Hôm nay,  

Người Mẹ

13/05/201000:00:00(Xem: 134749)

Người Mẹ

Tác giả: Người Nại
Bài số 2889-28189-vb5051210

Tác giả cho biết ông họ Trình, quê Phan Rang, Ninh Thuận, nguyên sĩ quan Không Quân VNCH, 7 năm tù, định cư tại Mỹ diện H.O. 14, từng là Cựu Chủ Tịch Hội Ninh Thuận (như tác giả Phạm Hoàng Chương). Trước đây, ông từng có bài viết về Người Cha, với một bút hiệu khác. Sau đây là bài viết về Mẹ.

***

-Mẹ ơi! Con đã về đây... con về rồi nè.
Tiếng thầm thì bên tai người mẹ đã trên 90 tuổi, đột nhiên đánh thức trí nhớ khiến bà nhận ra Hoàng.  Đôi mắt bà cụ chợt sáng lên nhìn chằm chặp người con, đứa con  trai sống tha hương đã nhiều năm tại Hoa Kỳ, vừa vượt đại dương xa ngàn dậm trở về thăm nhà. Không còn cái vòng tay âu yếm để đón người con, cũng không còn những lời hỏi han vồ vập của người mẹ như cách đây 18 năm. Bà chỉ khẽ chớp đôi mắt đang ngấn lệ nhòa và gật đầu.  Hoàng bỏ hành lý xách tay nặng nề xuống nền nhà, ôm vai người mẹ kính yêu đang ngồi tựa vách nhà, khe khẽ lắp bắp "Con nhớ mẹ nhiều lắm...!"
Hoàng nghẹn ngào xúc động thấy mẹ mình nay đã già yếu nhiều! Mái tóc cắt ngắn, bạc trắng phau như mây trời được che phủ dưới một khăn choàng sọc rằn màu xanh dương túm gọn rất khéo léo phía trên, khuôn mặt đầy những vết nhăn dài hằn trên vầng trán, miệng túm nhỏ lại trông móm xọm vì bà đã không còn cái răng nào để có thể  cười nói vui vẻ như cách đây vài năm. Đôi mắt bà đã mờ mờ trắng đục lẫn với nước mắt đong đầy vì xúc cảm mừng rỡ. Thân thể như thấp bé lại khi tuổi hạc đã cao, lưng bà khòm cong lại vì suốt ngày nằm trên võng đong đưa. Bà thường hay gồng gân cổ cho cái đầu ngóc cao lên để quan sát người ngoài cỗng ra vào nhà.
Ba của Hoàng mất cách đây đã hơn 8 năm và hiện tại mẹ Hoàng đang được các em và cháu ở nhà kế bên đến chăm sóc ngày.  Ngôi nhà từ đường mà bà đang cư ngụ và nhà của em trai Hoàng ở gần nhau trong một khuôn vi rộng lớn. Nhà em Hoàng ở cạnh bờ sông Nại, bên kia sông là làng Tân An với nóc nhà thờ cao vút màu đỏ mới xây cất lại nguy nga đồ sộ, không gian trống trải nên không khí mát mẻ, gió biển từ xa thổi lồng lộng ngày đêm. 
Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy ăn sáng ở nhà chính xong là bà lò dò bước lần qua nhà người em để nằm trên cái võng đan bằng dây đay mềm mại. Bà tự từng bước đi chậm rãi, lê lết và gắng giữ thăng bằng khi di chuyển, tuy nhiên bước chân của bà như có vật gì trì kéo xuống nặng nề khiến bà không thể nhấc cao và mắt không thấy rõ các chướng ngại phía trước nên dễ bị té ngã.  Do đó mỗi khi bà đứng dậy và sắp sửa bước chân đi là các em cháu của Hoàng túc trực quan sát theo dõi để giúp bà đứng vững. Hoàng thật ái ngại khi thấy bà cố gắng bước đi thật nhanh một cách không an toàn, không cần ai giúp đỡ hay dùng một phương tiện gì như cây gậy... để chống đở giữ thăng bằng. Chăm sóc người cao niên tại quê nhà thật sự thiếu nhiều phương tiện khoa học kỹ thuật y tế như ở Hoa Kỳ! 
