Hôm nay,  

Báo Mỹ Viết Về 1 Chánh Án Việt: Người Mỹ Tiêu Biểu

13/04/200100:00:00(Xem: 3727)
Trong ngày thứ sáu tuần qua, tờ nhật báo Pháp Luật lớn nhất của nước Mỹ (tờ L.A. Daily Journal, số ngày 6/4/2001) đã đăng một bài thật dài về Chánh Án Nguyễn Trọng Nho, vị Chánh Án Việt Nam đầu tiên tại Nam California. Dưới đây là bản dịch của bài báo đó.

"Chánh Án Người Việt Nam mang nặng tinh thần trách nhiệm"
"Từ việc thoát khoiû Saigòn trở thành một người Mỹ tiêu biểu"

Ngay trước khi Saigòn thất thủ, ông Nguyễn Trọng Nho đã có những ý nghĩ tuyệt vọng. Các toán quân của Cộng Sản đang tràn vào thànnh phố rối loạn đó và ông đang tìm đường để di tản.

"Nếu tôi còn giữ khẩu súng cá nhân của tôi lúc đó tôi đã tự sát rồi." ông Nguyễn, Trọng Nho hiện nay là Chánh Án tòa Thượng Thẩm quận Cam đã nói với chúng tôi, "Tất cả đều hoàn toàn rối loạn. Đầu óc tôi không còn sáng suốt nữa.

Ông Nguyễõn, một cựu Dân Biểu của Việt Nam Cộng Hòa và cũng là một cựu sĩ quan bộ binh của Nam Việt Nam, mô tả sự hỗn loạn và tuyệt vọng của ông lúc đó trong khi ăn trưa tại một quán ăn tại Westminster.

"Lúc mà tôi rời bỏ căn nhà tôi lần cuối tôi nhìn thấy người em họ của tôi và tôi biết tôi không còn làm gì được cho cậu ta nữa" ông Nguyễn Trọng Nho chậm rãi nói giữa những khoảng ngừng lại và mắt đăm chiêu như nhìn về một nơi xa xăm. Ông như bị lạc đi trong đôi lúc rồi bỗng nhiên tĩnh lại, lắc đầu và nói "Thật là ngố nghỉnh hết chỗ nói. Tất cả mọi sự việác quanh tôi đang xụp đổ vậy mà tôi đã cho em tôi một khẩu súng" Thật khó khăn cho tôi có đủ sáng suốt để suy nghĩ lúc đó."

Suy nghĩ sáng suốt hiệïn nay là tất cả những gì mà ông Nguyễn cần làm để chu toàn, như ông nói, "một trách nhiệm tuyệt vời." Được Thông` Dốc Gray Davis bổ nhiệm làm Chánh Án tòa Thượng Thẩm tháng 7 năm vừa qua, ông đã là vị Chánh Án người Mỹ gốc Việt dầu tiên tại Nam California.

Việc ông từ một người lao công, trở thành luật sư rồi Chánh Án là một câu chuyện được nói tới không phải để đề cao sự thành công của ông mà là để chia xẻ về những giá trị tinh thần của con người ông.

"Thật quả là một trách nhiệm vô cùng quan trọng, và nặngï nề" ông nói, giọng trầm xuống, tỏ lộ sự kính cẩn về vai trò mà ông đang gánh vác. Đối với ông Nguyễn, mỗi phán quyết của ông từ trên bàn xử án đều hết sức quan trọng.

"Đôi khi tôi chợt thức giấc trong đêm khuya và không thẻ nào ngủ lại được nữa. Tôi không thể nào thôi suy nghĩ về những phán quyết mà tôi đả đưa ra trong ngày hôm trước đó và những quyết định mà tôi sẽ phải tuyên xủ cho những vụ án đang chờ sự xét xử của tôi trong ngày hôm sau đó." Ông nói.

Là một người mới được bổ nhiệm, ông Nguyễn ngồi xử những vụ án hình sự trong một khu vực có đông dân người Mỹ gốc Việt. Đối với những người này, cho dù là thế hệ thứ nhất, thứ nhì hay thứ ba, ông Nguyễn là một nhân vật nổi tiếng của họ. Nhưng mà hơn thế nữa ông là niềm hy vọng của họ.

"Sau lễ tuyên thệ, các cơ quan truyền thông của nguời Việt ở khắp nơi trên đâùt Mỹ, Úc Châu, Pháp v...v... đã nói về chuỵện này trong nhiều ngày."

