Hôm nay,  

Đục Bỏ Lòng Yêu Nước"

08/03/201100:00:00(Xem: 9286)

Đục Bỏ Lòng Yêu Nước"

Trần Khải

Trung Quốc ngang ngược là chuyện ai cũng biết. Thê thảm nhất là dân Tây Tạng, dân Tân Cương... và nếu không khéo, vài thập niên nữa Việt Namcũng sẽ nếm mùi bá quyền của đàn anh “vĩ đại.”

Điều để suy nghĩ: có những chuyện đàn anh ngang ngược, ai cũng thấy. Nhưng cũng có những chuyện chính bản thân nhà nước Hà Nội lại khiếp nhược trước các lấn lướt của Bắc Kinh -- nghĩa là, tự mình bày tỏ khiếp nhược.

Không chỉ là thế, mà còn xúc phạm tới cả lòng yêu nước của nhữõng người đã hy sinh để giữ đất, giữ biển.

Đó là trường hợp nhà nước CSVN chính thức xóa đi những ký ức về cuộc chiến 1979, bây giờ vẫn ém nhẹm nhiều thông tin, và rồi ngay cả trên cac1 tấm bia tưoỏng niệm bộ đội tham dự trận đánh ở tỉnh Lạng Sơn đã cho đục bỏ những dòng chữ liên hệ tới Trung Quốc.

Có phải đây là khúc dạo đầu để tương lai cắt đất, dâng cúng tỉnh Lạng Sơn cho Trung Quốc"

Báo Thanh Niên đã khéo léo đăng các thông tin bị nhà nước ém nhẹm, và đã cho đăng hình tấm bia tưởng niệm bộ đội hy sinh nay lại bị nhà nước đục bỏ các chữ liên hệ Trung Quốc.

Báo Thanh Niên ngày 5/3/2011đã đăng bài viết nhan đề “Lạng Sơn, những ngày tháng hai,” kể rằng, trích:

“Một ngày cuối tháng 2.2011, tại thành phố Lạng Sơn đã diễn ra cuộc gặp mặt đầy xúc động giữa những cựu quân nhân Quân đoàn 14 nhân kỷ niệm 32 năm thành lập đơn vị. Chính tại mảnh đất biên cương này, hàng nghìn đồng đội của họ đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc...

Mặc dù vẫn có dịp gặp nhau hằng năm, nhưng với những cựu quân nhân của Quân đoàn 14, cuộc gặp năm nay vẫn là một sự kiện đặc biệt. Đây là lần đầu tiên lễ kỷ niệm được tổ chức tại chính Lạng Sơn, mảnh đất tiền tiêu mà 32 năm trước đã diễn ra những trận đánh ác liệt nhất của quân và dân ta để giữ vững từng tấc đất biên cương Tổ quốc... Với nhiều đồng đội cũ, đây là cuộc gặp gỡ sau hàng chục năm xa cách. Người đã chuyển ngành, người vẫn phục vụ trong quân đội nhưng dường như mọi ký ức, tình cảm của những người lính Quân đoàn 14 vẫn còn vẹn nguyên như ngày nào....

...Trước khi rời Lạng Sơn, chúng tôi cùng đại tá Đấu đến thăm lại cây cầu Khánh Khê lịch sử. Nối hai bờ sông Kỳ Cùng giờ đây đã có cây cầu Khánh Khê mới cách xa cầu cũ chừng 500m. Một công trình thủy điện nhỏ đang được thi công ngay gần đó. Sau khi công trình này hoàn thành, cây cầu Khánh Khê cũ sẽ chỉ còn là kỷ niệm. Thế nhưng vẫn còn đó tấm bia bê-tông được đúc hơn ba mươi năm về trước ghi lại chiến công của sư đoàn 337 cùng quân dân huyện Văn Quan chặn đứng quân xâm lược những ngày tháng 3.1979. Những người thợ thi công biết ở đây từng có bộ đội hy sinh nên đã đặt trên tấm bia một bát hương. Những dấu tích của thời gian và con người đã xóa mờ một vài chỗ trên tấm bia. Thế nhưng người ta vẫn có thể đọc được dòng chữ “... Sư đoàn 337 đã đánh bại và chặn đứng quân... xâm lược”...”(hết trích)

Phải nhìn tận mắt tấm bia đăng lại trên mạng Dân Làm Báo, chúng ta mới nổi giận rằng vìsao lại có những chỉ thị ra lệnh đục bỏ một số chữ trên bia.