Những ngày chăm sóc mẹ, Hoàng ngạc nhiên thấy bà rất là hiền dịu, luôn yên lặng và khi có ai hỏi, chỉ nhỏ nhẹ trả lời một cách ngắn gọn, đôi khi còn ngụ ý khôi hài, ngộ nghĩnh.  Vì sức yếu,  hằng ngày bà không kiểm soát được khi đi tiểu tiện nên phải nhờ con cháu giúp đỡ, nhưng bà không một lời than thở. Mẹ Hoàng không rày la một người con, dâu, rể, người cháu nào trong ngày.  Ai cho ăn cái gì cũng được, không đòi hỏi và nếu không thích món ăn này hoặc đã ăn no đủ, bà chỉ lắc đầu ra dấu.  Nhiều bạn bè của Hoàng đến thăm bà đều khen ngợi và ước ao cha mẹ họ khi về già cũng có những tính nết như bà. Để thử nghiệm trí nhớ của mẹ, Hoàng hay hỏi đố vui.  Chẳng hạn như, Hoàng có hai người cậu đã mất cách đây vài năm và đã được chôn cất tại núi Cà Đú, PhanRang, Hoàng hỏi bà, "Má biết cậu Bảy đang ở đâu không"" Bà trả lời, "Chết rồi!"    Hoàng hỏi tiếp, "Vậy cậu Bãy chôn ở đâu""  Bà đáp, "Ở Cà Đú."  Câu trả lời rất đúng và chính xác.  Hoàng hỏi tiếp, "Còn cậu Chín đang ở đâu""  Bà đáp, "Đi lính rồi!"  rồi bà chúm chím cười.  Hoàng bật cười khi thấy mẹ trả lời rất ngộ nghĩnh thông minh, hình như trí óc bà đang có sự lẫn lộn nào đó, hay cố ý khôi hài cho vui câu chuyện...  
Sự thật người cậu thứ Chín của Hoàng ngày xưa có đi lính Quân Y và làm việc ở bệnh viện PhanRang trước 1975, nhưng nay đã mất và chôn ở núi Cà Đú;  Có thể bà không muốn lập lại câu trả lời "núi Cà Đú" mà muốn dùng từ "Đi lính" để diễn tả sự qua đời.  Tại làng Nại, danh từ "đi bán muối", "đi Pháp", "đi Cà Đú" hay "đi lính"... đều được nhiều người hiểu ngầm là đã chết, đã qua đời.  Do đó khi thấy mẹ đáp những câu ý nghĩa vậy, Hoàng nghỉ rằng tâm trí bà có lúc rất tỉnh táo minh mẫn, tâm thức vẫn còn nghe, thấy biết và hiểu đồng thời còn tìm cách làm vui câu chuyện (người đời gọi là "hề".)  
Hoàng và các em của Hoàng cũng thừa hưởng năng khiếu tiếu lâm, nói "hề" của mẹ khi đối đáp với bạn bè, người thân... cho vui câu chuyện.  Hoàng tiếp tục trắc nghiệm trí nhớ của mẹ bằng nhiều cách khác nữa, như đưa tấm hình của chàng cho mẹ xem, đố là ai"  Bà nhanh nhẹn trả lời và khẳng định nhiều lần bằng tên của đứa con trai lớn của Hoàng, "thằng cu Bách". Hoàng và con trai lớn của chàng không giống nhau đến độ để bà cụ có thể nhầm lẩn nhưng có lẽ bà có ý gì đây, hoặc bà biết là Hoàng, nhưng lại nói chệch qua tên đứa cháu nội hiện đang ở Hoa Kỳ cho vui.
Thấy bà yên lặng suốt ngày, con cháu luôn quây quanh chăm sóc, hỏi han khơi chuyện này, chuyện nọ để bà nói cho vui, hỏi đố tên người này người kia... và đây là một cách để tập luyện các bắp thịt miệng, lưỡi hoạt động bình thường cho những người cao niên khi họ không còn khả năng phối hợp điều khiển thị giác, trí óc, cùng lời nói của họ. Nhìn thấy tâm trí và thể xác không còn điều khiển bén nhạy như cách đây vài năm vì tuổi hạc người mẹ đang đi vào thời kỳ bách niên (trăm tuổi), Hoàng bâng khuâng tiếc nuối thời gian đã qua quá nhanh, đã thay đổi trạng thái tâm trí và hình thái của người mẹ, một người đã từng yêu thương, chăm sóc lo lắng che chở cho chàng.
