Hôm nay,  

Khắc Khoải Ivy

13/11/200800:00:00(Xem: 119920)

Khắc Khoải Ivy

Tác giả: Nguyễn Thị Yến
Bài số 2455-16208532-vb5131108

Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế  năm 1972, đã dạy học ở Đà Nẵng- Huế 18 năm. Đến Mỹ năm 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento,     California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.

***
Tặng Ivy Wilson
Tưởng niệm chị Trần thị Phúc
*
Chiều hôm ấy, tôi gọi để lời nhắn ở cell phone chị Phúc, nghĩ rằng chị sẽ gọi lại. Chị không gọi. Sáng hôm sau, tôi gọi phone nhà. Dann cho biết chị Phúc nằm suốt ngày, không trả lời điện thoại được cho ai. Dann nói tôi hãy gọi Ivy. Hay nếu có thể, đến nhà gặp Ivy vào sáng thứ bảy khoảng 10 giờ sáng. Lúc này, Ivy về với mẹ mỗi tuần một lần. Từ tiểu bang Indiana cậu bay về Sacramento - California vào khuya thứ sáu, và trở lại Indiana vào tối thứ hai. Thứ ba Ivy có lớp dạy ở Notre Dame. Tôi gọi để lời nhắn cho Ivy. Tôi lấy hẹn đến thăm chị Phúc. . . .
Cho đến bây giờ, khi cầm bút viết những dòng chữ này lòng tôi vẫn khắc khoải. Đôi mắt của Ivy cứ ám ảnh tôi. Có muộn rồi chăng" Tôi lấy cái tên cho bài viết "Khắc Khoải Ivy"!
*
James là một trong những em học giỏi nhất trong lớp tôi. Cậu là một thanh niên da đen khá đặc biệt: giản dị, chăm chỉ, trầm lặng và thích hỏi. James thường có nhiều câu hỏi liên quan đến ngữ pháp tiếng Việt hay ngôn ngữ học. Đôi khi James dùng tiếng Pháp để trao đổi với tôi về vài điểm ngữ pháp. Có một điều là sau lớp Viet 401, tôi không thấy James trở lại học tiếp lớp Viet 402. Tuy vậy, qua mùa học sau nữa, khóa mùa hè 2007, James trở lại. Vào một ngày giữa mùa học, James tìm gặp tôi trong lớp thực hành Viet 402 để xin vào học. Tôi bằng lòng. Dạo này James đi học không thường xuyên. Ngồi trong lớp đôi khi James có vẻ bồn chồn. Thỉnh thoảng cậu xin phép tôi ra ngoài gọi điện thoại. Có một lần, đang giữa giờ học, James xin phép về lo công chuyện gia đình...
*
Trường Cosumnes River College có con đường khá đẹp. Buổi sáng dìu dịu, tôi bước thong thả dưới bóng hai hàng cây du lấp loáng những hoa nắng rải rác trên lối đi từ thư viện đến tòa nhà mới Learning Resource Center. Sau giờ lý thuyết, lớp thực hành đang chờ tôi ở đó. Còn mười phút. Từ bên kia Fountain Quad, tôi thấy James đạp xe đạp hướng về phía tôi. James dừng xe, cậu ngập ngừng một chút rồi chào tôi. James nói nhanh.
- Cô, mẹ em mời cô đến nhà ăn dinner.
Tôi ngạc nhiên nhìn James nói:
- James, cô đi dạy nhiều năm, chưa bao giờ cô đến nhà một sinh viên nào. Gia đình em có việc gì đặc biệt phải không"
Không đợi James trả lời, tôi tiếp ngay bằng tiếng Anh.
- Gia đình em có việc gì đặc biệt phải không"
James gật đầu. Cậu lập lại rõ ràng câu tiếng Việt:
- Mẹ em mời cô đến nhà ăn dinner.
Bất chợt tôi thấy trong đôi mắt James có gì là lạ. Ánh mắt hối hả, buồn lắm. Tôi hỏi bằng tiếng Anh:
- Em cần cô giúp điều gì không"
- Mẹ em phải ngồi xe lăn, cô ạ!
- Vậy à. Tại sao mẹ em phải ngồi xe lăn"
Cậu trả lời lúng túng.
- Mẹ em yếu và không thể đi một mình được nữa.
Tôi nói nhanh:
- James, cô sẽ đến thăm mẹ em, nhưng tuần này cô rất bận. Hôm nay thứ hai, có lẽ phải đến thứ năm cô mới có thể đi được. Em thấy sao"
