Hôm nay,  

Phim Tài Liệu “saigon, Usa” Về Người Việt Tị Nạn

08/05/200400:00:00(Xem: 5088)
Saigon, USA là một phim tài liệu dài gần một giờ đồng hồ, do Lindsey Jang và Robert C. Winn thực hiện dựa vào một biến cố xảy ra hồi đầu năm 1999, khi Trần Văn Trường, một thương nhân người Mỹ gốc Việt, đem hình Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng treo trong tiệm của ông ở thành phố Westminster, miền nam California, nơi được coi là thủ đô của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Sự việc này đã khiến người Việt trong vùng tổ chức biểu tình ngày đêm trước cửa tiệm để phản đối. Những cuộc biểu tình được truyền thông Hoa Kỳ chú ý vì có ngày đã có hàng chục ngàn người tham dự, trong không khí tương đối ôn hòa, trừ đôi lúc sự xuất hiện của chủ nhân đã tạo ra những sự cố khiến cảnh sát phải can thiệp.
Tối thứ Sáu ngày 9 tháng 5, 2003 vừa qua, Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Châu Á của Đại Học U.C. Berkeley tổ chức một buổi chiếu phim và thảo luận dành cho sinh viên, công chúng và đã có chừng một trăm người tham dự.
Mở đầu, giáo sư sắc tộc học Kiều Linh Caroline Valverde, chuyên nghiên cứu về Việt kiều, hiện giảng dạy tại Đại Học U.C. Davis, có đôi lời giới thiệu phim Saigon, USA và đạo diễn Lindsey Jang. Giáo sư Kiều Linh nói rằng những nghiên cứu về từng làn sóng người Việt đến Mỹ định cư, từ cuộc di tản khi Sài-gòn sụp đổ vào tháng Tư, 1975, đến người vượt biển, con lai, HO hay đoàn tụ gia đình thì họ có một mẫu số chung là "chống cộng" và tinh thần ấy đang giảm đi trước những thay đổi và cởi mở đang được thực hiện trong nước Việt Nam. Giáo sư Kiều Linh nhận xét phim này phản ánh trung thực về cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ.
Nói vắn tắt về tác phẩm của mình, đạo diễn Jang cho biết sự việc có hàng chục ngàn người Việt tập họp biểu tình là một điều lạ vì ông ít thấy chuyện này xảy ra trong cộng đồng người Châu Á ở Mỹ. Jang và Winn làm phim Saigon, USA vì muốn tìm hiểu nguyên do tại sao người Việt lại có những phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt như thế trước sự xuất hiện của những biểu tượng cộng sản tại tụ điểm của họ.
Phim nói lên lịch sử thành hình của Little Saigon ở nam California, khởi đi bằng cuc di tản vào tháng 4, 1975, rồi đến những làn sóng vượt biển. Hàng chục ngàn người Việt đã chọn thành phố Westminster để định cư, nơi mà trước năm 75 còn hoang sơ, còn những con bò chạy trên đường phố. Người Việt đổ về đây, sau mười năm đã biến Westminster thành một thị xã trù phú với những trung tâm thương mại sầm uất.
Nhiều người Việt xuất hiện trong phim để nói về lý do tại sao họ đã, hoặc không tham gia, biểu tình. Tham gia biểu tình có cựu Đại Tá Lê Khắc Lý, sĩ quan không quân Chuyên Nguyễn, nhân viên xã hi Xuyến Đồng-Matsuda. Không tham gia có họa sĩ Vi Lý; Vũ Nguyễn, 24 tuổi, con trai của ông Chuyên; Bảo Nguyễn, sinh viên Đại Học U.C. Irvine. Nhiều người khác nữa cũng đã nói lên quan điểm của họ về lý do tại sao chống cộng sản và bày tỏ phản ứng về vụ treo cờ đỏ sao vàng và hình Hồ Chí Minh.
Người lớn tuổi kể lại những mất mát khi Sài-gòn rơi vào tay cộng sản. Đại Tá Lý mất hết quyền bính, mất cả quê hương. Qua Mỹ, dù ông biết tiếng Anh và đã chuẩn bị tinh thần để chấp nhận một cuc sống mới, nhưng khi phải đi lau chùi nhà vệ sinh thì tự nhiên nước mắt ông cứ tuôn trào vì cảm thấy như đang từ đỉnh cao bị rớt xuống hố sâu. Ông vẫn mơ có một ngày lấy lại quê hương. Gia đình của họa sĩ Vi Lý, người Việt gốc Hoa, phải ra đi khi Hà Nội áp dụng chính sách đánh tư sản mại bản. Lúc đầu Vi cảm thấy xấu hổ, cô không hiểu tại sao chỉ vì một lá cờ, một tấm hình mà người Việt lại xôn xao biểu tình như thế. Cuối phim, Vi nói sau khi nghe được những câu chuyện của người tị nạn thì cô lại nghĩ khác đi về những cuộc biểu tình đó.