Nhớ lại khoảng thời gian từ 3 đến 10 tuổi, Hoàng rất là khó nuôi vì thể xác yếu đuối, thường xuyên bị bệnh nhất là Thương Hàn, một căn bệnh nan y của thập niên 1950. Tại thôn quê như làng Nại, người dân thường chữa trị bệnh theo phương pháp Đông Y, dùng thuốc gia truyền.  Mẹ của Hoàng cũng đã mời rất nhiều thầy thuốc nổi tiếng ở các thôn xóm gần đó để chữa trị nhưng bệnh không thuyên giảm, nên bà đã dùng những phương pháp không có trong sách vở Đông Y như đem ký bán Hoàng vào một Am Miếu nhỏ trong làng (ngôi miếu có thờ nhiều hình tượng Phật). Ký bán là một hình thức hợp đồng, giao kèo giữa người cho  và thần linh,  họ cho tên họ mới, đứa con của mình từ nay trở thành con của Thần, Thánh, Tiên, Phật... tại Am, Miếu hay Chùa đó, theo quan niệm của ba mẹ Hoàng lúc ấy. Trong thời gian ấy, suốt ngày, Hoàng phải ngồi dưới Đại Hồng Chung to lớn nơi chính điện để lắng nghe tiếng kinh kệ ê a của các vị sư già tụng niệm trì cứu giải nạn. Tiếng chuông ngân vang rền khắp chùa, vọng vào cõi hư không như nhắc nhở, đánh thức nơi vùng tâm linh của chàng!
Rồi cũng chưa hết bệnh hoạn, ba mẹ Hoàng lại cho chàng đến ở thôn xóm khác, một người mẹ không phải ruột thịt nhận Hoàng làm con nuôi và nuôi một thời gian ngắn để rồi sau đó được chuộc lại về nhà (như đem tiền chuộc lại một món đồ yêu thương đã bị mất) nuôi dưỡng tiếp.  Bà đã thường thắp nhang khấn vái các Đấng Thần linh, Trời, Phật... phù trì cho Hoàng tai qua nạn khỏi.  Bà đã bao đêm sớm hôm thao thức chăm sóc thuốc thang cho chàng, ngồi châm lửa, quạt bếp lò than hồng cho những thang thuốc Bắc cạn dần đúng theo lời căn dặn của người thầy Đông Y.  Thật sự, lúc ấy Hoàng quá nhỏ bé, trí óc non cạn nào có biết đến nỗi ưu tư lo lắng và lòng thương yêu của ba mẹ đối với chàng như thế nào.  Sau này, khi định cư ở một nơi xứ sở văn minh tân tiến về Y tế, có gia đình, có con cái đã khôn lớn, chàng mới thông hiểu cảm giác làm cha mẹ khi phải lo lắng săn sóc con cái mình những lúc ốm đau. 


Nhớ lại thời chiến tranh, khi Hoàng vào không quân thi hành nghĩa vụ,  hằng đêm máy bay chiến đấu của chàng phải bay vào vùng lửa đạn đã làm cho mẹ bất an lo lắng từng ngày.  Ở quê nhà, mẹ Hoàng lặn lội tìm sư, tìm thầy... để xin những lá bùa hộ mệnh mà bà tin rằng nó rất linh nghiệm có thể hộ độ tính mạng con mình vượt qua cơn nguy biến hoạn nạn. Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, bà vui mừng thấy Hoàng trở về nhà an toàn tính mệnh sau cuộc chiến. Nhưng nỗi vui đoàn tụ gia đình chưa được bao lâu thì những đứa con thân yêu của bà phải vào các trại tù lao động của Cộng Sản. Mẹ Hoàng lại lo lắng, chắt chiu thức ăn để dành hằng tháng thăm nuôi chàng suốt 7 năm trời, vượt bao đoạn đường thăm thẳm gian nguy của núi cao rừng thẳm để đến các trại tù Long Khánh, Xuân Lộc, Long Giao, Kà Tum Tây Ninh, Hốc Môn, Gia Ray, K3...
Số mệnh an bài cho Hoàng luôn phải ở xa cách gia đình ba mẹ!  Từ thưở nhỏ đã không được sống gần ba mẹ lâu, chỉ gần vài ba năm rồi lại xa...  Từ trại tù trở về sống gần ba mẹ được vài năm, Hoàng cùng với vợ và hai con nhỏ lại phải ra đi định cư tại Hoa Kỳ theo dịện tị nạn nhân đạo.  Năm 1992, ra đi định cư mà Hoàng có cảm tưởng như bị đi lưu đày biệt xứ, người đồng cảnh ngộ với Hoàng cũng đều cho rằng, chẳng biết đến khi nào mới được trở về quê hương, xứ sở.  Ở California, Hoàng vẫn thường gọi điện thoại về Việt Nam để thăm ba mẹ và không may khi người cha nhắm mắt lìa trần cách đây hơn 8 năm, Hoàng đã không thấy được khuôn mặt của ông trước giờ lâm chung.  Hoàng thật vô cùng ân hận, bởi vì có mỗi lời hứa sẽ bảo lãnh cha mình đến Hoa Kỳ để thăm  con cháu mà chàng cũng không thực hiện được.  Vì thế, sau một năm kể từ khi người cha mất, Hoàng đã thu xếp bảo lãnh cho mẹ chàng có cơ hội đến nước Mỹ để thăm các con cháu của bà. 
