Hôm nay,  

Một Cảnh Quái Đản Giữa Thủ Đô Hà Nội

10/02/200600:00:00(Xem: 6224)
- Hôm nay đã là mùng 8 tháng giêng ta, ở Việt Nam, những ngày Tết Bính Tuất đã thật sự qua đi. Mọi người bước vào một năm làm việc mới. Khắp các đồng quê, người nông dân lại cần cù cúi mình xuống đồng ruộng mà chưa thể biết chắc mùa màng năm nay sẽ thế nào, nỗi lo khắc khoải trong lòng họ là năm nay rất có thể hạn hán sẽ tệ hại hơn năm ngoái, bởi thời tiết rất bất thường. Chẳng có năm nào ở miền Nam có mưa vào những ngày Tết như năm nay.

Quan tâm thì có, nhưng làm thì... không

Mùa mưa kéo dài, hẳn là mùa nắng cũng sẽ kéo dài và hạn hán là điều khó tránh khỏi. Đó là lối suy luận giản dị của người dân quê. Nhưng thực ra đó cũng lại là kinh nghiệm bao nhiêu đời sống chết với đồng ruộng của họ mỗi năm có thời tiết bất thường. Dân nhà vườn cũng vậy, cây trái năm nay ra hoa kết trái muộn màng hơn. Chưa biết điều gì sẽ xảy ra. Họ không thể tin tưởng vào một biện pháp nào chắc chắn sẽ giúp họ vượt qua sự đỏng đảnh của thời tiết. Mưa lũ hay hạn hán, phải tự mình xoay xở lấy. Tuy rằng "ông Nông nghiệp Phát triển nông thôn" có khối giải pháp, nhưng hầu hết đều đã lạc hậu hoặc bị bỏ quên. Những trạm bơm nước, những kênh mương, hầu như chỉ xài một vài năm rồi bỏ đó.

Một hiện tượng báo trước mùa hạn hán khốc liệt rất có thể xảy ra là ngày hôm nay mới 8 tết mà người ta có thể lội qua sông Hồng. Mực nước trạm đo trên sông Hồng tại Hà Nội chỉ còn 1,46 m, tại Phả Lại (Quảng Ninh) là 0,31 m. Đây là con số thấp kỷ lục trong hàng trăm năm qua. Nước thấp, lòng sông thu hẹp, các chủ tàu thuyền chỉ còn biết khóc ròng.

Nếu người dân không tự xoay xở lấy thì ráng chịu. Ngay cả những vùng bị ô nhiễm nặng nề như làng Thạch Sơn thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nằm sát bên nhà máy Supe hóa chất Lâm Thao và nhà máy giấy Bãi Bằng đổ ra không biết bao nhiêu tấn chất thải độc hại, giết chết hàng trăm gia đình, vẫn cứ "hồn nhiên" tồn tại. Vậy thì còn nói gì đến những làng quê hẻo lánh khác hy vọng được quan tâm đến dòng nước cho ruộng đồng. Quan tâm thì có, nhưng... làm thì gọi là làm cho phải phép mà thôi! Cho nên có đấy mà không đấy.

Còn những người dân lao động phải bỏ ruộng đồng, từ các tỉnh xa hối hả về quê ăn Tết, nay lại hối hả trở lại thành phố với công ty xí nghiệp, với những giọt mồ hôi và đôi khi cả những đối xử tàn nhẫn bất công của đám đốc công và những ông chủ thích bóc lột, chỉ trả cho những đồng lương rẻ mạt, tìm mọi cách tránh né mọi quyền lợi của người công nhân. Không một đồng xu bảo hiểm, không một chút đề bù khi đau ốm bệnh tật. Cho nên năm vừa qua, hàng trăm cuộc đình công nổ ra. Rồi mọi chuyện lại được "dàn xếp êm đẹp", nhưng chẳng ai biết cái sự "êm đẹp" đó ra sao và được đến bao giờ"

Hầu hết những chuyến tàu, xe đông nghẹt, nhưng là những chuyến từ miền Bắc vào miền Nam. Từ những ga Hà Nội và những bến xe khách xuôi Nam, phải vất vả lắm mới kiếm được một vé đi vào dịp đầu năm. Còn những chuyến từ Nam ra Bắc thì rộng thênh. Như thế đủ chứng tỏ rằng từ những năm qua, người miền Bắc vô Nam làm ăn rất đông. Ngay ở vùng quê hẻo lánh tôi "tạm trú" cũng vậy, chỉ thấy người miền Bắc vào lập nghiệp chứ không thấy ai ở đây ra Bắc làm ăn.

