Hôm nay,  

Những Cao Tăng Trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam

24/02/201100:00:00(Xem: 4678)
Den_tho_Tran_Nhan_Tong-content
Đền Thờ Trần Nhân Tông
  • NHỮNG CAO TĂNG TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Dưới đây xin phép tạm liệt kê tôn hiệu của một số Cao Tăng Việt Nam trong lịch sử, và một số Chùa Cổ danh tiếng còn lưu lại.

*niđalưuchi("-594), cũng được gọi là Diệt Hỉ, là Thiền sư Ấn Độsang Trung Quốctham vấn tu học, môn đệ đắc pháp của Tam tổ Thiền tông Tăng Xánvà là người khai sáng thiền phái Tì ni đa lưu chi tạiViệt Nam.

Sư là người nam Thiên Trúc (Ấn Độ), thuộc dòng dõi Bà la môn. Thuở nhỏ đã có ý chí khác thường, đi khắp mọi nơi cầu học Phật pháp. Năm 574, Sư sang Trung Quốc và nhân đây có cơ hội yết kiến Tam tổ Tăng Xán tại núi Tư Không. Thấy cử chỉ uy nghiêm của Tổ, Sư bỗng đem lòng kính mộ, đứng trước vòng tay cung kính. Tổ vẫn ngồi im nhắm mắt không nói (biểu tượng: thiền vô ngôn). Sư đứng im suy nghĩ giây lát bỗng nhiên tự ngộ, liền quỳ xuống lạy ba lạy (biểu tượng: cung kính Tam Bảo Phật Pháp Tăng). Tổ thấy vậy cũng chỉ gật đầu ba lần. Sư muốn đi theo hầu Tổ nhưng Tổ lại khuyên đến phương Nam giáo hóa.

Sư sang Việt Nam khoảng cuối thế kỷ thứ 6(~580), cư trú tại chùa Pháp Vân (chùa Dâu) tỉnh Hà Bắc. Nơi đây Sư dịch bộ kinh Đại thừa phương quảng tổng trìsau khi đã dịch xong bộ Tượng đầu tinh xá kinhtại Trung Quốc.


*Thiền sư Pháp Hiền("-626) họ Đỗ, người huyện Chu Diên nay là huyện Gia Lâm(Hà Nội) thuộc thế hệ thứ nhất dòng Pháp của Thiền sư Tì ni đa lưu chi. Sư tu chùa Pháp Vân, hương Cổ châu, huyện Long biên.

Ban đầu sư xuất gia thọ giới cụ túcvới đại sư Quán Duyên ở chùa Quán Vân. Sau khi nhận được yếu chỉ thiền từ Thiền sư Tì ni đa lưu chibèn đến núi Thiên Phúc tu tập thiền định, quên hết cả vật lẫn bản thân mình khiến cho chim chóc, dã thú tới tự do vui đùa; người đời hâm mộ danh tiếng đến học đạo nhiều nên sư cho dựng chùa Chúng Thiện làm nơi lưu trú. Dòng Thiền Nam phương hưng thịnh từ đó.

Tùy Cao tổ bèn cho đem xá lợi Phật sang ban cho sư Pháp Hiềnđể xây tháp cúng thờ. Sư đem chia cho các chùa Pháp Vân ở Luy Lâu và ở các châu: Phong Châu, Hoan Châu, Trường Châu để dựng tháp thờ.

Vô Ngôn Thông(759"-826), là một vị thiền sư Trung Quốc, đệ tử của thiền sư nổi tiếng Bách trượng Hoài hải. Năm 820, Sư qua Việt Nam, ở tại chùa Kiến Sơ, ngày nay thuộc tỉnh Bắc Ninh, thành lập phái thiền Vô Ngôn Thông. Sư mất năm 826, và phái Thiền của Sư kéo dài được 17 thế hệ.

Dòng thiền Vô Ngôn Thông có những thiền sư quan trọng là Khuông Việt("-1011), Thông Biện("-1134), Mãn Giác("-1096), Minh Không(mất 1141) và Giác Hải. Thế hệ cuối cùng là khoảng cuối thế kỷ thứ 13. Phái Vô Ngôn Thông theo đúng dòng Thiền của Huệ Năng, chủ trương đốn ngộ(giác ngộ nhanh chóng). Các vị Thiền sư dòng Vô Ngôn Thông đều có tâm hồn thi sĩ. Riêng thiền sư Không Lộvừa được cho là thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông, nhưng cũng thuộc thiền phái Thảo Đường.

*Khuông Việt(933-1011) trước tên là Ngô Chân Lưu, tu chùa Phật Đà, làng Cát Lợi, Thường Lạc. Sư là người Cát Lợi, họ Ngô thuộc đời (hay thế hệ) thứ 4, dòng Vô Ngôn Thông. Đại sư Khuông Việt là vị Tăng thốngđầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

*Trúc Lâm Yên Tửlà một dòng thiền Việt Nam đời nhà Trần, do vua Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm cũng là pháp hiệu của Trần Nhân Tông, đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên, tiền bối của Trần Nhân Tông, Tổ thứ hai của dòng thiền Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loavà Huyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỷ thứ 12– đó là dòng Thảo ĐườngVô Ngôn Thôngvà Tì-ni-đa-lưu-chi.

Sau một thời gian ẩn dật, dòng thiền này có được những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục HồViên Khoan Đại Thâmvà nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải, một vị Thiền sư xuất sắc đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỷ thứ 17-18, thiền phái này được hoà nhập vào tông Lâm Tế và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng.

*Tuệ Trung Thượng Sĩ(1230-1291) tên thật là Trần Tung (hay Trần Quốc Tung), là một thành viên trong hoàng tộc nhà Trầnvới tước hiệu Hưng Ninh Vương và là một thiền sư Việt Namdanh tiếng. Ông là con trưởng của An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấnvà hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảmhúy Thiều, vợ vua Trần Thánh Tông.Ông tham dự cả ba lần kháng chiến chống Nguyên Môngnăm 1258, 1285 và 1288 cùng Hưng Đạo Vương. Sau khi kháng chiến thành công, ông được phong chức Tiết độ sứ Thái Bình. Nhưng không lâu sau ông lại lui về ấp Tịnh Bang lập Dưỡng Chân trang để theo đuổi nghiệp thiền.

Thời trẻ, ông học đạo với thiền sư Tiêu Dao; vừa thực hành giải thoát tâm trong đời sống gia đình theo hình thức cư sĩ vừa đảm trách các công việc xã hội mà triều đình giao phó. Ông được vua Trần Thánh Tông nể vì do kiến thức uyên bác về đời lẫn đạo, được vua tôn làm đạo huynh. Ông sáng tác nhiều thi, kệ; một số được kiết tập trong "Thượng Sĩ Ngữ Lục"rất nổi tiếng.

Tran_Nhan_Tong

*Trần Nhân Tông(1258-1308), tên thật là Trần Khâm là vị vua thứ ba của nhà Trần(sau vua cha Trần Thánh Tôngvà trước Trần Anh Tông). Ông ở ngôi 15 năm (1278– 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất lịch sử Việt Nam.

Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ LâmNinh Bình, sau đó đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam nói trên. Về sau ông được tôn xưng là “Phật Hoàng” nhờ các việc này.

Trần Nhân Tông còn là một nhà thơ thiền xuất sắc trong dòng thơ thời Lý-Trần.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.