- Thứ năm cô đến nhé!
- James à. Cô chỉ muốn đến thăm mẹ em, chứ không muốn gia đình em phải chuẩn bị dinner.
- Dạ.
- Em cho cô địa chỉ và số phone nhà em được không"
James lấy ra một mảnh giấy nhỏ, ghi rồi trao cho tôi địa chỉ và số phone của cậu. Tôi hỏi:
- James, sao dạo này em thường nghỉ học"
- Mẹ em bệnh. Em phải chăm sóc mẹ và chỉ đi học khi mẹ em khỏe.
Trong mấy ngày bận rộn với công việc, tôi cứ canh cánh với cái hẹn. Một người mẹ Mỹ đen muốn mời tôi đến nhà là điều hiếm có. Hình ảnh người đàn bà da đen ngồi xe lăn cứ chờn vờn trong trí, se sắt lòng tôi.
*
Lần đầu tiên đến thăm nhà một người chưa quen, tôi không khỏi ngỡ ngàng. Cảm nghe rất rõ điều thôi thúc bên trong, với tôi cái hẹn không phải tình cờ. Một lời hứa.
Thứ năm. Tôi vội vã lái xe đến chợ Albertson mua một chậu hoa nhỏ và cái thiệp chúc sức khỏe. Chậu hoa hồng màu nâu pha đỏ khá đẹp, những nụ hoa vừa chớm nở thật tươi nhưng không rực rỡ. Cái thiệp có ghi sẵn dòng chữ: "Life gives you rain, God gives you the rainbow." Tôi đọc thầm, "Cuộc đời gieo cho bạn cơn mưa, Thượng đế cho bạn chiếc cầu vồng." Nắn nót viết thêm mấy chữ chúc lành vào tấm thiệp, tôi đi.
Gần 5 giờ chiều, mặt trời xuống rất nhanh. Trên đường Franklin, qua khỏi Calvine quẹo trái vào Adalis, rồi quẹo trái ngay vào đường Edgeware. Đây rồi, trước nhà có tượng thằng bé đứng "peepee".
James đón tôi trước cửa, đưa vào nhà, ân cần mời tôi ngồi, rồi xin phép quay vào trong. Người mẹ ngồi trên chiếc xe lăn được James đẩy ra để gặp khách. Tôi đứng dậy, sững sờ. Một người đàn bà Á châu rất quen.
- Chào chị. Chị là người Việt Nam" - Tôi buột miệng.
- Chào cô giáo. Em rất hân hạnh được cô đến thăm. Dạ, em người Việt. Xin mời cô ngồi.
Chị nói giọng bắc, âm sắc mạnh và ấm. Tôi ngồi xuống, rồi quay nhanh qua nhìn James, thấp giọng:
- James. Thì ra mẹ em là người Việt Nam!
James gật đầu cười, nhìn tôi gần gũi. Rồi cậu nhìn mẹ. Ánh mắt đứa con trìu mến mà thăm thẳm.
Chưa kịp có lời nào thăm hỏi, tôi lặng người khi bất ngờ nhìn thấy lộ ra qua cổ áo mở rộng của chị Phúc, một vết mổ lớn nằm ngay trên ngực bên phải của chị. Vết sẹo nhăn nhúm còn tươi cho tôi cảm giác rờn rợn.
Nhìn bộ áo quần đơn sơ của chị đang mặc, thấy cái giường tự động theo kiểu thường dùng trong các bệnh viện được đặt ngay trong góc phòng khách, tôi hiểu ngay tình trạng sức khỏe của mẹ James. Tôi nghĩ đời sống chị đang được tính từng ngày. Lòng tôi chới với. Tôi bắt chuyện:
- Tôi rất vui và hận hạnh được chị và James mời đến nhà chơi.
- Cảm ơn cô đã bỏ thời gian đến thăm em. Con trai em nó quý cô lắm.
- Cảm ơn chị, cảm ơn James.
Chị nói:
- Em tên là Trần thị Phúc, nhưng khi cần gọi điện thoại cho em cô cứ gọi tên Mỹ của em là Maria. Em rất hân hạnh cô đến nhà chơi. Em bệnh nhiều cô à.
- Chị Phúc bị bệnh lâu chưa"
- Mới đây thôi cô. Từ tháng tư năm ngoái cho đến nay, khoảng hơn một năm. Trước đó, em khỏe mạnh bình thường. Khi người ta phát hiện bệnh em thì đã muộn. Em bị breast cancer đã đến thời kỳ không chữa được nữa. Bây giờ, vi trùng bệnh đã đi vào trong xương, đang đục khoét toàn bộ xương trong người em.
- Chị Phúc!