Bảo Nguyễn thì bênh vực cho người chủ cơ sở thương mại có quyền treo cờ và hình cộng sản. Thấy hành động này bị phản đối quá thì Bảo nói ở Mỹ không có tự do. Trong một lần khác, khi đông đảo người Việt tổ chức vận đng bầu cử ủng hộ thượng nghị John McCain, Bảo và các bạn có mặt để phản đối việc ông dùng một từ mang tính miệt thị: "gook," để gọi cai tù Việt Cộng, nhưng Bảo cho rằng danh từ đó ám chỉ chung các sắc dân Châu Á. Hôm đó Bảo và các bạn bị những người Việt khác đuổi khỏi nơi TNS McCain đang vận động.
Vũ Nguyễn lúc đầu cũng suy nghĩ như Vi Lý về các cuộc biểu tình, như Bảo về TNS McCain, sau hiểu được thì cùng bố, nhà hoạt động cộng đồng Chuyên Nguyễn, tham gia sinh hoạt cộng đồng vì anh tin mọi sinh hoạt là một phần của cộng đồng nơi anh sinh sống, dù chấp nhận nó hay không. Vũ nói một câu hết sức có lý: "nước Việt Nam Cộng Hòa với lá cờ vàng ba sọc đỏ bên kia đại dương thì không còn nữa, nhưng nó đã được chuyển qua đây." Phần Bảo, sinh ra trong trại tỵ nạn ở Thái Lan, thì muốn được cùng theo mẹ về Việt Nam để tìm hiểu về nguồn ci của mình. Còn Xuyến Đồng-Matsuda thì muốn làm một gạch nối giữa hai thế hệ người Việt.
Sau khi chiếu phim là phần đặt câu hỏi và thảo luận với đạo diễn và giáo sư Kiều Linh.
Một sinh viên Việt nói trong gia đình không có những chia xẻ giữa cha mẹ và con cái nên những câu chuyện của người lớn không được kể lại cho con cháu. Một câu hỏi khác về quan hệ trong gia đình người Việt có gì khác biệt so sánh với những sắc dân khác như Trung Hoa, Nhật, hay Hàn Quốc là những cộng đồng có chung nguồn gốc văn hóa Khổng Mạnh, với đẳng cấp trong gia đình mà người cha là trên hết. Còn so sánh với những gia đình gốc da trắng như Ba Lan, Đức thì giữa cha mẹ và con cái có những sự thảo luận trong môi trường cởi mở hơn không" Giáo sư Kiều Linh nhận định rằng trong gia đình Việt Nam vì có nhiều vấn đề như ngôn ngữ, hội nhập, quá khứ bị mất hết cả vì cộng sản, khi nói đến những điều này chỉ làm cha mẹ thêm uất ức. Giáo sư không có câu trả lời về những so sánh với những sắc dân khác. Đạo diễn Jang khi làm phim này cũng đã nghĩ đến việc so sánh quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Việt với những sắc dân Châu Á khác, nhưng không thực hiện được, vì thế cũng không có câu trả lời.
Một người da đen chỉ trích những sự nghịch lý trong xã hi Mỹ khi mà người Châu Á có thể biểu tình phản đối, còn người da đen thì lại không làm được như thế. Một người da trắng nhận xét rằng không biết sinh viên Bảo Nguyễn muốn nói gì trong phim, vì lúc thì anh coi mình là người Mỹ, nhận đây là đất nước của anh, lúc thì anh lại coi như không phải người Mỹ vì nơi đây không có tự do.
Một người Việt, 47 tuổi, 6 năm sống với cộng sản, kể rằng gia đình ông sống ở vùng đồng bằng Cửu Long, cộng sản vào lấy ruộng, tịch thu nhà cửa của bố mẹ ông. Ông cám ơn đạo diễn Jang đã làm phim này để nói lên sự thực về nguyên do người Việt bỏ nước ra đi. Theo ông, nhiều Việt ủng hộ TNS McCain vì ông thượng nghị sĩ này cũng đã từng bị cộng sản giam tù. Ông cũng thông cảm với giới trẻ như sinh viên Bảo, lớn lên ở Mỹ, chống TNS McCain vì cảm thấy bị kỳ thị.
Vụ treo hình Hồ Chí Minh và cờ cộng sản Việt Nam ở Westminster là một biến cố đã khơi dậy những đau thương và tinh thần chống cộng của người Việt. Trong phim, nhà báo Andrew Lâm đã so sánh việc phô trương những biểu tượng cộng sản giữa Little Saigon chẳng khác nào đem hình Adolf Hitler treo giữa nơi có đông người Do Thái, hay đem hình Fidel Castro mà trưng giữa Little Havana ở Florida.
Biến cố này không phải là đã không được dự báo trước. Sách hướng dẫn du lịch Việt Nam do nhà xuất bản Lonely Planet, ấn bản 1993-94, trong phần viết về những món quà mà khách du lịch có thể mua ở Việt Nam, trong đó có áo thun in hình Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh T-shirt), tuy nhiên tác giả cũng không quên cảnh cáo rằng: "nếu không muốn phải tốn nhiều tiền đi nha sĩ làm răng thì đừng mặc áo thun này mà đi nghênh ngang giữa Little Saigon."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.