Hôm nay,  

Bạn Già Quanh Tôi: Ông Bạn H.o.

17/11/200800:00:00(Xem: 116118)

Bạn Già Quanh Tôi: Ông Bạn H.O.

Tác giả: Khanh Vũ
Bài số 2459-16208536-v2171108

Tác giả là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù nhân chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ của ông là loạt bài ba phần, kể về ba người bạn già: Ông Di Tản, Ông H.O. và Ông ODP Đoàn Tụ. Mỗi người bạn một hoàn cảnh...

2. Ông bạn H.O.
Anh N ở rất gần nhà tôi chỉ cách độ 15 phút lái xe là cùng. Chúng tôi quen biết và thân nhau vì nhiều cơ duyên: cùng trong quân đội thời VNCH, nhà ở gần nhau cùng quận trong thành phố Sàigòn, cùng cảnh ngộ tù đày sau 1975, cùng sang Mỹ theo diện HO và lại ở gần nhau trong cùng quận Cam.
Vợ chồng anh và ba người con hai gái một trai đều trưởng thành độc thân đến Mỹ vào những năm đầu 1990. Anh chị đều đi làm ngay, các cháu thì tiếp tục việc học, lần lượt đều thành đạt, có công việc làm tốt, cuộc sống ổn định. Các cháu lần lượt lập gia đình và ra riêng, trừ cháu trai vẫn ỏ chung nhà với anh chị. Làm việc được mấy năm anh N. "tự nghỉ hưu" do sức khoẻ kém, hậu quả của những năm tháng dài tù đày khổ cực trong các trại giam của Việt cộng.
Đến nay sau hơn mười năm ở Mỹ anh chị đã có cả thảy bốn cháu nội ngoại mà hầu như anh chị có thể gặp mặt và vui vầy với các cháu mỗi ngày do gia đình bố mẹ hai cháu ngoại cũng ở gần nhà anh chị. Công việc hiện giờ của anh là mỗi ngày đưa đón hai cháu nội đi học, hai cháu này đều còn nhỏ, đứa lớn nhất chưa quá mười tuổi, và phụ giúp chút ít việc nhà khi bà xã cần; thì giờ còn lại anh dành nghỉ ngơi đọc sách báo, nghe ra-dio hay xem truyền hình. Các con anh vẫn còn giữ được nề nếp truyền thống lễ nghi, hiếu thảo đối với cha mẹ nên lúc nào gặp nhau anh cũng tỏ vẻ hài lòng, hạnh phúc với cuộc sống "tam đại đồng đường" mà anh đang may mắn được hưởng.
Anh là người công giáo thuần thành, tánh tình hoà nhã và tinh thần chống cộng bền bỉ. Dù mang thân phận tị nạn đã khá lâu nhưng anh vẫn còn luôn khắc khoải về vận mạng đất nước, chi mong sao quê hương sớm thoát được ách cộng sản để người dân được hưởng cuộc đời tự do no ấm. Những ưu tư này anh thường chia sẻ với gia đình con cái mỗi khi có dịp thuận tiện.Thật là điều rất thích thú khi tôi biết các con anh cũng cùng tư tưởng quốc gia và một lòng đối với quê hương như anh, khác hẳn với nhiều người trẻ khác cùng trang lứa thường mải mê lo cho đời sống cá nhân mà không bận tâm gì đến chuyện khác. Tôi tự hỏi có phải chăng do cuộc sống miệt mài với lý tưởng thời còn trong quân ngũ trước kia của anh cùng với những kinh nghiệm đau thương anh đã trải qua sau ngày mất nước mà các con anh đã được chứng kiến khi còn ở trong nước hay biết được qua những câu chuyện thực anh kể, đã có tác động mạnh đến tinh thần các con anh.
Anh thường xuyên đọc báo chí, nghe radio, xem truyền hình hơn tôi, trí nhớ anh lại còn rất tốt. Không những anh biết nhiều những chuyện mới xảy ra trên thế giới cũng như trong cộng đồng được phổ biến trên các phương tiện truyền thông mà anh còn nhớ rất nhiều về những biến cố xảy ra trước ngày miền Nam lọt vào tay cộng sản. Anh có khả năng nhận định sự việc một cách rành rọt, sâu sắc; khi kể lại sự viêc do đó rất lôi cuốn dễ thuyết phục người nghe. Mỗi lần thắc mắc muốn hiểu rõ điều gì liên quan đến thời sự, chính trị, tôn giáo hay sinh hoạt cộng đồng v. v. tôi thường điện thoại hỏi anh là được giải đáp thoả đáng, giúp tôi hiểu rõ thêm nhiều chi tiết, vỡ lẽ ra một vài vấn đề.
Đối với những sinh hoạt quan trọng xảy ra trong cộng đồng tại địa phương anh thường đều biết rõ. Như mới đây khi vừa hay tin ở quận Cam sắp có" Đại nhạc hội Cám ơn anh người chiến sĩ VNCH kỳ 2" do nhiều đoàn thể đứng ra tổ chức nhằm vinh danh các thương phế binh và quả phụ cô nhi của VNCH và gây quỹ để yểm trợ những người hiện còn đang sống vất vưởng tại quê nhà, tôi đoán chắc anh đã biết việc này liền điện thoại hỏi anh D có dự định đi tham dự hay không. Anh đã trả lời dứt khoát ngay: "Nhất định là có đi chứ, với cả gia đình". Tôi chợt cảm thấy câu hỏi của mình hơi thừa bởi tôi nhớ ra từ lâu không có việc gì có ảnh hưởng tốt đến chế độ VNCH, đến đồng đội ngày xưa mà anh không tích cực hỗ trợ đồng thời còn vận động cả gia đình cùng tham gia. Theo anh đây là một việc làm hết sức có ý nghiã, đầy ắp tình người. Làm sao không nhớ đến, không yểm trơ. những con người đã hi sinh một phần thân thể cho quê hương để ta có được cuộc sống an bình ngày hôm nay. Đúng đây là "món nợ tâm linh mà chủ nợ không có khả năng đòi và chúng ta không đang tâm để quịt món nợ đó" như lời phát biểu của khoa học gia Dương nguyệt Ánh trong phần mở đầu buổi Đại nhạc hội.


