Hôm nay,  

4. Vài Nét Về Phật Giáo Tây Tạng

23/02/201100:00:00(Xem: 6192)
  • LƯỢC SỬ:

Phật giáo Tây Tạngcũng được gọi là Lạt ma giáo, là một hệ phái Phật giáoquan trọng thuộc Phật giáo Đại thừa, được truyền bá nhiều nơi gần Hi mã lạp sơn, đặc biệt ở Tây Tạng.

tsongkhapa_Kumbum_Monastery_Amdo_Tibet-content

Đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng là sự trộn lẫn của các giới luật của thuyết Nhất thiết hữu bộ (Sarvãstivãda) và các phép tu của Kim cương thừa (Vajrayãna). Lạt ma là nhà sư theo Phật giáo Tây Tạng và Mông Cổ. Danh từ Lạt ma gần giống như Gu-ru, Đạo sư của Ấn Độ, nhưng mang thêm nhiều ý nghĩa khác. Lạt ma ngoài giảng dạy giáo pháp, còn thi hành các nghi lễ, lãnh đạo các đạo trường.


Phật giáo đến Tây Tạng từ khi quốc gia này lập quốc vào thế kỷ thứ 7, do vua Song Tán Tư Cam (Srong-btsan-Sgampo). Vua cưới hai công chúa, một bà con vua Amsuvaramn xứ Nepal (Nê bạc nhĩ) tên Bạch Lỵ, một bà dòng vua Đường Thái tôn tên Văn Thạnh Cả hai đều đạo Phật, và giúp vua giáo hoá dân chúng theo Phật giáo. Trước đó Bôn giáo là tôn giáo địa phương của Tây Tạng.


Thế kỷ thứ 8, vua Nhật túc Song Đề tán (Khri-srong Ide-btsan) thỉnh hai Cao tăng Ấn Độ là Tịch Hộ (Sāntaraksita) và Liên hoa sanh (Padmasambhava) về truyền pháp, và xây ngôi chùa đầu tiên là Samyl (Bsam-yas) vào năm 770 gần thủ đô Lạp Tát (Lhasa).


Đợt đầu của việc truyền bá đạo Phật qua Tây Tạng chấm dứt trong thế kỷ 9. Trường phái Ninh mã (Nyingmapa) được thành lập từ thời gian đó. Mới đầu Phật giáo Tây Tạng cũng có tiếp xúc, tranh luận với Thiền tông Trung Quốc, nhưng sau đó theo hẳn giáo lý của Trung Quán tông (Mādhyamika, dbumapa).


Khoảng dưới thời vua Lãng đạt ma (Glangdarma) (838-842), tôn giáo địa phương Bôn giáo của Tây Tạng lại được phục hồi, Phật giáo bị bức hại. Trong thời gian đó, chỉ có phái "áo trắng", là các vị cư sĩ tại gia, được bảo tồn. Ngày nay phái này còn lưu truyền với phái Ninh mã.


Sau một thời gian bị bức hại, Phật giáo lại phục hưng trong thế kỷ 11, phát sinh hai trường phái Ca nhĩ cư (Kagyupa) và Tát ca (Saskyapa) và đó là thời gian mà rất nhiều kinh sách được dịch ra tiếng Tây Tạng. Với A tì sa (Atisa), đạo Phật lại được truyền bá lần thứ hai sang Tây Tạng. Từ đây, người ta lại quan tâm đến các trường phái, nhất là các phái truyền tâm từ thầy qua trò theo dạng "khẩu truyền", và từ đó sinh ra các tu viện lớn của tông Tát-ca (1073), lôi kéo được dịch giả Mã nhĩ ba (Marpa) sang Ấn Độ thu thập kinh sách

Life_Teaching_Tsong_Khapa_Thurman-content


Trong Phật giáo Tây Tạng và các tông phái tại đây, các vị đại sư được gọi là Lạt ma, đóng một vai trò rất quan trọng. Một trong các vị quan trọng nhất là Tông Kha ba (Tsongkhapa), được mệnh danh là "nhà cải cách", người thiết lập và tổ chức lại toàn bộ các tông phái. Ngài cũng là người xây dựng tu viện Gaden (1409) và thành lập tông Cách lỗ (Gelugpa).


Kể từ thế kỷ 14, phái Cách lỗ thịnh hành, được xem là một trong bốn trường phái lớn của Phật giáo Tây Tạng. Ngày nay, trên thế giới, Phật giáo Tây Tạng được coi trọng, nhiều Lạt ma Tây Tạng đang giáo hóa tại các nước phương Tây.


Các tông phái và giáo lý khác như Đoạn giáo (Chod), tuy có một hệ thống kinh sách mạch lạc, nhưng lại không xây dựng tu viện nên cuối cùng dựa vào các dạng khác.




image018

Bức tượng 135 feet của ngài Padmasambhava, Bồ Tát 

Liên Hoa Sanh, người đưa Phật giáo vào Tây Tạng, tại Samdrupse miền nam Sikkim, 

quốc gia nằm hướng đông của dãy Hy Mã Lạp Sơn. 


image019

Đại sư Atisa (982-1054) đóng góp nhiều choviệc truyền bá Phật Giáo sang Tây Tạng


image022

Đại sư Tsongkhapa (1357-1419) sáng lập Hoàng Mão phái (Gelugpa)

image024

Đại thiền giả Milarepa thuộc Cát Mã phái (Kagyupa)

image026

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.