Hôm nay,  

Từ Vụ Tàu Chìm Ở Hạ Long

23/02/201100:00:00(Xem: 10178)
Từ Vụ Tàu Chìm Ở Hạ Long

Vi Anh
Vụ tàu chìm đột ngột ở Vịnh Hạ Long vào Thứ Năm 17-2-2011 giờ VN, làm chết 12 người trong đó có 10 ngoại quốc - là hậu quả tai hại tất yếu của kiểu “làm kinh tế” chụp giựt với bất cứ giá nào. Nó phá hại ngành du lịch vốn là một thứ kỹ nghệ không có khói, và phá hại sức thu hút của danh lam thắng cảnh VN.
Thực vậy vụ tàu chìm ở Vịnh Hạ Long làm khách du lịch quốc tế hoang mang, sợ hãi. Rất nhiều báo chí Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhựt và các diễn đàn du lịch báo động đỏ về mức độ an toàn của những con tàu chuyên chở du khách trên vịnh Hạ Long, một thắng cảnh của Việt Nam được Unesco coi là kỳ quan thế giới. Cảnh trí đẹp đẽ và lạ thường với những núi đá vôi đẹp tuyệt vời, và hang động, thạch nhũ kỳ bí, mà chỉ cách Hà Nội 160km thôi. Thời Pháp thuộc, Vịnh Hạ Long đã là nổi danh thu hút nhiều du khách Tây Phương có dịp đi VN đều tìm cơ hội đến thưởng ngoạn. Theo tài liệu chính thức của VNCS bây giờ, trong 10 tháng của năm 2010, đã có hơn 2,3 triệu khách du lịch đến thăm vịnh Hạ Long, và 200,000 lượt tàu du ngoạn trên vịnh. Riêng trong dịp Tết Tân Mão vừa qua, số khách quốc tế đến Vịnh Hạ Long là 45.000 người, đạt kỷ lục.
Nhưng “Tiếng xấu đồn xa”. Tai hại tàu chìm ở Vịnh Hạ Long đâu có gói gọn trong hình thái du lịch bằng tàu trên Vịnh Hạ Long. Do liên tưởng ngành du lịch bằng tàu ở các bãi biển VN như Nha Trang, Vũng Tàu và du lịch trên sông rạch Miệt Vườn ở đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển cũng bị vạ lây.
Vụ tàu chìm ở Vịnh Hạ Long này hậu quả còn tai hại hơn vụ của tập đoàn đóng tàu Vinashin vỡ nợ với số tiền vay ngoại quốc 4 tỷ 4 Đô la. Theo nhận định của các cơ quan chuyên môn ngoại quốc, vụ Vinashin sẽ làm cho VN khó vay vốn đầu tư phát triển và bị tăng tiền lời rất mắc.
Nó còn trầm trọng hơn vụ chánh phủ VNCS, theo tài liệu của Bộ Tài Chính tính tới đầu năm 2011đã vay nợ của ngoại quốc là 25 tỷ. Với số nợ đó giả sử không vay thêm gì nữa thì tới năm 2016 Việt Nam phải trả 1 tỷ 700 triệu đô la nợ gốc cộng với khoản lãi là 250 triệu đô la.
Đó là một trong những vấn đề trầm trọng tại Việt Nam, do Đảng Nhà Nước CS Hà nội “làm kinh tế” để tăng gia kinh tế với bất cứ giá nào. Mà hậu quả sau cùng như mọi người đều biết trăm dâu đổ đầu tằm. Người dân phải đóng thuế trả; đất nước bị móc ruột tài nguyên đem bán đổ bán tháo cho ngoại quốc để trả.
Đọc tới đây có người nói lý luận này là của những người nặng quá khứ nên quá khích với CS. Muốn phát triển kinh tế mà không vay vốn, không tăng “thu hoạch” sản xuất, dịch vụ thì làm sao phát triển. Thưa đúng, nhưng cái gì cũng phải có chừng mực của nó. Pháp nói mọi quá lố đều xấu. Tàu nói dục tốc bất đạt. Kinh tế học khuyên phát triển phải bền vững.