Công sở tấp nập lúc đầu giờ

Ngày 6 tết, các công sở lại tấp nập "xe con", xe gắn máy, các vị công chức gương mẫu của nhà nước, mặt mũi tươi rói sau gần một tuần nghỉ xả hơi, đi du lịch tưng bừng lại hăng hái đến sở làm việc nước. Nhưng rất nhiều công sở chỉ đông vui vào đầu giờ buổi sáng. "Chủ yếu" là các "sếp" lớn "sếp" nhỏ, gặp nhau chúc mừng năm mới lia chia, sở nào chăm lắm thì họp hành ban bệ qua loa, quay ra kể chuyện hên sui đầu xuân rồi "biến", giao mọi việc lại cho mấy chú đàn em "xử lý".

Điều đó như đã thành một cái thông lệ, không thể nào bỏ qua được, đó cũng được hiểu là "phong cách làm việc của những người văn minh". Tất cả mọi công tác được hoãn lại cho đến ngày thứ hai đầu tuần tới, tức là ngày 9 tháng giêng mới là ngày tốt, thầy bói dạy ngày xuất hành, bắt đầu mọi việc đều thuận lợi. Bây giờ niềm tin của các quan ông, quan bà thường đặt vào bàn thờ, đình chùa, miếu mạo nhiều hơn là những nơi khác. Và chẳng cần gì thầy bói, con số 9 vẫn là con số hên, vẫn được các quan ở đây lấy làm biển số "xe ô tô", xe gắn máy cho mình và các công nương quý tử. Lỡ dại năm nay nó có tông xe thì chỉ chết người khác mà không thiệt hại gì đến mình. Hèn chi dân nó nói: Các quan khôn bỏ mẹ!

Lướt qua chùa Hương

Có những công tử sở đã đặt hẳn một chuyến xe, chuyến tàu cho nhân viên của mình đi lễ chùa Hương cho "long trọng", kiếm tí phúc đức để lại cho con cái. Năm nay chùa Hương vào hội cũng đúng ngày 7 tháng giêng, mới chỉ có 2 ngày mà đã có hàng trăm ngàn người đi chùa Hương. Bài thơ "Đi Chùa Hương" của cụ Nguyễn Nhược Pháp lại có dịp được ngân nga, nhắc nhở. Nhưng chùa Hương bây giờ cũng "a la mốt" lắm, có đường cáp treo trên không, chạy vèo vèo như đi tàu bay. Tuy nhiên, trong ngày chính thức khai hội, suốt dọc đoạn đường dẫn từ sân chùa Thiên Trù lên nhà ga cáp treo (khoảng 300m), cảnh chen lấn xô đẩy đã xảy ra. Lý do là nhà ga của cáp treo đặt ngay cạnh con đường độc đạo dẫn lên chùa Giải Oan và động Hương Tích, nơi tập trung đông khách bộ hành lên và xuống cáp treo, cùng khách đi đường bộ.

Nhưng phong cảnh những chiếc đò dọc chở khách trên dòng suối Yến thì vẫn còn những nét cổ kính như xưa. Dọc suối Yến dẫn từ bến Đục vào bến Trò, hàng ngàn con đò thẳng tiến để du khách lên chùa Thiên Trù. Đò nào cũng "nhồi" 10 - 25 khách, tha hồ cho các nhà tổ chức "chém" tơi tả. Nhiều du khách cảm thấy như bị lừa khi mua vé đi đò (35.000 đồng) trong khi nhiều người chỉ mất 15.000-20.000 đồng. Khá nhiều người còn phải long đong ngẩn ngơ đi tìm một phòng trọ.

Tuy vậy chùa Hương vẫn tấp nập đông vui, những giá trị cổ xưa vẫn có sức sống mãnh liệt trong lòng người dân.