Cả gia đình anh đã đến dự buổi trình diễn gây quỹ tương trợ này từ đầu đến cuối. Không chỉ kỳ đại hội này mà cả lần đại hội trước cùng mục đích tương tự tổ chức cách đây độ hai năm, cũng tại quận Cam nơi đây và cả gia đình anh chi cũng đã sốt sắng tham dự. Còn nhớ khá lâu trước đây anh nói với tôi anh đã rất hân hoan đến dự buổi lễ long trọng khánh thành tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ tại khu Công viên Tự do ở cuối đường All American way, thành phố Wesminster. Kể từ đó những ngày lễ Chiến sĩ trận vong anh thường nhắc nhở con cháu đến đài kỷ niệm chiến sĩ để thắp nén nhang, đặt ít hoa tưởng nhớ đến những anh linh tử sĩ, những người đã hi sinh mạng sống lý tưởng tự do, cho đất nước thân yêu. Anh và gia đình cũng tham gia những cuộc biểu tình chính đáng trong cộng đồng để chống lại những âm mưu phá hoại của những kẻ thân cộng hay làm tay sai cho VC len lỏi trong cộng đồng như vụ T. T. mấy năm trước hay vụ một tuần báo  thời gian sau này.
Phong trào dân chủ trong nước anh cũng theo dõi chặt chẽ, sự việc Linh mục N.V. Lý, các luật sư N.T. Công Nhân, N.V. Đài&bị bắt bị xử ra sao rồi các vụ dân oan khiếu kiện, điển hình như các vụ giáo dân đòi lại Toà khâm sứ ở Hà Nội, đòi lại đất đai ở giáo xứ Thái Hà..anh đều chịu khó tìm hiểu thấu đáo qua các báo chí và phương tiện truyền thông.
Nhưng điều nổi bật nhất nơi anh là tinh thần quốc gia và sự hiểu biết thấu đáo về cộng sản. Anh thường nói đến sự cảnh giác không thể thiếu trong chúng ta đối với những sự gian ác, xảo trá của Việt cộng mà bản thân anh đã trải nghiệm cũng như quá khứ lịch sử chứng minh còn đó. Đối với anh đế chế cộng sản Liên Sô tan rã vào đầu thập niên 90 là điều tất yếu. Một chủ nghiã xã hội xây dựng trên học thuyết mơ hồ muốn tạo dựng một thế giới đại đồng chỉ là ảo vọng, sớm muộn cũng phải sụp đổ. Chỉ tiếc trên thế giới ngày nay vẫn còn sót lại vài ba nước cố bám vào chủ thuyết đó (trong số có Việt Nam) để mà mặc sức độc tài đảng trị, chà đạp lên mọi quyền căn bản của người dân, tha hồ bóc lột, làm giầu trên xương máu của họ.
Về sự tàn bạo của Việt cộng, anh thường nhắc đến kinh nghiệm đau thương của bao nhiêu đồng bào vô tội miền Bắc trong thời kỳ cải cách ruộng đất, vụ xoá ký kết ngừng bắn xua quân thảm sát đẫm máu trong biến cố Tết Mậu thân tại Huế và sự chết chóc thảm thương của hàng trăm ngàn người vì sợ hãi cộng sản đã phải vượt biên vượt biển tìm tự do từ khi VC cưỡng chiếm miền Nam. Trước đó suốt mấy mươi năm