Hôm nay,  

Hôm Nay Nhân Loại Nói Chung Một Tiếng Nói

28/02/200600:00:00(Xem: 5218)
- Khi là một học sinh trung học, tôi rất say mê môn toán. Mỗi lần sung sướng vì tìm ra được lời giải cho một bài toán khó, khi cảm thấy có những lúc gần gụi sự bí mật của những con số, tôi vẫn thấy mình bất lực vì không làm sao chia sẻ niềm vui với tất cả, ngoại trừ một thiểu số bè bạn cũng mê toán như tôi.

René Thom cho rằng toán học gia là những người rất buồn vì họ không thể chia sẻ niềm vui với những người không phải là toán học gia, và ông tự hỏi, toán học có phổ thông không. Người da đỏ, người Trung Hoa có lý giải, raisonner, như những người Âu châu"

Ông là người Pháp, giải thưởng Field, 1958, tương đương với Nobel. Sở dĩ không có giải thưởng Nobel về toán, chỉ vì mối giao tình giữa bà vợ của Nobel với một toán học gia Thuỵ Điển khi đó, và giải thưởng này nếu có, sẽ về tay ông ta, một điều không một ông chồng nào muốn.

Toán là một môn học phổ thông, chắc chắn như vậy, theo René Thom. Thoạt kỳ thuỷ, toán học gốc Hy Lạp, hoặc ít nhất có hình thức thông minh cổ Hy Lạp. Nhưng bằng những con đường khác biệt, cuối cùng các sắc dân cũng đi tới những kết luận mang tính luận lý như nhau. Người da đỏ, khi xây dựng những ngôi đền, người Trung Hoa, khi hoàn thiện âm lịch, họ cũng đã "bịa đặt" ra hình tam giác, và tìm ra những tính chất của nó, cùng lúc với những người Hy Lạp. Sự trùng hợp này không phải vì có một tam giác như vậy ở ngoài đời, mà vì nó đáp ứng nhu cầu trí tuệ của nhân loại. Cũng theo ý nghĩa đó, nhân loại cần tới văn chương, triết học, nghệ thuật... Tới mức mà, giả sử không có một London, một St. Petersburg thì Dickens, Dostoevsky cũng phải bịa đặt ra chúng. Và những thành phố hoang tưởng như Bouville của Sartre, như Macondo của Garcia Marquez, hoặc Đào Nguyên, Thiên Thai... của huyền thoại Đông Phương nhiều khi thật, sống động hơn những thành phố có thực trên thế giới.

Nhưng chúng ta mang ơn những người Hy Lạp ở nghệ thuật chứng minh. Theo René Thom, người Trung Hoa, Người Nhật, người Da đỏ ghi nhận (constater) chứ không chứng minh. Ngược lại, lý luận Hy Lạp không hề có nhảy đoạn trong lý giải (raisonnement).

Trong những ngày trung tuần tháng Bẩy 1995, tại Đại Học York, Toronto, đã diễn ra cuộc thi Toán Quốc tế lần thứ 36, giữa những toán học gia tương lai của nhiều quốc gia trên thế giới. Để chào mừng, nhật báo địa phương, tờ Toronto Star, viết: Hôm nay nhân loại nói chung một tiếng nói.

Phái đoàn Việt Nam gồm 6 em, 2 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, một đồng. Cuộc thi thực sự mang tính cách cá nhân, nhưng so số điểm, phái đoàn Việt Nam đứng hạng Tư, sau Trung Hoa, Romania, và Russia.

"Những toán học gia đều buồn...", tôi bỗng nhớ những ngày còn học Trung học, nhớ tới câu nói của René Thom, buổi tối tại một nhà hàng ở Toronto. Nỗi buồn càng thấm thía hơn qua câu nói khi giã từ của một em trong đoàn: Giá Việt Nam được xếp hạng tư trên thế giới về văn minh, và nếp sống hiện đại thì sung sướng biết chừng nào!

Hoang tưởng trong văn chương thì chẳng sao, nhưng hoang tưởng trong quản lý kinh tế, trong quan hệ đối xử giữa con người với con người - vốn quí nhất của xã hội - chỉ những người Cộng Sản mới có riêng cho họ thứ ngôn ngữ đó.

Nhưng đã có một thời, những triết gia như Henri Lefèbvre, Aron, Merleau-Ponty... đã mơ tưởng một thứ tiếng nói phổ thông, duy nhất, cho toàn thể nhân loại: Chủ nghĩa Cộng sản. Thứ tiếng nói phi chính trị, phi triết học, phi vong thân. Trước sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản, Louis Althusser - trước thềm cái chết - đã ngậm ngùi than thở, chúng ta đã sản xuất ra một triết học "ảo" cho Marx, một thứ triết học không có trong tác phẩm của ông.