Không cần lo cho một anh dân đen "

Các quan lo cho mình và cho đàn em như thế, mà có mỗi việc cỏn con, giải quyết một chuyện bất bình của một gia đình dân giữa thủ đô Hà Nội, các quan lại quên. Tết nhất các quan bận hay lấy cớ là bận, hoặc coi thường nỗi khổ đau tủi cực của "gia đình anh dân đen" nên lờ luôn. Coi thường lệnh lạc của Ủy ban nhân dân thành phố và bất chấp cả công văn chỉ thị của Thủ tướng. Một chuyện lẽ ra chỉ cần mười lăm phút với sự có mặt của anh chủ tịch Phường và mấy thày cảnh sát là xong. Vậy mà nó dây dưa kéo dài, làm khổ cả một gia đình bị nhốt như nhốt trong nhà tù suốt mấy tháng qua kể cả trong những ngày Tết Bính Tuất.

Nó không chỉ là sự vô cảm, đẩy đưa vô trách nhiệm mà nó còn làm xấu cả bộ mặt thành phố. Giữa "kinh kỳ" mà để một gia đình nằm rên rỉ trong lưới sắt, nội bất xuất ngoại bất nhập, thì không thể nào tưởng tượng ra nổi ở thế kỷ này còn có những chuyện trái tai gai mắt đến như thế. Người nước ngoài đến ăn Tết ở VN nghĩ gì khi họ biết chuyện và người dân được gọi là "dân thủ đô" có xấu hổ trước những hành động quái đản như thế này không"

Bắt đầu từ một lá đơn kêu khổ

Vào đầu tháng 10 năm 2005 (tính đến nay 05-2-20060, tức là cách đây hơn 4 tháng) ông Trần Đức Tiến, tại số nhà 31 nghách 121/39 Kim Ngưu, tổ 12 phường Thanh Lương có lá đơn kêu cứu khẩn cấp gửi đến UBND TP Hà Nội, quận Hai Bà Trưng và phường Thanh Lương.

Lá đơn kêu cứu khẩn cấp có đoạn viết: "Hiện tại, gia đình chúng tôi đang sống trong tình trạng bị bao vây tứ phía, không có bất kỳ một lối đi nào để ra ngõ. Khi nhà ông Phàn bịt cửa ngõ vào ngày 14/9/2005, tôi phải trèo tường rào trước nhà để ra ngõ.

Nay kể cả việc trèo tường cũng không được nữa vì gia đình nhà ông Hùng Vũ ở đối diện (số nhà 24 tổ 12 phường Thanh Lương) đã khóa nốt cánh cổng và chằng dây thép gai ở đoạn ngõ phía ngoài tường rào nhà tôi".

Có thành phố nào trên thế giới xảy ra cảnh ngang ngược này không và cái gọi là tình làng nghĩa xóm đã không có, mà ngay cả đến tình người cũng bị hủy hoại luôn trước vài thước đất thị thành. Những gia đình xóm giềng có thể vì mâu thuẫn, thù oán lặt vặt, nhưng khi việc ra đến chính quyền thì Phường xã lại giải quyết lơ mơ. Nếu như ông chủ nhà Trần Đức Tiến có phúc quen được một vị tai to mặt lớn nào, chắc không đến nỗi phải kêu váng lên như thế mà các quan giải quyết chẳng đâu vào đâu.

Một kiểu giải quyết của quan phường

Xin tóm tắt là khi nhận được đơn kêu cứu của gia đình ông Tiến, ngày 23-9 Ủy ban nhân dân (UBND) phường Thanh Lương đã có cuộc họp với đại diện của cả hai gia đình. Tại cuộc họp, ông Trần Đức Tiến đã trình bày mong muốn UBND phường Thanh Lương nhanh chóng giúp gia đình ông thoát ra khỏi tình trạng bị bịt cửa ra vào. Bên cạnh đó ông cũng đề nghị UBND phường sớm có biện pháp giúp đỡ gia đình ông có lối đi riêng.

Sau một hồi hòa giải, ông Lê Việt Hùng - Chủ tịch UBND phường Thanh Lương kết luận: Việc giải quyết vấn đề trổ cửa cho gia đình ông Tiến vượt quá thẩm quyền của UBND phường Thanh Lương và ông Phàn có quyền kiện ra Tòa án quận. Tuy nhiên cũng chính ông chủ tịch phường cũng đã có quyết định số 121/QĐ/UB:

"Phạt cảnh cáo ông Lê Phàn, địa chỉ số nhà 29 tổ 12A phường Thanh Lương có hành vi hàn cửa sắt bịt lối đi của gia đình ông Trần Đức Tiến số nhà 31 tổ 12A phường Thanh Lương.