chúng luôn tìm cách lừa lọc bằng mọi thủ đoạn ma mãnh để làm suy yếu chánh quyền miền Nam, quỷ quyệt dụ dỗ một nhóm người giầu sang , trí thức miền Nam đưa vào bưng lập ra cái gọi là Mặt trận giải phóng miền Nam làm công cụ để qua hội nghị Paris 1973 mong được chia phần với VC nhưng phũ phàng thay khi VC xoá hoà ước đánh chiếm trọn miền Nam xong thì chỉ vài tháng sau cái mặt trận hữu danh vô thực kia đã bị giải thể, lần lượt các thành viên mặt trận bị cho về vườn rồi chết dần mòn trong tủi nhục vì phản dân hại nước. Dân miền Nam sau 30-4-75 đã chứng kiến những gì" Những màn ăn cướp tài sản người dân qua chiêu bài đánh tư sản mại bản, qua các thông báo không đổi tiền rồi bất ngờ thi hành đổi tiền, ra thông báo mập mờ kêu gọi cựu quân cán chính ra trình diện học tập ngắn ngày để lừa hàng trăm ngàn những người này vào các trại giam khổ sai vô thời hạn ở khắp miền Nam chí Bắc, khiến đã có biết bao nhiêu ngàn người chết thảm thương do chế độ nhà tù khắc nghiệt, do lao động khổ sai đói khát bệnh hoạn nơi rừng thiêng nưóc độc. Từ những kinh nghiệm quá khứ , những kinh nghiệm bản thân trong những năm dài bị tù đày và những năm sống dưới chế độ cộng sản trước khi qua được Mỹ anh N. hiểu biết rất rõ bản chất VC "trước sau như một" là luôn tàn ác và vô cùng gian trá. Đến bây giờ đã trên ba mươi năm chúng vẫn giữ nguyên bản chất đó dù bề ngoài có làm ra vẻ tốt đẹp đến thế nào. Như một loại tắc kè thay đổi mầu sắc để tồn tại, tính gian manh độc ác của VC mãi mãi chẳng bao giờ thay đổi.
Cũng những năm dài tù đày trong những trại giam khắc nghiệt của cộng sản đã để lại trong anh nhiều suy tư mà trong đó mong ước tha thiết nhất là mọi người hiểu rõ mặt thật của chủ nghiã cộng sản, chán ghét nó và đồng góp sức tranh đấu cho đất nước được tự do dân chủ no ấm như bao nhiêu dân tộc khác trên thế giới. Mong mỏi này được anh chia sẻ với các bạn bè thân cũng như những người trong gia đình mỗi khi có dịp thuận tiện. Tôi không rõ nó có ảnh hưởng tích cực ít nhiều thế nào đối với bạn bè nhưng tôi đã thấy kết quả tích cực của nó đối với gia đình mấy người con anh, nhất là cháu trai đang ở tuổi ngoài ba mươi. Điều này khiến tôi liên tưởng đến thế hệ trẻ tiếp nối cha chú mà đều có tinh thần quốc gia, hiểu biết rõ về chủ nghiã hoang tưởng, tàn bạo và quỷ quyệt của cộng sản thì ta còn hi vọng rất nhiều vào tương lai tươi sáng của đất nước.
 Kỳ tới: Ông Bạn ODP Đoàn Tụ
KHANH VŨ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.