Trong bài mở đầu cuốn Signes (Ký hiệu, 1960), Merleau Ponty viết: "Chủ nghĩa Marxisme tìm thấy trong lịch sử những thảm kịch trừu tượng về Hữu thể và Hư vô, nó đặt vào đó gánh nặng siêu hình lớn lao; điều này đúng, vì nó nghĩ tới bộ khung, tới kiến trúc tính của lịch sử, tới sự xen lẫn, bổ sung giữa vật chất và tinh thần, giữa con ngừơi và thiên nhiên, giữa hiện hữu và ý thức, trong khi triết học chỉ đưa ra được bài toán đại số và bản thiết kế. Thu tóm toàn bộ nguồn gốc nhân loại, chính trị cách mạng đi qua trung tâm siêu hình này. Nhưng trong thời kỳ gần đây, chính trị chỉ là thủ đoạn, một chuỗi đứt đoạn những hành động, những giai đoạn không có ngày mai, và người ta 'buộc' vào đó tất cả những hình thức của tinh thần và của cuộc sống. Thay vì nối kết những đức hạnh, triết học và chính trị chỉ trao đổi cho nhau những cái xấu: Người ta có một thực hành quỉ quyệt và một tư tưởng mê tín."

Bạn đọc thấy ngay từ những năm 60, Merleau-Ponty đã nhìn thấy rõ kết cục bi thảm của tương lai Cộng sản Việt Nam hiện nay: Hành động dã man, tư tưởng tín điều.

Lý do là, theo Merleau-Ponty, "nối kết mác-xít giữa triết học và chính trị đã đứt rời". Và người ta cứ coi như nó vẫn như thế, theo nguyên tắc, trong thế giới tương lai, nghĩa là thế giới ảo tưởng, điều Marx đã nói: "Triết học, cùng lúc, được thực hiện và tiêu huỷ bởi lịch sử, cái phủ định thì cứu vớt, cái tiêu huỷ thì hoàn tất." (La philosophie à la fois réalisée et détruite par l'histoire, la négation qui sauve, la destruction qui accomplit. Signes, p.13). Và ngay từ năm 1960, Merleau-Ponty đã tỏ ra sáng suốt, khi kết luận: "Cuộc vận hành siêu hình đó đã không xảy ra." Thời đại đã chứng rõ ràng là, trong khi qui luật mác-xít đòi hỏi, đừng tiêu huỷ triết học nếu không thực hiện nó, thực tế Stalinienne tiêu huỷ triết học, giản dị có vậy.

"Những cuộc phiêu lưu của biện chứng pháp", của Merleau-Ponty, xuất bản năm 1955, ghi lại những chặng đường phiêu lưu của chủ nghĩa Marxisme, kể từ những người Bônsêvích tới Sartre, qua G. Lukács, tác giả cuốn Lịch Sử và Ý Thức Giai Cấp, có thời được coi là Tân Thánh Kinh của những người Cộng Sản, dù sau này tác giả phải phủ nhận tác phẩm khi bị buộc tội theo chủ nghĩa xét lại. "Những cuộc phiêu lưu tới đó là hết," ông kết luận.

Marx, chương cuối trong 11 chương luận về Feuerbach, đã đưa ra một công thức nổi tiếng bao gồm hết tham vọng lớn lao của ông: "Các triết gia chỉ cắt nghĩa thế giới, bằng cách này cách nọ, nhưng vấn đề từ nay là phải thay đổi nó đi". Thay vì trung thành với ông, chủ nghĩa Marxisme, ấn bản Bônsêvích đã đưa vào đó ý niệm Léniniste về tập trung dân chủ và quan niệm Trotskyste về cách mạng thường trực. Tư tưởng này đã làm đảo điên thế kỷ 20. Cuộc Cách mạng Nga 1917 càng làm lời tiên tri của Nietzsche là đúng: "Thời đại của những cuộc chiến tranh lớn lao, nhân danh những tư tưởng thù nghịch." Lịch sử của thế kỷ đã nhịp nhàng diễn ra qua bốn tiến trình kể từ cách mạng Bônsêvích: Thắng thế của chủ nghĩa Léninisme trước chủ nghĩa xét lại của Bertein, và dân chủ xã hội của Kautsky; chủ nghĩa Stalinisme nở rộ và chiến thắng Nazi mở ra đế quốc xô viết; chiến tranh lạnh với những quốc gia dân chủ Tây phương, sự đối đầu giữa hai khối ý thức hệ, được củng cố bằng những liên minh quân sự, dưới lưỡi gươm ghê rợn của một cuộc chiến tranh nguyên tử; sự sụp đổ tàn khốc và cùng lúc của Liên-bang Xô-viết, đế quốc Cộng Sản, và của chủ nghĩa Mác-Lê như là Ý thức hệ quốc gia.

Triết gia Kostas Papaioannou lại giải thích tiến trình trên qua "hai mặt nạ lãng mạn" đã đi theo suốt cuộc đời Marx: Prométhée và Lucifer. Về phía Prométhée, đó là sự phân tích xã hội kỹ nghệ. Về phía Lucifer, lý luận về chủ nghĩa tập trung, những cuộc chiến toàn thể, ai thắng ai.

(Tài liệu tham khảo: Tạp chí Văn học, Magazine Littéraire, số đặc biệt về Marxisme)

Maurice Merleau-Ponty (March 14, 1908 – May 4, 1961) was a French phenomenologist philosopher, strongly influenced by Edmund Husserl, and often somewhat mistakenly classified as an existentialist thinker because of his close association with Jean-Paul Sartre and Simone de Beauvoir, and his distinctly Heideggerian conception of Being

From Wikipedia, the free encyclopedia

Triết gia hiện tượng học Pháp, ảnh hưởng nhiều từ Edmund Husserl, thường được hiểu lầm là triết gia hiện sinh, do cặp kè với đám Sartre và de Beauvoir, và do quan điểm mang tính Heidegger của ông về Hữu Thể.

NQT -- tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.