Hôm nay,  

Tình Cũ

16/08/200900:00:00(Xem: 108733)

Tình Cũ

Tác giả: Long Châu
Bài số 2700-16208771- vb781509

Tác giả tên thật Phan Kỳ Long, vượt biển sang Mỹ năm 1990, hiện sống và làm công việc của một  kỹ sư điện toán tại tiểu bang Oregon. Với bút hiệu mới là Long Châu, ông từng nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2006.  Bài viết gần đây nhất của ông là “Tượng Phật Gẫy.” Sau đây, thêm một bài viết ngắn.

***
Hôm xuống San Diego thăm gia đình bà chị vợ, một người bạn rủ đi đánh tennis. Sân tennis là một sân riêng của khu vực nhà anh ta ở, hai thằng mới quơ vài trái banh, chợt hai bác VN tướng tá ngon lành, mặc đồ đúng kiểu tennis lịch sự, bước vào sân. Người già thường thích chơi đánh đôi, một trong hai bác nhìn thằng bạn đen thui của tui.
-Are you guys Vietnamese"
-Dạ đúng bác.
Bác VN cười khoái trá.
-À vậy hả, chơi double với hai bác không" hai cháu trẻ, phải chia ra, mỗi đứa đứng với một bác đây, đánh cho đều nha.
Thằng bạn đánh tennis khá hay, nên tui cẩn thận, khi liếc nhìn "gà", tui bắt ngay ông bác đang nói chuyện, nhìn tướng tá ngon lành, còn trẻ hơn ông kia.
Quả thiệt, tui bắt đúng độ, "gà" của tui chạy tới lui trên sân tennis như thanh niên, kết thúc hiệp một, bên tui thắng đậm đội kia tới 6-1.
Lúc giải lao, nói chuyện xã giao, mới hay "gà" coi còn trẻ của tui đã 79 tuổi, còn bác già đứng đôi với thằng bạn mới 75.
-Trời, bác gần 80 mà đánh tennis chạy như ngựa, đánh nể bác thiệt đó nha.
-Có gì đâu cháu, bác chơi thể thao từ nhỏ, nên quen rồi.
Câu chuyện lần ra, mới hay ông bác 79 tuổi, người quen cũ của gia đình bà xã. Đúng hơn, người tình cũ của bà cô ruột của Ly đang sống ở Oregon. Nhắc đến tên bà cô, mắt ông già chợt rơm rớm.
-Hồi còn Hà Nội, bác và cô Liên yêu nhau tha thiết, nhưng nhà bác nghèo, bác đi lính, lúc về thăm, thì cô Liên đã bị ép gã cho người khác.


-Cuộc sống bác giờ ra sao"
-Bác may mắn sang được Mỹ 75, chức vụ cuối cùng bác tới Đại Tá, ở lại chắc gỡ lịch cải tạo mút chỉ, bác được 9 người con, bây giờ ai cũng thành danh phận, bác gái mới mất năm trước, bây giờ bác ở một mình, nhà trong khu vực này, ngày nào cũng ra quơ quơ tennis với bác đây cho đỡ buồn. Còn cô Liên giờ ra sao cháu"
-Dạ, cô Liên cháu cũng ly dị từ hồi còn ở VN, sang Mỹ 75, đem theo hai thằng con trai, bây giờ cũng sống riêng một mình buồn lắm, hai anh con trai có vợ, nhưng con dâu khó chịu, cô cháu đành phải dọn ra ở riêng.
Nghe đến đây, bác Tuấn chợt run giọng lắp bắp.
-Cháu, cháu, cho bác xin số phone cô Liên nghe. Bác phải gọi, rồi bay lên Oregon thăm cô mới được, bao nhiêu năm rồi, vẫn chưa quên được.
-Dạ để đánh thêm một set nữa, rồi cháu cho bác số phone.
-Thôi thôi đưa cho bác ngay bây giờ, để lát nữa cháu lại quên.
Không biết vì quá xúc động hay sao, bác Tuấn chẳng buồn chạy banh, đánh đấm tennis gì nữa, đội tui thua đội thằng bạn tới 6-0.
Chia tay bác, tui cũng mừng, có nhân duyên vui quén cho hai người tình cũ hội ngộ, duyên nợ có khi cuối đời mới tựu thành.

Oregon...

Vài tháng sau, gặp bà cô, nhân trong buổi tiệc gia đình.
-Chà, lúc này cô có tình yêu mới, nhìn thấy khác liền nhe
Bà cô giật mình.
-Tình gì con"
Tui cười cười.
-Thì bác Tuấn, người tình cũ của cô ở San Diego đó, bữa giờ hai người tâm sự tới đâu rồi, chừng nào cô dọn xuống San Diego đây"
-Dọn cái gì, bác Tuấn gọi cô có một lần, lúc đầu nói chuyện vui và cảm động lắm, rồi...
-Lúc này em sức khoẻ ra sao"
-Em đang bị cao máu lắm anh, thêm bệnh tiểu đường nữa. Còn anh, nghe cháu nói anh khoẻ mạnh lắm, đánh được tennis mỗi ngày, em mừng cho anh.
Nghe cô nói vậy, bác Tuấn lắp bắp vài câu vô nghĩa rồi cúp máy, không bao giờ gọi cô nữa.

LONG CHÂU

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,336,502
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.