Lúc ấy mẹ Hoàng được 82 tuổi, sức khỏe còn tốt, khỏe mạnh, trí óc bà rất minh mẫn khi trả lời những câu hỏi của phái đoàn phỏng vấn di trú Hoa Kỳ một cách trôi chảy, thông suốt. Do đó mẹ Hoàng đến California, Hoa Kỳ vào mùa Hè năm 2002 một cách bình an.  Thời tiết mùa Hè Cali ấm áp mát mẻ nhưng bà vẫn cảm thấy lành lạnh như khí hậu trên cao nguyên Đà lạt, phải mặc thêm áo ấm vào buổi sáng và buổi chiều khi mặt trời sắp lặn.  Gia đình em gái và Hoàng đều ở trong khu chung cư tầng trệt vùng Stanton nên hằng ngày bà có dịp đi bách bộ ngắm nhìn quang cảnh những đóa hoa còn đang rực rỡ trên cành, hàng cỏ xanh mịn trước hiên mỗi nhà. Những ngày đầu bà không nhận ra cái nhà nào mình đang ở bởi vì ở chung cư nhà nào cũng giống nhau, nên bà đi lạc và lo sợ vì không biết hỏi ai chỉ dẫn để trở về lại nhà người em gái.  Thấy mẹ đi bộ qua nhà người anh trai sao lâu quá chưa về nên cô em vội sai con đi khắp nẻo trong khu chung cư để tìm bà.  Bốn tháng tại Mỹ, mẹ Hoàng có nhiều dịp đi chơi xa cùng các con cháu như thăm danh lam thắng cảnh thành phố San Franscisco, cầu Golden Gate, thủ phủ Sacramento, Cali, Las Vegas... Thật ra bà chẳng có ứơc vọng đến Hoa Kỳ để ngắm cảnh hoặc đi du lịch nước ngoài cho biết với thiên hạ, mà chỉ mong gặp các con cháu của mình mà đã lâu lắm rồi bà đang mong nhớ... Trở về ViệtNam, bà cảm thấy mãn nguyện với chuyến đi Hoa Kỳ của mình, thường nói nếu có chết theo ba của Hoàng lúc này bà cũng vui.  Thỉnh thoảng bà thuật lại những chuyện bên Mỹ nhất là khi phát âm sai tên thành phố Las Vegas bằng tiếng Anh đã làm cho con cháu và hàng xóm láng giềng trong làng cười nghiêng ngả, khi bà gọi tên  Las Vegas là thành phố  "xe ba gác".
Hoàng cúi xuống ôm mẹ và hôn trên vầng trán của bà thật lâu!  Bà ngồi yên để cho Hoàng bày tỏ cảm xúc nhớ thương mẹ như thế nào... Bây giờ mẹ Hoàng đã không còn những phản ứng nhanh nhẹn, tiếng nói của bà không còn âm vang khi nói chuyện và cười đùa như trước đây vài năm, bà đã già yếu và thọ được 90 tuổi. Ba Hoàng ra đi cách đây đã 8 năm, con cái lớn lên đều có gia đình ở riêng. Hoàng hiểu  ở một mình bà sợ hãi sự cô đơn, trống vắng, dù bà luôn nói không sợ cái chết.  Năm qua, có lần  bà suýt chết vì bệnh tim.  Các bác sĩ Việt Nam đều cho rằng tim bà có vấn đề, nếu được mổ xẻ và đặt máy trợ tim thì tốt hơn, nhưng với tuổi tác của bà họ ngần ngừ bảo đừng. Mẹ Hoàng mỗi tháng vất vả ngồi xe cả ngày từ PhanRang vào Sàigòn khám bệnh, hy vọng bác sĩ Sàigòn giỏi hơn bác sĩ tỉnh lẻ về chẩn đoán và chữa trị bệnh tình của bà.  Tuy nhiên, các thủ tục hành chánh (thủ tục đầu tiên!"..) và sự chờ đợi mỏi mòn tại các bệnh viện Sàigòn, Việt Nam hiện nay thường làm bệnh nhân từ các tỉnh lẻ về khám bệnh cảm thấy chán nản, tốn phí nhiều và bệnh tình của họ nặng nề, tồi tệ hơn.  Mỗi lần vào bệnh viện Sàigòn là mỗi lần gặp một bác sĩ khác nhau, họ khám bệnh rồi cho mẹ Hoàng một loại thuốc khác để trị liệu.  Mẹ Hoàng giống như một bệnh nhân chuyên dùng để thí nghiệm tài chữa trị và thí nghiệm các thứ thuốc (giả hay thật") của bác sĩ tài ba lỗi lạc nhất xứ sở CS Việt Nam này. 
