Hôm nay,  

Nội Bộ Csvn Cãi Nhau Dữ Dội: Hội Nhập Kinh Tế Nguy Hiểm?

02/01/200600:00:00(Xem: 5320)
Hội nhập kinh tế có làm hại cho sức phát triển kinh tế Việt Nam hay không" Cuộc tranh luận đang sôi nổi này trong nội bộ Đảng CSVN chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hướng đi trong nhiều năm tới của Việt Nam, không chỉ riêng về kinh tế mà có thể ảnh hưởng cả mặt xã hội, văn hóa, vân vân...

Một chuyên gia kinh tế Hà Nội, cũng là một cán bộ cao cấp, đã bênh vực cho hội nhập kinh tế, trấn an các thành phần trong nội bộ đảng CSVN qua bài trả lời phỏng vấn trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, đăng trên Tiền Phong hôm 1-1-2006 như sau.

“Chưa thấy ai mất khi hội nhập

Nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ Nguyễn Đình Lương cảm thấy đáng tiếc khi có không ít người chỉ nói đến những mặt trái của hội nhập hơn là những cơ hội mà nó mang lại.

Hỏi: Ông đón nhận thông tin Việt Nam chưa gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2005 thế nào"

- Ngay từ đầu năm ngoái, tôi đã khẳng định rằng mục tiêu vào WTO cuối năm 2005 khó hoàn thành vì có vẻ như chúng ta chưa sẵn sàng. WTO là một cơ chế mở, ai đủ tiêu chuẩn thì vào, không phải là chuyện ai xin ai cả.

Thực ra tôi không bất ngờ. Muốn hội nhập thành công mà chốt quan trọng là gia nhập WTO, trước hết phải thấy được cơ hội to lớn để chấn hưng đất nước từ việc hội nhập ấy. Nhưng đáng tiếc, theo tôi, hiện vẫn có không ít người thường nói đến những mặt trái của hội nhập hơn là những cơ hội mà nó mang lại. Điều tôi lấy làm tiếc là từ lâu, nghị quyết của Đảng đã khẳng định "toàn cầu hóa là sự phát triển khách quan" chứ không phải là một sự lựa chọn, nhưng có vẻ như chúng ta đã chưa chuẩn bị tốt để đón lấy sự phát triển khách quan ấy.

Trong hơn 10 năm qua, chúng ta đã gia nhập ASEAN, tham gia AFTA, ký Hiệp định Thương mại (BTA) với Mỹ, nhưng thế giới ngày nay quan niệm hội nhập tức là phải gia nhập WTO và chơi theo luật chơi của tổ chức này. Không thể nói hội nhập thành công mà lại không phải là thành viên của WTO.

Hỏi: Gia nhập WTO là cái đích mà chúng ta đã phấn đấu trong 10 năm qua, nhưng phải chăng chúng ta không thể vào WTO bằng mọi giá"

- GDP của chúng ta mới đạt khoảng 40 tỷ USD, bằng 0,33% GDP toàn thế giới. Toàn cầu hóa là sự phân chia lợi ích không đồng đều giữa các nước, trong đó nước giàu được hưởng nhiều, nước nghèo được ít.

Trong bối cảnh ấy, chúng ta là nước nghèo, vì vậy miếng bánh cũng rất khiêm tốn. Nhưng quan trọng hơn là nếu không có miếng bánh nhỏ ấy thì không có gì cả và vẫn không qua khỏi cơn đói. Theo tôi, chúng ta phải có được miếng bánh nhỏ để thoát khỏi cơn đói đã, và theo thời gian, miếng bánh sẽ to dần lên.

Đài Loan, Hàn Quốc lúc khởi nghiệp cũng có những lợi ích rất khiêm tốn, nhưng nhờ chắt chiu mà đã có được nhiều lợi ích như hôm nay. Mặt khác, theo tôi, trong thế giới hiện nay không có chuyện ta được hết. Phải có mất mát thì mới được và được từ ít đến nhiều chứ không ai được nhiều ngay từ đầu cả.

Đáng tiếc là chúng ta lúc nào cũng sợ mất mà nhiều khi lại không biết mất cái gì, vậy nên thiếu tự tin, thiếu quyết đoán và bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc. Có lẽ để biết xem cái mất của chúng ta có lớn không, cần phải có những nghiên cứu nghiêm túc xem những điều kiện của các nước mới gia nhập WTO trong thời gian tới gần đây có cao hơn so với chúng ta không.

Hỏi: Có người lý giải, sở dĩ chúng ta chưa sẵn sàng vào WTO là do cần thêm thời gian để các doanh nghiệp chuẩn bị. Ông nghĩ sao"

- Theo tôi, đó là một nhận thức sai về kinh tế thị trường. Doanh nghiệp trên thế giới hay ở Việt Nam cũng vậy, chỉ có thể trưởng thành trong môi trường cạnh tranh.

Không có cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ tự thoái hóa và trở thành gánh nặng cho xã hội. Triết lý của kinh tế thị trường là nó bắt mọi người, cũng như doanh nghiệp không ngừng sáng tạo, không ngừng cạnh tranh để tồn tại. Nếu chúng ta cứ đóng cửa nuôi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp sẽ vẫn mãi ở trong tình trạng yếu kém.

Thực tế cho thấy có những nền kinh tế càng có cạnh tranh cao, có độ hội nhập càng lớn thì càng sản sinh ra doanh nghiệp lớn. Trong nước cũng vậy thôi, TP.SG, Hà Nội là những nơi có thị trường cạnh tranh khốc liệt hơn các tỉnh khác nhưng đó vẫn là hai địa chỉ hấp dẫn trong kinh doanh của các doanh nghiệp so với các địa phương khác. Càng chần chừ, càng để lâu thì điều kiện hội nhập càng cao, càng khó.