Chánh Án Nguyễn Trọng Nho kể lại một trong những giây phút làm ông vô cùng cảm động vào tháng 12 năm ngoái. Lúc đó ông đang ở trong một khu thương mại của người Việt, một phụ nữ đã đến chào ông và xin ông bắt tay đứùa con gái 15 tuổi của Bà. "Người phụ nữ này nói với tôi rằng khi Bà nhìn thấy ông Thống Đốc choàng chiếc áo Chánh Án lên người tôi, Bà đã có cảm giác như chính Bà đang được choàng chiếc áo đó bởi Thốâng Đốc." Mắt ông long lanh đầy cảm xúc khi kể lại chuyện này. "Chính những sự việc như vậy đã tăng thêm sự nặng nề trong trách nhiệm của tôi. Bởi vì tôi ý thức được rằøng, và cả cộng đồng của tôi cũng hiểu như vậy rằng tôi không được quyền thất bại."

Tinh thần trách nhiệm cao độ của ông Nguyễn đối vơiù nghề nghiệp cũng không thua kém gì tinh thần trách nhiệm của ông đối với cộng đồng. "Trách nhiệm của một vị Chánh Án phải đuoc tôn kính, nể trọng và vị Chánh Án phải xứng đáng với sự nể trọng đó." Ôâng nói. "Điều đóù cũng đúng thôi, vì nói cho cùng mọi tranh chấp trong xảhội của chúng ta cuối cùng sẽ được đua ra xét xử trước một quan tòa." Oâng Nguyễn năm nay 62 tuổi nghĩ rằng có thể vì ông là một Chánh Án mới cho nên ông đã có những suy nghĩ có vẻ thiêng liêng như thế về vai trò của mình chăng. Tuy vậy ông đã đưa tay ra để nối kết với các đồng nghiệp của mọi thế hệ. Trong một diễn văn vào dịp làm lễ tuyên thệ cho các tân luật sư tại Đại Học Luật Khoa Chapman tháng 12 vừa qua, ông đã khuyên các tân luật sư răøng "xin các bạn hãy cư xử như những con người bình thường," và xin "hãy hãnh diện về nghề nghiệp của mình, vì nếu không thì việc hành nghề luật sư của các bạn sẽ bị chìm đắm trong sự tầm thường đầy buồn nản vô nghĩa."

Ông Nguyễn cũng đã điều trần trong lễ tuyên thệ của Chánh Aùn tòa Phá Aùn Eileen Moore vào tháng 12 vừa qua.

Chánh Án Moore nhớ lại việc đó như sau: "Chánh Án Nguyễn gọi tôi và tỏ ý muốn điều trần trong buổi lễ của tôi." Bà Moore nói, giải thích rằng Bà là một cựu y tá trong quân đội Mỹ tại Việt Nam năm 1966 và Bà đã gặïp ông Nguyễn tại Camp Pendleton vào tháng tư nam 2000 trong dịp kỷ niệm 25 năm ngày Saigòn thất thủ.

"Tôi không nhớ là đã gặïp ông ta tại đo,ù nhưng với tư cách của ông ta, tôi đã không có thác mắc gì về ông hết." Bà Moôre nói. "Oâng ta thật là tử tế và khoan dung. Bài điều trần của ông thậtä vô cùng cảm động. Ông là biểu tượng cho tất cả những gì tốt đẹp về xứ sở của chúng ta. -- Ông là một người Mỹ đích thực"

Ông Nguyễn nói kinh nghiệm của một người tỵ nạn - sau khi đã là Dân Biểu tại Saigòn,- đã chuyển hóa con người ông.

"Tôi quyết tâm làm lại cuộc đời mình, nhưng tôi không bao giờ cho đó là mốt sự đoạ đầy khổù nhọc. Bởi vì tôi có được sự bình an trong tâm hồn tôi." Oâng nói.

Khi ông đến Hoa Kỳ năm 1975, ông hoàn toàn tay trắng. Để lo lắng cho vợ và con, ông đã làm việc như một người lao công, rồi cán sự xã hội, rồi thảo chương viên điện toán.

Trong khi đó ông đi học ban đêm và lấy được bằng Cao Hoc Quản Trị tại Cal Poly Pomona năm 1981. Năm sau đó ông trở thành công dân Hoa Kỳ.

Tới năm 1988, ông tốt nghiệp bằng Luật Khoa tại Western State University va thi trúng tuyển kỳ thi hành nghề luật sư trong năm đó.