Buộc ông Lê Phàn phải tự dỡ bỏ ngay cửa sắt, khôi phục lại tình trạng ban đầu, mở lại lối đi cho gia đình ông Tiến. Thời gian thực hiện việc tự dỡ bỏ của sắt của gia đình ông Lê Phàn kể từ ngày 22/9 đến ngày 23/9.

Quá thời hạn trên, ông Lê Phàn không tự nguyện thực hiện, sẽ bị cưỡng chế thi hành. Trong trường hợp ông Lê Phàn không chấp hành quyết định trên thì UBND phường sẽ tiến hành cưỡng chế, cố gắng thực hiện vào sáng ngày 24/9".

Thế nhưng ông Phàn vẫn tỉnh bơ không thi hành quyết định này và lạ hơn nữa, cũng chẳng thấy ai cưỡng chế ông Phàn thi hành. Tình trạng gia đình ông Tiến bị bít lối đi vẫn cứ "vô tư" diễn ra. Phường cũng "vô tư" bình chân như vại. Ngài chủ tịch phường hồn nhiên trả lời báo chí: "Việc gia đình ông Lê Phàn xây tường gạch bịt lối đi đã hàn cửa sắt ngày 14-9, UBND phường có biết và đã lập biên bản khi gia đình ông Phàn xây cao 80cm. Nhưng sau đó ông Phàn xây cao hơn đầu người thì UBND phường không biết!".

Phải chăng gia đình ông chủ nhà Lê Phàn có thân quen gì với ngài chủ tịch hoặc một vị "cán bộ" cỡ to, cỡ nhỏ nào nên mới có cái sự cù cưa này" Đó cũng là điều chẳng xa lạ gì với kiểu cách làm việc của những ông quan địa phương bây giờ, dù là địa phương đó ở ngay giữa lòng thành phố lớn.

Tòa cũng chịu

Cực chẳng đã, ngày 8/12/2005, gia đình nhà ông Tiến cũng đã nộp đơn ra tòa án quận Hai Bà Trưng theo hướng dẫn của tòa án thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, tòa án quận Hai Bà Trưng vẫn chưa nhận thụ lý vụ việc với lý do quận phải có biện pháp cưỡng chế khẩn cấp lối đi trước khi tòa án thụ lý vụ việc.

Ngày 26/12/2005, UBND quận Hai Bà Trưng lại ra quyết định ghi rành mạch: "gia đình ông Lê Phàn phải để ra đường đi chung của khu vực". Tuy nhiên cho đến nay, gia đình ông Lê Phàn vẫn chưa thực hiện việc tự tháo dỡ "cửa cấm" theo quyết định trên. Gia đình nhà ông Trần Đức Tiến đã liên tiếp 3 lần vác đơn ra quận đề nghị cưỡng chế khẩn cấp vào các ngày 19/12/2005, 3/½005 và 9/½005 nhưng vẫn không được giải quyết, không ai nhòm ngó tới nỗi khổ của gia đình ông.

Chính phủ phải can thiệp vẫn không xong

Ngày 24/½006, Văn phòng chính phủ VN đã phải can thiệp bằng một công văn hỏa tốc gửi UBND thành phố Hà Nội, nguyên văn như sau:

"Kính gửi: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Văn phòng Chính phủ xin chuyển đến Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đơn của ông Trần Đức Tiến, trú tại 31, ngách 121/39 phố Kim Ngưu, tổ 12A, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội gửi Thủ tướng chính phủ, với nội dung: Gia đình ông Lê Phàn không thực hiện Quyết định số 2001/QĐ-UB ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng; tiếp tục bịt lối đi, gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày và đón tết Bính Tuất của gia đình ông.

Căn cứ nội dung đơn và quy định của pháp luật, Văn phòng chính phủ đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội sớm chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ việc nói trên theo pháp luật bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của công dân; thông báo cho Văn phòng Chính phủ biết kết quả giải quyết.

