầu tiên của Mỹ gốc Hoa. Với tư cách từng là Bộ trưởng Thương mại, Locke sẽ giúp vào việc xây dựng kinh tế trong mối quan hệ Mỹ-Hoa. Ông nói trong năm qua, xuất cảng của Mỹ qua Trung Quốc đã tăng 34%.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.