Tôi vụng về, dường như sợ hãi. Im lặng bao trùm cả gian phòng khách.
Bỗng một người đàn ông lớn tuổi, Mỹ trắng, từ nhà trong bước ra phòng khách. Ông chào tôi. Chị Phúc quay lại, giới thiệu:
- Đây là Dann, chồng em.
Tôi đứng dậy chào hỏi ông. Ông bắt tay tôi, vui vẻ hỏi thăm, rồi mời tôi ngồi và đi trở lại vào trong.
Chúng tôi tiếp tục câu chuyện ngay bên cái giường nằm đặc biệt dành cho người bệnh. Có hai người đàn bà Phi đang làm việc nhà quanh quẩn gần bên. Nhìn dáng vẻ mạnh mẽ của họ, tôi đoán đây là hai người làm thuê, đến để chăm sóc người bệnh. Hiểu ý tôi, chị Phúc nói:
- Đây là hai người làm việc do chương trình Long Term Care gởi đến để chăm sóc em. Em cũng may, đã mua bảo hiểm này từ khi còn khỏe. Bây giờ lâm bệnh, em được hưởng toàn phần tiêu chuẩn bảo hiểm, cũng đỡ khổ cho con em. Mỗi ngày công ty bảo hiểm trả cho hai bà này mỗi người một trăm rưỡi cô ạ.
Chị cười chua chát, rồi tiếp:
- Em cũng đang được chương trình Hospice đến giúp mỗi ngày.
Tôi lặng im. James cúi đầu. Hospice là chương trình nhân đạo do một hội đoàn bất vụ lợi đảm trách việc trợ giúp, chăm sóc những bệnh nhân vào giai đoạn cuối đời. Tôi xoay qua James.
- Ivy. Cô chia sẻ nỗi lo lắng này của em.
Chị Phúc và Ivy nhìn nhau khi nghe tôi gọi James là "Ivy". Tôi tự nhiên hỏi:
- Ivy là tên ở nhà của James phải không"
 Khi cô gọi đến nhà em, qua điện thoại, cô nghe mẹ em gọi tên em Ivy.
Cả Ivy và chị Phúc cười. Ivy nói nhanh bằng tiếng Anh:
- Xin lỗi cô. Em đã vào học lớp tiếng Việt của cô dưới tên James là tên đứa em họ của em. Nó ghi danh, nhưng có ý định bỏ lớp vì được nhận việc làm, trong lúc em đang nghỉ hè, muốn được học mà ngày ghi danh đã trễ.
- Thật vậy sao" Ivy, em đã vi phạm nội quy của trường, em biết không"
Tôi nói với Ivy như thế dẫu biết là giảng viên có thể giải quyết được vấn đề này. Trong lúc Ivy ngồi lặng lẽ, chị Phúc nói ngay:
- Không dấu gì cô, thật ra, nó là Ivy Wilson. Ivy là tiến sĩ, giáo sư văn chương Anh đang dạy tại Notre Dame University bên tiểu bang Indiana. Mong cô thông cảm bỏ qua cho cháu, cháu nôn nóng mong được học tiếng Việt nên đã bạo dạn làm như thế.
Phản ứng kiểu Mỹ, tôi cao giọng bằng tiếng Anh:
- Wow, Ivy! Coâ chúc mừng em. Em là tiến sĩ, là giáo sư văn chương Anh. Em đang dạy ở đại học Notre Dame, một trong mười trường đại học đứng hàng đầu của Mỹ!
Lời nói của tôi có tác dụng tự nhiên trên vẻ mặt của hai mẹ con. Một thoáng hạnh phúc ánh lên trên khuôn mặt người mẹ. Nét mặt Ivy cũng khởi sắc. Chị Phúc nói tiếp:
- Cháu đã tốt nghiệp cử nhân ở đại học Stanford, và tốt nghiệp tiến sĩ ở đại học Yale, cô ạ.
- Ivy, cô hãnh diện cho em, rất mừng cho mẹ em và em! Về cái tên James, cô sẽ nói chuyện với em sau.
Ivy mĩm cười. Lúc này tôi mới có dịp nhìn rõ vẻ mặt của Ivy. Cậu có nhiều nét giống mẹ, khuôn mặt dài, trán cao. Ivy có màu da nâu sẫm, không phải đen, là sự kết hợp hài hòa giữa màu da của người cha Mỹ châu Phi và người mẹ Việt. Ivy là một mẫu đàn ông da màu đẹp trai.
Câu chuyện của chúng tôi xoay quanh sự gặp gỡ và đời sống của chị Phúc với cuộc hôn nhân thứ nhất của chị.
Khi còn ở Việt Nam, thưở đầu đời, chị đã yêu người bạn trai học cùng lớp ở trung học rồi phải chia tay, bởi vì sự cách biệt giàu nghèo và địa vị của hai bên cha mẹ. Sau đó, thêm một lần chị đã khốn khổ phải chọn con đường lìa bỏ gia đình và thành phố Đà Nẵng vì không thể phụ tình với người sĩ quan Mỹ da đen. Chị rời quê hương.