TL Bộ trưởng, Chủ nhiệm

Vụ trưởng vụ I

Phạm Ngọc Đản

Như vậy, kể từ ngày 14/9/2005, ngôi nhà số ở số nhà 31 ngách 39 trên 121 phường Thanh Lương, Hà Nội vẫn chưa có cửa ra vào. Câu chuyện về ngôi nhà không cửa vẫn tồn tại ngay giữa lòng Hà Nội. Những lá đơn kêu cứu của người dân chỉ biết chạy lòng vòng từ phường lên quận, thành phố và cả văn phòng Chính phủ.

Ăn Tết trong nhà, không có đường ra

Ngày 29 tết, ông Tiến được chính quyền phường Thanh Lương vời ra phường để họp với chủ tịch quận bằng cách thức khá đặc biệt. Buổi sáng, phường gọi điện thoại. Chiều, 14g có giấy mời, 14g30 họp. Có lẽ, gần tết, phường Thanh Lương bận quá" Xin ghi chú: cuộc họp chỉ được thực hiện sau khi Văn phòng chính phủ đã có công văn hỏa tốc gửi UBND thành phố Hà Nội ngày 24/½006 như trên.

Nội dung cuộc họp xoay quanh việc ông Tiến nên hòa giải với gia đình nhà ông Phàn. Phường Thanh Lương gợi ý nếu gia đình nhà ông Tiến có lời với gia đình nhà ông Phàn thì gia đình sẽ được mở lối.

Gia đình nhà ông Phàn nói: "việc này khó đấy, gần tết không có lực lượng để mở cửa được". Ai cũng biết, đó chỉ là một cách từ chối trắng trợn, "hơi thiếu văn hóa", hay có thể nói là từ chối thẳng thừng. Vậy mà cái gọi là UBND cũng chịu khó nghe được! Vậy là hòa giải hay thi hành lệnh cấp trên chỉ là làm cho có và có cũng như không, nhà ông Tiến vẫn chẳng có lối đi.

Rồi những ngày Tết Bính Tuất vừa qua, hai ông bà già chỉ biết ngồi ru rú trong nhà, không có cả cái cửa nhìn ra đường xem phố xá ngày tết ra sao.

Mồng một tết, mồng hai tết, những đứa cháu ngơ ngác không trèo tường được để vào chúc Tết ông bà. Hai người con ông cũng chỉ biết khóc với ông Tiến qua điện thoại. 2 ngày tết, gia đình nhà ông Tiến kiêng không trèo nhờ qua tường hàng xóm. Mồng ba tết, một ông già 65 tuổi trèo tường nhà mình đi thắp hương cho gia tiên. Bà Dung, vợ ông, vẫn ngồi trong nhà vì đau khớp không trèo đi đâu được.

Ông Tiến buồn rầu nói: "Tôi đã hoàn toàn mất niềm tin. Chúng tôi đều là công chức nhà nước về hưu mà được đối xử bất công như vậy. Gia đình tôi và gia đình ông Phàn đã hòa giải nhiều lần mà không được thì chính quyền cần có biện pháp giải quyết dứt điểm. Đã có những văn bản cưỡng chế mà không được thực hiện. Chúng tôi có cảm giác như bị bỏ rơi".

Mùa xuân này đã đến với gia đình nhà ông Trần Đức Tiến tại số nhà 31 ngách 39 trên 121 phường Thanh Lương, Hà Nội là như thế. Gia đình ông đã bị bỏ rơi thật. Giữa lòng thủ đô Hà Nội mà cái nghịch cảnh diễn ra như trong một xã hội không còn tôn ti trật tự, trên bảo dưới làm lơ, mặc ai muốn sống sao thì sống, cứ như thời hoang dã.

Nhìn vào cung cách sống này, lề lối làm việc này, thử hỏi người dân còn tin được vào cái gì" Nỗi đau còn là những giá trị luân lý đạo đức đang bị mài mòn từng ngày, bị chôn lấp đi chỉ vì vài thước đất. Người ta trắng trợn dẫm đạp lên nhau, ăn tươi nuốt sống nhau trước sự thờ ơ đến ghê rợn của một nền hành chánh quan liêu, tệ hại. Những cảnh tương tự như thế này còn xảy ra ở những nơi nào nữa mà chúng ta chưa biết tới"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.