Hôm nay,  

Rumsfeld, Có Sao Không?

10/05/200400:00:00(Xem: 4702)
Áp lục dư luận ngày càng mạnh đối với xì - căn - đan tra tấn và lạm dụng tù nhân Iraq. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ ra trước Ủy ban Quốc Hội điều trần, nhận hoàn toàn trách nhiệm, xin lỗi, hứa quyết tâm sửa chữa, và cảnh báo nội vụ còn có thể tồi tệ hơn. Vậy, nhắm Rumsfeld có sao không" Câu trả lời: vẫn chưa sao đâu.

Muốn hay không muốn, Ô Tổng Trưởng Quốc Phòng Ronald Rumsfeld là người điều binh khiển tướng trong cuộc Chiến tranh Iraq. Hơn một năm mấy rồi hàng trăm tướng tá và hàng vạn rưởi sĩ quan, hạ sĩ quan, và binh sĩ đã chiến đấu ngoài tiền tuyến, lật đổ nhà độc tài, chế độ độc tài Hussein, và tiểu trừ tàn dư và phiến loạn. Đến bây giờ người cầm đầu Chiến tranh Iraq mới chiến đấu ngay ở hậu phương để bảo vệ đường lối điều hành Chiến tranh Iraq của chánh quyền Bush và sinh mạng chánh trị của chính Oâng. Chiến trận gay go nhứt của Oâng là diễn đàn Uûy Ban Quân vụ Lưỡng Viện trong cuộc điều trần hữu thệ của Oâng và chất vấn công khai của các dân biểu nghị sĩ lưỡng đảng, ngày Thứ Sáu 7/ 5, về việc quân nhân tra tấn và lạm dụng tù nhân Iraq.

Ô. Ronald Rumsfeld, lúc trẻ thời sinh viên ở Đại học Princeton, nổi danh là một cầu thủ tự hào không bao giờ nhường sân cho đối thủ. Nhưng khi đầu bạc, thời làm Bộ trưởng Quốc Phòng năm 2001, Oâng có viết trên báo Wall Street Journal, bày tỏ triết lý tác phong làm chánh tri của Oâng, tôn trọng tình đồng đội và trung thành với ê kíp, trong câu tiêu biểu "Hãy sẵn sàng từ chức. Điều đó sẽ nâng cao giá trị của mình đối với tổng thống và biến những việc mình làm trở nên kỳ diệu." Hai thái độ lúc trẻ cũng như lúc già này có thể có thể thấy rõ khi Oâng Rumsfeld chiến đấu cho niềm tin nơi việc Oâng đã làm và cho sinh mạng chánh trị đời và cho TT Bush trong phiên họp điều trần và chất vấn nói trên. Mũi dại lái chịu đòn, Oâng can đảm nhận hết mọi trách nhiệm về xì can đan của quân nhân thuộc quyền, xin lỗi, hứa quyết tâm sửa sai nhưng không tỏ ý từ chức, dù khi Oâng nói chuyện bên ngoài một số người biểu tình đòi Oâng sa thải Oâng. Việc làm của Ô. Rumsfeld có nhiều ý nghĩa, nhằm giải tỏa áp lực công kích của dư luận đối với TT Bush trong mùa bầu cử. Một người trung thành với Ô. Bush như vậy, theo luật ngầm "tình nghĩa kim bằng không phụ" của chánh quyền Bush, khó bị hy sinh.

Không một nhân viên nội các nào của chánh quyền Bush từ trước tới giờ tỏ ra ăn năn sâu xa và nhận lãnh hoàn toàn trách nhiệm như Oâng Rumsfeld, dù Oâng nổi tiếng là nhân vật chánh trị cứng rắn nhứt trong nội các Bush, một bộ trưởng quốc phòng cứng rắn nhứt đối với hàng tướng lãnh. Thái độ đó khiến Ô. Chủ tịch Uûy Ban Quân vụ Thượng Viện, TNS John Warner ( Cộng Hoà ) chủ toạ cuộc họp cảm kích, cho nhũng lời của Ô. Rumsfeld là "lời tuyên bố mạnh mẽ tự đáy lòng." Một điểm A trong đội ngũ của Cộng hoà.

