Hôm nay,  

Điều Kiện, Số Lượng Chiếu Khán Di Dân Vào Mỹ

07/10/200000:00:00(Xem: 4463)
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ VIỆC CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN CỦA CHÍNH PHỦ HOA KỲ
Những người nước ngoài muốn đến Hoa Kỳ bất cứ vì lý do gì, thí dụ như để đoàn tụ gia đình, để định cư, du học, làm việc, du lịch hoặc kinh doanh, vân vân... cần phải được chính phủ Hoa Kỳ cấp giấy phép cho nhập cảnh, tức chiếu khán (visa).

Riêng về chiếu khán di dân thì số lượng chiếu khán cấp ra thay đổi tùy theo quan hệ thân nhân và cũng thay đổi theo từng năm.

Hàng tháng, Văn Phòng Lãnh Sự Vụ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có phổ biến Thông Cáo về chiếu khán di dân đến các Lãnh Sự quán hải ngoại, các văn phòng luật sư di trú và một số cơ quan khác để cho biết các diện chiếu khán di dân đã đáo hạn. Thông báo này cũng có thể tìm đọc trên website của Bộ Ngoại Giao.

Giới hạn về số lượng chiếu khán được cấp mỗi năm.
Điều 201 của Luật Di Trú ấn định giới hạn về số chiếu khán di dân cấp phát cho các diện bảo lãnh thân nhân và công nhân. Tuy nhiên đối với diện vợ/chồng và con vị thành niên của công dân Hoa Kỳ thì không có giới hạn về chiếu khán, còn các diện thân nhân khác thì tổng số chiếu khán cấp hàng năm được giới hạn dưới số 500,000 Giới hạn về chiếu khán cấp cho diện công nhân là 140,000.

Trên đây là tổng số chiếu khán tính chung cho các nước trên thế giới. Nếu nói riêng từng nước, Điều 202 Luật Di Trú qui định là số chiếu khán cấp cho mổi nước không được vượt quá 7% của tổng số chiếu khán nói chung.

Thông báo chiếu khán hàng tháng cũng cho biết về số lượng chiếu khán còn lại để cấp tiếp trong năm cho mổi quốc gia là bao nhiêu và một danh sách liệt kê quốc gia nào đã vượt quá số chiếu khán rồi. Những đương đơn xin chiếu khán thuộc những quốc gia này phải chờ đợi một thời gian lâu hơn một quốc gia khác, mặc dù cùng một diện như nhau.

Khi một người nộp đơn để xin chiếu khán di dân cho thân nhân (tức bảo lãnh cho thân nhân sang Hoa Kỳ) và nếu đơn được chấp thuận thì Sở Di Trú gởi cho đương đơn một giấy thông báo chấp thuận mẫu I-797 trên đó có ghi ngày tính ưu tiên (priority date) và diện bảo lãnh hay liên hệ gia đình. Đương đơn so chiếu hai yếu tố này với thông báo chiếu khán hàng tháng của Bộ Ngoại Giao (Văn Phòng Lãnh Sự Vụ) để biết hồ sơ bảo lãnh của mình đã đáo hạn chưa, tức đã đến ngày tiến hành thủ tục phỏng vấn chưa.

Không phải như phần đông chúng ta nghĩ, ngày đáo hạn không nhất thiết mỗi tháng phải tiến lên một tháng, mà có thể mỗi tháng chỉ tiến được có một hoặc hai tuần, tùy theo số lượng đơn đã nộp trong thời gian đó. Hoặc ngược lại, nếu số đơn nộp ít đi thì mổi tháng ngày đáo hạn có thể tiến lên được hai tháng.

Hồ sơ bảo lãnh di dân được phân chia làm 4 loại có thời hạn ưu tiên để chờ đáo hạn và một loại luôn luôn đáo hạn. Loại luôn luôn đáo hạn là diện vợ/chồng và con vị thành niên của công dân Hoa Kỳ.

Còn 4 loại có thời hạn có ngày đáo hạn tính tới tháng 10-2000 gồm có:

Diện F-1: Đang xét đến ngày 01 tháng 02, 1999
* Ưu tiên 1 thuộc diện con độc thân trên 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ. Diện này hiện nay phải chờ ít nhất 18 tháng mới đáo hạn đối với tất cả các quốc gia; ngoại trừ nước Mexico phải chờ 6 năm, nước Phi Luật Tân phải chờ 12 năm.

Diện F2A- Đang xét đến ngày 15 tháng 05, 1996
* Ưu tiên 2 gồm có 2A:
* 2A thuộc diện vợ/chồng và con độc thân vị thành niên của người có thẻ xanh. Diện này hiện nay phải chờ khoảng 4 năm mới đáo hạn;

Diện F2B- Đang xét đến ngày 01 tháng 05, 1993
* Ưu tiên F2B thuộc diện con độc thân trên 21 tuổi của người có thẻ xanh. Diện này hiện nay phải chờ khoảng 7 năm mới đáo hạn;

Diện F3- Đang xét đến ngày 01 tháng 03, 1996
* Ưu tiên 3 thuộc diện con có gia đình của công dân Hoa Kỳ. Diện này phải chờ khoảng 4 năm mới đáo hạn.

Diện F4- Đang xét đến ngày 22 tháng 06, 1989
* Ưu tiên 4 thuộc diện anh chị em của công dân Hoa Kỳ. Diện này hiện nay phải đợi khoảng 11 năm mới đáo hạn; riêng người nước Phi Luật Tân phải đợi 21 năm. Diện anh chị em thì độc thân hay có gia đình, trên 21 tuổi hay dưới 21 tuổi, thời gian chờ đợi cũng như nhau.

PHẦN GIẢI ĐÁP THẮC MẮC:

Câu hỏi 1: Có phải sự thay đổi mới đây của luật di trú đã kéo dài thời gian chờ duyệt xét hồ sơ theo diện đoàn tụ gia đình phải không"

Đáp: Thưa không, thực ra quốc hội giới hạn số lượng di dân đã nhiều năm qua. Quy định ban hành hiện nay cho diện đoàn tụ gia đình được tu chính và duy trì từ năm 1990 đến nay.

Câu hỏi 2: Liệu có cách nào rút ngắn thời gian chờ ngày đáo hạn hay thúc đẩy hồ sơ được xét nhanh lên không"

Đáp: Dạ thưa không, không có ai có thể thay đổi việc đó, ngoại trừ quốc hội Hoa Kỳ chuẩn cấp thêm số lượng chiếu khán hàng năm.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM, thứ Sáu từ 5:00PM và mỗi trưa Chủ Nhật từ 11:30AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 238-8830, Sacramento (916) 257-6550 hay qua Email: info@rmiodp.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.