Ông làm việc trong một thời gian ngắn tại văn phòng Public Defender ở Los Angeles rồi ra mở văn phòng riêng. Tới năm 1995 ông vào làm việc cho văn phòng Bộ Trưởng Tư Pháp Tiểu Bang California. Công việc của ông tại đây là truy tố các viên chức tiểu bang về các hành động phạm pháp. đồng thời đại diện tiểu bang trong các vụ tranh tụng về việc làm. Oâng làm tại đây cho tới khi ông được bổ nhiệm làm Chánh Án tháng bẩy vừa qua.

"Tôi tiến về phía trước không phải vì tham vọng cá nhân mà chỉ như một sự tự nhiên của đờøi sống" Ông Nguyễn Trọng Nho nói, "Khi tôi gặïp những người không có tinh thần tích cực đóù tôi nói với họ rằng xin hãy nhìn cái sự tươi đẹp của đời sống của một người có tự do. Không có gì tốt đẹp hơn điều đó cả."

Trong khi ngồi ăn trưa tại tiệm ăn, nhiều thực khách đã đếøn tận bàn để chào ông. Một phụ nữ đã vui đùa tự giới thiệu mình là em gái của ông. Khi ra ngoài khu đậu xe, ông cười và nói rằng người phụ nữ đó không có liên hệ máu mủ với ông.

Lái xe quanh vùng Westminster, ông Nguyễn Trọng Nho, một người theo đạo Phật, cho chúng tôi biết một trong những thú tiêu khiển của ông là cắm trại. "Tôi có thể đi bộ hàng giờø trong rừng và sẽ chảng có gì làm bận tâm tôi cả" ông nói với chúng tôi như vậy.

Ông cũng tỏ ra rất buồn phiền về sự tàn bạo của các băng đảng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. "Giết người, gian nhân hiệp đảng để cướp của giết người, tất cả thật là vô ý nghĩa." Ông cho rằng sự việc này là hậu quả của việc thiếu lý tưởng và hướng dẫn trong dời sồng của những người trẻ tuổi đó.

Với ba con, một gái hai trai, tất cả đều trưởng thành, ông Nguyễân nói rằng, những phần tử tội phạm đã gây nên một vết nhơ cho cộng đồng thật sinh động của ông.

"Trong phòng xử án có một lần tôi đã nói với một thanh niên can phạm" giọng ông nghiêm lại như đang nói với người bị can ở ngay trong phòng xử án, "Hãy tưởng tượng anh đang bị cầm tù ở Việt Nam chỉ vì anh là con trai của cựu chiến binh quân lực Việt Nam Cộng Hòa" Oâng nói với người can phạm trẻ tuổi "Xin đừng coi nhẹ cái Tự Do của Anh. Con đường phân chia giữa Tự Do và tù tội rất mong manh. Xin đừng bước qua con đường đó."

Thế rồi trong phút chốc giọng nói của vị Chánh Án bỗng dịu đi khi ông bầy tỏ sự cảm thông của minh với những người Mỹ gốc Việt có con đang bị tù vì các tội liên quan đến cần sa ma túy." Tôi đã gặp cả những Bác Sĩ và những người thật giầu có, rất khổ đau vì nhìn thấy con cái của họ bị tù tội." Oâng nói.

"Đời sống của chúng ta ở đây quá dư thừa." Ông Nguyễn nói thêm. "Đời sống ở Việt Nam thật nghèo khổ. Ở đây ngay cả những người vô gia cư cũng có trợ cấp tiền để sống. Ở Việt Nam, nhửng người nghèo không có gì hết và phải chịu đói khổ."

Trở lại phòng riêng của ông để sửa soạn cho phiên xử án buổi chiều, Chánh Án Nguyễn Trọng Nho suy nghĩ về việc, trước khi làm Chánh Án, ông đã từng đóng cả hai vai trò: luật sủ biện hộ cho người nghèo và công tô viên của chính phủ. Ông nói: "Trách nhiệm của hai vai trò đều giống nhau, đó là bảo vệ luật pháp. Chúng ta không thể cư xử khác hơn được. Chúng ta phải thực sự tin tưởng vào một trách nhiệm xứng đáng để chúng ta bảo vệ trong cuộc sống của chúng ta. Nếu không thì cuộc đời của chúng ta sẽ rất là khốn khổ." Chánh Án Nguyễn Trọng Nho nói. "Nguyên lý của luật pháp bao giờ cũng cao hơn cái người đang ngồi bên cạnh chúng ta."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.