Ông nhận hoàn toàn trách nhiệm về mình, đã không ý thức được mức độ trầm trọng của vấn đề trước khi truyền thông loan tải nên không tường trình cho Tổng Thống và Quốc hội. Oâng ra tay đỡ đòn, né cho TT Bush, vị tư lịnh tối cao của Quân lực. Oâng tự thú đó là một bài học cho Oâng và Oâng hứa sẽ quyết tâm sửa chữa. Oâng sẽ chỉ định ngay một số cựu sĩ quan giám sát cuộc điều tra nội vụ, rà soát lại " ập tục và thủ tục" làm việc của Bộ Quốc Phòng, và " bồi thường thích đáng" cho nạn nhân bị tra tấn và lạm dụng ở Iraq. Oâng không nói đến những tù nhân bị hàm oan về tội khủng bố ở Guantanamo. Oâng còn long trọng báo cáo, không phải chỉ có bao nhiều hình ảnh bất xứng ấy, mà có thể còn có nhiều hơn nữa, có thể làm cho thế giới bất nhẫn. Nhưng thế giới "sẽ thấy chế độ dân chủ Mỹ hành động".
Nhưng xi căn đan trại tù Abou Graib không phải là một mặt trân duy nhứt Ô. Rumsfeld phải chiến đấu. Oâng còn bị các nghị sĩ, dân biểu tấn cộng nhiều mặt khác nữa. Tình hình bình định tái thiết bấp bênh, thái độ cứng rắn của Oâng bị phê bình là "hách dịch" đối với hàng tướng lãnh, việc tập trung quyền chỉ huy bị chỉ trích là độc đoán, bị các dân biểu, nghị sĩ tới tấp chất vấn. Có lúc Oâng căng thảng, lựa từng chữ để trả lời sao không mất lòng các vị tưóng lãnh ngồi bên cạnh Oâng. Nhìn chung, trong phiên họp các dân biểu nghị sĩ Cộng Hoà chia xẻ nỗi niềm, thông cảm, và nâng đỡ Oâng. Trái lại các dân biểu, nghị sĩ Dân Chủ tấn công tới tấp, như TNS Kenney thẳng thắn yêu cầu TT Bush "Sa thải Rumsfeld." Đó là chuyện bình thường chánh trị đảng phái.

Nhưng các nhà theo dỏi nghị trường Quốc Hội phân tích thời cuộc tin rằng "ý đồ lấy đầu, lột da Ô. Rumsfeld" của các nhà lập pháp Dân Chủ, qua xì căn đan tra tấn và lạm dụng tù nhân Iraq, chắc khó, nếu không muốn nói là không làm được. Lý do, một, vì Dân Chủ khó mà áp lực được TT Bush nặc lịnh từ dịch Ô. Rumsfeld. Tiền lệ đã cho thấy trung thành là "luật vàng" của chánh quyền Bush. Giám đốc CIA Tenet dù bị Quốc Hội trù dập tơi tả, nhưng trung thành với TT Bush, là vẫn được giữ ở vị trí cũ. Trái lại Bộ Trưởng Ngân khố O' Neil không trung thành, chống lại đường lối giảm thuế của TT Bush, là phải ra đi. Qua việc Rumsfeld, nhân vật kỳ cựu đang đứng hàng thứ hai của của Bộ Ngoại giao Mỹõ nhân định, "Quyết định đáng kể nhứt là của tổng thống. Chúng ta đang trong thời chiến. Ô. Rumsfeld là một bộ trưởng tốt và tôi nghĩ Oâng ta sẽ ở lại đó." Hai, TT Bush trước một ngày Ô. Rumsfeld ra điều trần, đã đánh tiếng Ô. Rumsfeld là một bộ trưởng " thực sự tốt. Oâng đã phục vụ đất nước giỏi. Oâng đã [ ở địa vị này] qua hai cuộc chiến. Ôngù quả là một thành phần quan trọng của nội các, và Oâng sẽ ở lại." Ba, còn 5 tháng nữa là bầu cử, Cộng Hoà không thể để cho Ô. Rumsfeld một nhân vật đầu não chiến tranh của chánh quyền Bush, bị Dân Chủ biến thành con dê tế thần, gián tiếp thú nhận sự thất bại của chánh quyền Bush trong Chiến tranh Iraq.

Nhưng hội đồng nội các Bush đã khéo léo chuẩn bị đối phó mọi tình huống. Khéo léo giữ cho TT Bush trung lập, không để cho Oâng can dự vào việc làm của Quốc Hội đối với Ô. Rumsfeld. Nếu Quốc Hội lưỡng viện đang do Cộng Hoà kiểm soát làm chủ được tình hình, cứu nguy được Oâng Rumsfeld thì tốt. Trường trường hợp xấu nhứt xảy ra ở Quốc Hội đối với Ô. Rumsfeld vì vụ xì căn đan, TT Bush vẫn còn đường thoát thân, thay thế Ô. Rumsfeld để giải toả áp lực phê bình chỉ trích cuả Mỹ và quốc tế. Vì thế, người người sinh viên cầu thủ được tiếng không nhường sân cho đối thủ và nhà làm chánh trị già chung thủy với đồng đội, vẫn chưa sao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.