Ivy được sinh ra ở một thành phố nhỏ, thuộc tiểu bang Chicago, vào cuối năm 1972, khi chị Phúc vừa đến Mỹ. Hai năm sau đó, đứa em trai kế của Ivy được sinh ra. Rồi những xung khắc văn hóa thường xuyên xảy ra trong đời sống, vợ chồng chị ly dị. Chị Phúc lập lại gia đình và chuyển về sống ở Sacramento, từ năm 1980, với người chồng hiện tại, Dann.
Tôi hỏi:
- Tại sao chị Phúc không dạy tiếng Việt cho Ivy"
Chị cười buồn nói:
- Khi cháu còn nhỏ, mẹ con em sống ở trong một thành phố hoàn toàn không có người Việt. Em đã sai lầm nghĩ tiếng Việt là tiếng nói của một nhóm thiểu số tị nạn trên xứ người, không ai cần dùng đến, em chỉ biết cất giữ nó như một món gia bảo của riêng em. Vả lại em phải lo đi học, rồi đi làm. Em cũng đã tốt nghiệp đại học rồi cô ạ.
Ivy đứng dậy lấy tấm ảnh trên cái kệ sách gần đó đem đến đưa cho tôi. Tôi cầm lấy. Trong tấm hình, chị Phúc tươi trẻ trong bộ áo mũ tốt nghiệp, đứng bên cạnh chị có hai cậu bé da đen tóc quăn cười vui vẻ.
Tôi nói:
- Như vậy Ivy hiểu được những câu tiếng Việt chị vừa nói, phải không chị"
- Vâng, từ khi về sống ở Sacramento, có dịp tiếp xúc với người Việt, cháu hiểu được tiếng Việt chút ít, nhưng không nói được, cô à.
Tôi xoay qua Ivy, nói bằng tiếng Việt rất chậm:
- Ivy, người Việt có câu châm ngôn: "Công cha như núi thái sơn; nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra," em có biết không"
Ivy im lặng nhìn tôi. Nghĩ là Ivy không hiểu, tôi chuyển ngữ, lập lại câu nói.
Ivy thay đổi nét mặt, rồi cúi đầu thật thấp, bỗng cậu ngẩng lên nhìn về phía mẹ.
- Mẹ, con thương mẹ lắm. Mẹ cứ ... đi & vui vẻ, con sẽ .. gặp .. mẹ!
Câu nói tiếng Việt phát âm lơ lớ thoát ra cùng với tiếng nấc nghẹn ngào bất ngờ xoáy vào lòng tôi như một vết cứa. Chị Phúc chảy nước mắt. Im lặng. Chị nói với tôi:
- Gần đây nó học thêm được mấy câu tiếng Việt, mỗi ngày đến ôm em và nói "Mẹ, con thương mẹ lắm! Mẹ cứ đi vui vẻ, con sẽ gặp mẹ!"
Quay về phía Ivy, chị Phúc nói trong nước mắt:
- Ivy, mẹ thương con lắm. Mẹ cứ ân hận là đã không dạy con học tiếng Việt.
Không cầm lòng được, tôi chuyển mạch:
- Chị Phúc à, tôi có thể giúp gì cho chị và Ivy không"
Chị nhìn con chan chứa. Trái với giọng nói vững chãi, đôi mắt chị không che dấu được nỗi tuyệt vọng. Chị ngập ngừng. Rồi im bặt. Ivy nhìn mẹ, rồi cúi đầu.
Tôi chờ đợi và sẵn sàng lắng nghe. Căn phòng lặng yên. Trong khoảnh khắc vô ngôn tôi cảm được tự đáy lòng ước vọng sâu xa của người mẹ. Có tiếng thở dài lặng lẽ cho số phận của người đàn bà bất hạnh và đứa con lai.
Chị nói:
- Em biết bệnh em, bây giờ sống được ngày nào chỉ biết ngày đó, không còn bao lâu nữa, nhưng & em vẫn ao ước cho con em được hạnh phúc, cô à. &
 Câu nói của chị Phúc như một lời trăn trối. Tôi mơ hồ phác thảo trong trí một mái ấm gia đình, trong ấy không có những xung đột văn hóa, không có biên giới màu da. Và chính lúc này, tôi nghe rõ mong ước từ thẳm sâu trong tôi là làm sao cho những đứa con lai như Ivy được trở về với cội nguồn của mẹ, được nghe và hát được những bài đồng dao Việt Nam. Tôi nhìn Ivy. Đôi mắt cậu đang hướng về phía bên kia khung cửa. Trong mảnh vườn đơn sơ, khóm hồng đầy gai đang trổ mấy nụ hoa màu lam tím.
Nguyễn Thị Yến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.