Trong lĩnh vực này, nên nhìn sang Trung Quốc. Nước này có quy mô kinh tế lớn và nguy cơ "mất" chắc là nhiều hơn Việt Nam, nhưng họ đã dùng hội nhập, dùng sức ép của WTO để chấn hưng đất nước. Chỉ ba năm sau khi gia nhập, Trung Quốc đã thúc giục một loạt nước trong khu vực ký các hiệp định thương mại tự do (FTA) vì nhận ra rằng càng mở cửa ra bao nhiêu thì càng mang đến sự thịnh vượng bấy nhiêu.

Hỏi: Nhưng nếu không có sự chuẩn bị kỹ, hội nhập một cách thiếu tính toán có thể sẽ xảy ra đổ vỡ"

- Tôi có điều kiện đi ra nước ngoài nhiều và thấy rằng phần lớn các quốc gia có nền kinh tế mở, hội nhập vào kinh tế thế giới, không có nước nào nghèo cả.

Còn về sự đổ vỡ, cũng cần xem đó là những đổ vỡ của ai. Đặc điểm của kinh tế thị trường mà cả nhân loại đều thừa nhận và sống chung với nó là phá sản. Chỉ có kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa mới không thừa nhận điều đó. Ngay cả ở Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản thì hằng ngày vẫn có các doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản.

Phá sản có thể làm đổ vỡ một hoặc một vài doanh nghiệp, nhưng lại làm cho cả nền kinh tế phát triển. Phá sản cũng là sự sáng tạo mới. Hội nhập có thể làm một số doanh nghiệp Việt Nam phá sản, cái đó đúng nhưng đó chỉ là sự đổ vỡ cục bộ, còn cả nền kinh tế thì sẽ phát triển và các nhà hoạch định chính sách phải tạo điều kiện cho một nền kinh tế phát triển chứ không phải tạo điều kiện cho một hay một vài doanh nghiệp phát triển.

Hiện nay ở trong nước, không phải mọi lúc, mọi chỗ, mọi người đều thừa nhận điều đó. (Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)”

Theo lời một nhà quan sát hải ngoại, cuộc tranh luận này thực sự không có gì mới mẽ, nhưng việc một số báo nhà nứơc đưa ra trong số báo Tân Niên đã cho thấy tầm mức gay gắt của cuộc tranh luận này -- nhất là khi một số cơ quan an ninh liên tục hô hào coi chừng “diễn biến hòa bình,” và lời một quan chức mấy tuần trứơc kêu gọi là VN “không nên gia nhập WTO bằng mọi giá.”

Đây có thực là cuộc tranh luận hay không" Theo lời một doanh gia thường xuyên từ Quận Cam về VN nhận xét, thực sự các chuyên gia không còn tranh luận gì nữa, vì nhu cầu hội nhập ai cũng thấy là cần thiết, duy chỉ có các cán bộ lãnh đạo CSVN mới kiếm cớ tranh luận, chỉ là để chia phe đánh phá nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 12 sắp đến năm nay 2019, là tháng cuối cùng trước khi Hiệp Ước Thành Đô được áp dụng. Năm tới, 2020, Việt Nam sẽ chánh thức do Nhà cầm quyền Tàu Cộng kiểm soát …... Con đường đấu tranh để Việt Nam thoát khỏi quỷ đạo Cộng Sản Tàu e rằng bế tắc!
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Trong khi nhiều người Trung Quốc nhờ công dân Việt Nam đứng tên lập công ty, bơm tiền mua nhà đất ào ạt tại các thành phố du lịch ven biển, xem như đầu tư bất động sản và xây khu nghỉ dưỡng… một số công ty khác lặng lẽ thâu tóm, mua lại nhiều công ty Việt Nam để nắm chặt cổ họng nền kinh tế Việt…
Tội phạm Trung Quốc đóng giả cảnh sát, công tố viên để lừa đảo trực tuyến chuyển hướng sang Đông Nam Á khi bị trấn áp tại quê nhà.
COPENHAGEN - Đan Mạch nhận trọng trách dẫn đầu kế hoạch huấn luyện không tác chiến tại Iraq từ cuối năm 2020.
Theo báo cáo mới nhất của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), các hãng sản xuất xe hơi Mỹ trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc trong năm 2018.
Tăng sĩ Phật Giáo Thiền Tông Gregory Filson đang đạp xe xuyên qua nước Mỹ trong một nỗ lực nối kết với đất mẹ và nâng cao ý thức về bệnh Alzheimer’s.
Cảnh Sát Tiểu Bang Massachussetts trở thành đơn vị đầu tiên thử nghiệm Spot, một loại robot chó, được chế tạo bởi Boston Dynamics, để tham gia các đơn vị tháo dỡ bom.
Giá nhà tại 20 thành phố Hoa Kỳ đã tăng cao hơn dự kiến trong tháng 9, cho thấy tín hiệu rằng giá trị nhà đang ổn định ở mức cao, và nhu cầu nhà ở vẫn cao. Đây là đợt tăng giá đầu tiên kể từ năm 2018.
Ronna McDaniel – Chủ Tịch Uy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa (RNC)- đã tuyên bố hôm 26/11 rằng: hành động đầu tiên của tỉ phú Michael Bloomberg khi chính thức tuyên bố tranh cử ửng viên tổng thống đảng Dân Chủ không khác nào cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.