Tấm bia bê-tông xây ba mươi năm về trước có 3 dòng chữ:

“Sư Đoàn 337

Đánh Bại và Chặn Đứng

[Quân Trung Quốc Xâm Lư]ợc.”

Xin xem hình, sẽ thấy rằng trên bia đã đục bỏ nhóm chữ:

[Quân Trung Quốc Xâm Lư].

Tuy nhiên, người thi hành lệnh đục bỏ đã có vẻ như không nỡ xóa trắng, nên đục bỏ lem nhem và để cho người xem đoán ra được. Dòng thứ 3 chỉ còn 2 chữ cuối là “ợc.”

Tại sao như thế" Ai chỉ thị đục bỏ chữ trên bia như thế" Nông Đức Mạnh, hay Nguyễn Phú Trọng"

Một nhà viết blog ký tên Mr. Do (http://blogmrdo.blogspot.com/) đã mắng nhà nước VN là khiếp nhược khi đục bỏ như thế.

Ông viết:

“Từ "Trung Quốc" đã bị xóa gần như hoàn toàn, từ "xâm lược" cũng thế.

Tấm bia ghi chiến tích đánh Trung Quốc của quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã bị đục nát như là bằng chứng cho sự khiếp nhược đã tới mức không thể diễn tả bằng lời...

... Có người nói rằng đánh Mỹ là sướng nhất, đánh nó, chửi nó rồi làm ăn với nó, vừa lấy tiền nó lại vừa chửi nó mà không sao cả. Còn đánh Trung Quốc khổ vô cùng, đánh nó mà không dám gọi nó là "giặc", không dám nêu đích danh nó, chỉ gọi là "nước lạ"...”(hết trích)

Trong khi đó, trang Dân Làm Báo (http://danlambao2.wordpress.com/) đã bình luận:

“Những kẻ khắc bia mang tên Bán Nước

Họ đang đục bỏ những gì nhân danh cho chính nghĩa, cho vinh quang của cả dân tộc. Họ chối bỏ những hy sinh của nhân dân trong cuộc chiến tranh giữ nước đối với quân xâm lược Trung quốc. Họ đang xâm lên mặt mình hai chữ: bán nước.

Họ là ai, đó là những kẻ tự nhận mình là đỉnh cao của dân tộc, một nhúm người đang cai trị dân tộc ta bằng bạo quyền....

...Đảng CSVN đã và đang vừa ăn bám quá khứ được xây dựng bằng xương máu của những công dân VN, những người chiến sỹ anh hùng ở núi rừng Điện Biên, những người lính can trường trong cuộc chiến với Trung Quốc 1979 đã hy sinh vì độc lập dân tộc, vừa tiếp tục phỉ nhổ vào lịch sử, vào những hy sinh cao quý ấy. Những đảng viên CS, bộ đội trong Quân đoàn 14 còn vẹn nguyên như ngày nào, đang nghĩ gì, thế nào là “lãnh đạo tài tình” của đảng CS VN" Những đảng viên CS đã từng hy sinh đời mình qua 2 cuộc chiến dưới ngọn cờ và khẩu hiệu độc lập đang nghĩ gì" Những người vợ, người con của những người cha đã hy sinh trên núi rừng Việt Bắc đang nghĩ gì"

...Ai đục bỏ lòng yêu nước"

Không ai có thể đục bỏ lòng yêu nước của dân tộc VN. Những kẻ cầm đầu đảng CSVN cũng không đục bỏ lòng yêu nước của họ vì chẳng ai có thể đục bỏ một thứ mà mình không có. Họ chỉ đang khắc đẻo một tấm bia mang tên Bán Nước.”(hết trích)

Bia không nói được. Những người đã chết cũng không nói được. Nhưng nhà nước CSVN đang lo sợ những dòng chữ trên bia: đó là sự hy sinh xương máu đã nói lên được lòng yêu nước của dân mình, và là một xúc phạm lớn đối với Thiên Triều mà Đảng CSVN cần bưng bít.

Không bịt miệng được các chữ trên bia. Do vậy, Đảng CSVN đã ra lệnh đục các chữ này ra khỏi bia tưởng niệm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.