Hôm nay,  

Áo Dài Đã Đạt Đỉnh Tuyệt Mĩ

08/02/201100:00:00(Xem: 12041)

2-contentTác giả là một nghệ sĩ, chuyên về trang phục cổ truyền ghi nhận nhiều hiểu lầm về áo dài VN và kiểu áo Le Mur

Một trong những điều người ta mường tượng ra ngay khi nhắc đến Tết cổ truyền Việt Nam là cái áo dài. Càng ngày áo dài truyền thống càng phổ thông hơn ở nước ta, và trên thế giới. Đến nỗi hiện có vài luận án tiến sỹ ở Mỹ và Úc đang được nghiên cứu với đề tài áo dài Việt Nam. Trong số đó có luận án của một nghiên cứu sinh người Mỹ, về đề tài Áo dài Cát Tường (Lemur).

Có một thực trạng là rất nhiều người, trong đó có cả những nhà thiết kế áo dài trong nước, hiểu lầm về nhà thiết kế Cát Tường và dòng áo dài của ông. Trước hết, ông Cát Tường là một họa sỹ có tầm cỡ chứ không phải là thợ may. Ngoài ra, điều mà nhiều người hiểu lầm nhất là cái áo dài ngày nay là do họa sỹ Cát Tường tạo ra. Và rằng ông đã thiết kế áo dài hiện đại từ áo tứ thân cổ truyền. Đây là những sự hiểu lầm rất đáng tiếc. Thật ra hai dòng áo dài tứ thân và năm thân được truyền xuống từ ngàn xưa, vẫn luôn giữ nguyên vẹn hình dạng và tính chất của chúng.

Y phục Trung Hoa, mà người Việt xưa vẫn xem là mẫu mực, được phân loại cụ thể từ đời Minh, với ba dạng chính: Dạng thứ nhất là Bàn Lĩnh có cổ tròn và vạt áo cài sang bên phải. Áo dài thuộc về loại này. Dạng thứ hai là Trực Lĩnh với hai vạt gặp nhau ở giữa cổ và vạt áo xẻ giữa. Các áo tứ thân, áo dấu, áo mệnh phụ, v.v., thuộc dạng trực lĩnh. Dạng thứ ba là giao lĩnh với hai vạt chéo nhau. Áo rộng, áo thụng của các cụ mặc trong các tế, lễ ở đình miếu là áo giao lĩnh.

Áo tứ thân có gốc là áo Trường tụ Tỷ giáp được phổ biến từ thời Đường bên Trung Quốc.

Áo dài còn được gọi là bì bào, không thấy được nhắc đến trong các sách cổ trang Trung Hoa. Vì nguyên tắc che cổ dấu tóc của người Việt, có lẽ do ảnh hưởng từ Ấn Độ, nên các áo này được gắn thêm cái cổ xây ở nước ta.

Dạng áo bì bào của người Trung Quốc, gọi là áo trường xàm (xường xám) với cổ xây, chỉ bắt đầu xuất hiện từ thời Dân Quốc, và được phu nhân của Thống chế Tưởng Giới Thạch giúp phổ thông hóa từ những năm đầu của thập niên 1920. Trong khi đó áo dài Việt Nam ít nhất đã được hình tượng hóa rõ ràng qua pho tượng ngọc nữ được tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh. Cái áo dài trên pho tượng này không khác gì áo dài bây giờ.

1-contentTừ khi kỹ thuật dệt vải được cải tiến và khổ vải được tăng chiều rộng từ 40cm lên ít nhất là 80cm, việc nối khổ vải cho đủ bề rộng của áo không cần thiết nữa. Và nhiều nhà thiết kế áo dài lúc ấy, hầu như tất cả là họa sỹ, áp dụng ngay ý tưởng này. Dẫn đầu là các họa sỹ Lê Phổ và Lê Thị Lựu. Áo dài do các họa sỹ này thiết kế vẫn giữ gần như nguyên vẹn hình dạng của cái áo dài năm thân cổ truyền, chỉ giản lược đi phần nối giữa sống áo. Áo dài ba thân ngày nay ra đời từ đó.