Sở dĩ phải qui trách cho Đảng Nhà Nước trong vụ tàu chìm ở Vịnh Hạ Long vì một phương tiện vận tải dù chuyên dùng hay thông thường từ khi đóng đến lưu hành, mọi giai đoạn đều phải qua sự kiểm soát, cấp phép của Nhà Nước. Tiêu chuẩn kỹ thuật và số lượng khách cho phép chở hàng là do Đảng Nhà Nước qui định. Đảng Nhà Nước có cục đường sông, đường biển, có cảnh sát biển, cảnh sát sông, cán bộ ngành du lịch làm việc có lương, có phương tiện và có quyền kiểm soát, phạt vạ kể cả rút giấy phép kinh doanh, mà tại sao để cơ sự xảy ra cho chiếc tàu như vậy. Nếu vì tham nhũng mà lơ là hay qua mặt luật lệ thì tội còn nặng hơn – thuộc trường hợp gia trọng.
Theo báo chí, đài phát thanh ngoại quốc, chiếc tàu bị nạn có 10 phòng, được cấp phép đưa khách đi xem và nghỉ đêm trên vịnh. Chiếc tàu này thuộc công ty Trường Hải được đưa vào phục vụ từ năm 2008. Công ty này đã hơn một lần có phương tiện bị chìm và chết người.
Theo tin sơ khởi, thì tàu chìm có thể là do vỏ tàu bị bung. Một khiếm khuyết cơ cấu của phương tiện như vậy tại sao khi kiểm soát định kỳ không phát giác được. Tại sao tàu không thiết kế có nhiều khoang, nước vô khoang này thì khoang kia cũng còn, đâu có chìm quá nhanh và lật quá mau như vậy để nhiều khách du lịch đang say ngủ không thể thoát kịp ra khỏi cabin. Tàu không có máy báo động những trục trặc kỹ thuật và báo nguy cho hành khách khi có biến cố. Tin giờ chót của công an diều tra, thuyền viên đã không khoá van nước vào làm mát máy và đã bắy hai người rồi.
Theo báo Figaro của Pháp tường thuật lời người thoát nạn kể lại. Người bạn gái đánh thức Anh, «Ô, Trời ơi, George ! Tàu chìm. Chúng ta phải đi ra”. Anh nói với báo “chỉ trong 30 giây đến một phút thôi” mới thoát khỏi cái chết ngộp, chết chìm theo tàu.
Tai hoạ này tuy trầm trọng nhưng không phải là mới ở Vịnh Hạ Long. Một tàu du lịch đã lật vì bị mưa lớn, làm chết ba du khách, 2 người Anh và 1 Pháp và một hướng dẫn viên Việt vào tháng 9 năm 2009, theo báo Figaro của Pháp.
Phải nói những viên chức của nhà cầm quyền địa phương tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực tìm kiếm, cứu vớt nạn nhân, chăm sóc sức khỏe, sấp xếp nơi tịnh dưỡng, báo cho các cơ quan sứ quán, tiếp tay đưa thi hài nạn nhân về cố quốc. Đồng thời đã cho kiểm soát lại tất cả các tàu đăng ký dịch vụ đưa khách nghỉ đêm tại vịnh Hạ Long, khoảng hơn 100 chiếc. Cho công an phát động thủ tục điều tra và làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm trong vụ tai nạn này.
Sau cùng, mũi dại thì lái phải chịu đòn. Bên cạnh việc tư pháp sẽ trừng trị những người thuyền viên đã sai sót trong nhiệm vụ gây thiệt hại cho hành khách. Đảng Nhà Nước VNCS là người cầm cán lẫn lưỡi VN, phải chịu trách nhiệm tinh thần và thiếu giám sát. Nếu ở ngoại quốc tối thiểu trưởng ngành du lịch, vận tải thủy và công an đường biển của trung ương và tỉnh sẽ từ chức nếu không phải nặc lịnh từ dịch họ sau khi giải quyết những hậu quả nghiệm trọng này. Có thế thì sau này những viên chức thẩm quyền mới đem toàn tâm, toàn lực làm nhiệm vụ của mình. Có thế thì mới chấm dứt cái cảnh “cha chung không ai khóc” và thói quen trốn trách nhiệm cá nhân dưới cây dù tập thể./. ( Vi Anh)

Ý kiến bạn đọc
25/02/201108:31:34
Khách
to6i ye6u vie65t nam
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.