Bệnh của mẹ Hoàng, lúc cao máu thì bác sĩ cho thuốc hạ áp huyết, rồi khi áp huyết hạ xuống quá thấp họ lại cho thuốc tăng áp huyết lên, thành ra bà uống đủ loại thuốc tăng và giảm áp huyết trong người.    Cứ thế mà mẹ Hoàng có lúc ngất lịm bất tỉnh vài tiếng đồng hồ trong ngày, chân tay không cảm giác, mắt như người ngủ say, dù có lay động như thế nào cũng không tỉnh lại.  Lúc đầu bất tỉnh 15-30 phút, rồi kéo dài cả tiếng đồng hồ và cho đến khi bất tỉnh hôn mê vài tiếng đồng hồ mà không tỉnh lại, các em của Hoàng đã lo sợ, khóc than lu bù rồi gọi điện thoại khắp nơi thông báo cho tất cả anh chị em, bà con thân nhân khắp nơi...tụ họp như chuẩn bị chia buồn, phát tang. Hoàng đang ở California, Hoa Kỳ nhận được điện thoại mà rụng rời tay chân.  Hoàng không tin rằng mẹ mình có thể ra đi sớm như thế, Hoàng tin vào lời cầu nguyện của mình và lý do nữa là Hoàng mới vừa nói chuyện với mẹ cách đây một vài hôm và biết sức khỏe của bà vẫn còn khỏe mạnh.  Đột nhiên như có một sự mầu nhiệm nào đó khiến Hoàng bảo các em lay gọi mẹ ngồi dậy rồi đưa điện thoại cho bà nói chuyện với chàng và lập tức bà mở choàng mắt ngồi dậy tỉnh rụi như không có chuyện gì xảy ra.   Các em và cháu của Hoàng đang buồn rầu lo âu quay quanh bà trố mắt đầy ngạc nhiên và mừng rỡ, họ có cảm tưởng mẹ hay người bà của họ đã chết đi và được sống lại! 
Thật vậy, mẹ Hoàng đã từng đối diện với cái chết, có cảm giác chết đi và sống lại nhiều lần trong nhiều tháng qua.  Hồn bà cũng đã lâng lâng phiêu bạt khắp cõi Thiên Đàng hay Địa ngục... rồi trở về lại thế gian... tiếc thay các em cháu của Hoàng cũng không hỏi bà cảm giác than chứng ấy như thế nào cho con cháu ít nhiều kinh nghiệm. 
Hiện nay sức khỏe của bà rất khả quan!  Bà ăn uống bình thường, uống rất ít thuốc trị cao máu và không còn triệu chứng ngất lịm vài ba tiếng đồng hồ nữa. Hoàng cảm ơn các em cháu và người thân, nhờ sự chăm sóc của các em cháu trong gia đình mà sức khỏe và tâm trí vui vẻ hồn nhiên như tuổi thơ đang trở về với người mẹ già đã ngoài 90 tuổi. 
Hoàng rất mừng thấy bà còn nhận ra chàng từ Hoa kỳ về thăm, và trong tương lai Hoàng không biết có còn cơ hội nào về thăm mẹ nữa hay không; do đó nhân dịp này Hoàng đã làm tiệc mừng thọ 90 của bà cùng với các em, cháu và thân thuộc trong làng.  Bà cảm động run run cầm con dao cắt cái bánh sinh nhật to lớn HAPPY MOTHER  S DAY và MỪNG SINH NHẬT 90 TUỔI CỦA MẸ.  Cầu chúc mẹ được khỏe mạnh sống lâu cùng con cháu!
Cali, một ngày nhớ mẹ,
Người Nại cẩn bút.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,077,887
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.