Khoảng giữa thập niên 1930, họa sỹ Cát Tường, với nghệ danh dùng riêng trong ngành thiết kế trang phục là Le mur (Mur trong tiếng Pháp có nghĩa là tường), muốn làm một cải cách táo bạo hơn cho áo dài Việt Nam. Trong hoàn cảnh xã hội và văn hóa lúc đó, khi răng không nhuộm đen, tóc vấn không chải giữa vẫn còn bị miệt thị nặng nề. Khi mà nguyên tắc che cổ dấu tóc từ xửa xưa vẫn còn được xem là khuôn mẫu của đạo đức, thì các ý tưởng cải cách của họa sỹ Cát Tường quả thật đã gây sốc cho đa phần dân chúng.

Hãy đọc một đoạn văn do chính họa sỹ Cát Tường viết trên báo Phong Hóa số ra ngày 23 tháng 2 năm 1934, về ý tưởng của ông: "Các bạn thử để ý xem, cái áo hiện thời của các bạn có cái gì bất tiện, và thừa không" Muốn để các bạn khỏi tốn thì giờ vô ích, tôi xin thưa: Chính cái cổ là cái thừa, và hai ống tay bất tiện. Cúc cổ chẳng bao giờ cài thì cái cổ để làm gì" Tôi xin hỏi" Để che cổ ư" Thì nó nhỏ síu thế kia, che thế nào là đủ, vả lại áo các phụ nữ nước lạnh bên Âu, Mỹ còn chẳng cần cổ, nữa là xứ ta khí hậu rất nóng. Còn hai ống tay thì... thì các bạn cứ thử co tay lại vuốt mái tóc mà xem. Có phải nó chật quá không"... nó khó chịu và bất tiện lắm không"" Và Họa sỹ đã cho đăng báo các bản thiết kế của ông. Áo dài Cát Tường lúc cao trào là loại áo ba thân, thường có cổ tròn hay khoét trái tim có kết nơ. Vai áo may bồng. Áo nhiều khi không có tay, và nhiều khi lưng để hở đến eo. Quần đi đôi với áo dài cũng được ông cải tiến cho loe ra với các viền ống khác nhau.

Tựu chung là áo dài Cát Tường rất Tây Phương.

Có thể tưởng tượng là xã hội hãy còn cứng nhắc về phong tục của ta lúc đó phản ứng thế nào về các ý tưởng canh tân này. Chỉ một số người bị coi là ăn chơi, táo bạo lắm mới dám mặc áo Le Mur. Khi chiến tranh thế giới, với ảnh hưởng không nhỏ ở Việt Nam, bắt đầu trở nên khốc liệt, thì áo dài Cát Tường dần đi vào quên lãng. Nhất là từ khi Họa Sỹ Cát Tường mất tích, và được cho là qua đời, năm 1946, ở tuổi 35.

Các ý tưởng của ông có lẽ hợp thời hơn ở thế kỷ 21 này. Quả thật hiện nay nhiều nhà thiết kế áo dài đang bỏ tay, cổ áo dài trong tác phẩm của họ. Họ có biết đâu là đã vi phạm bản quyền do họa sỹ Cát Tường lập ra từ gần một thế kỷ trước. Và cái áo dài, dù với năm hay ba thân, cũng chỉ giữ được sự độc đáo khi nó vẫn là áo dài. Với bao thay đổi trong cảm nhận thẩm mỹ của dân tộc Việt suốt cả ngàn năm qua, tại sao riêng cái áo dài vẫn tồn tại nguyên mẫu, và ngày nay được khắp thế giới biết đến và hâm mộ"

Bởi vì nó đã đạt đỉnh tuyệt mỹ lâu rồi. Tìm cách vượt cái đỉnh này chỉ là trứng chọi đá mà thôi...

Trịnh Bách

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.