Hôm nay,  

Đời Khó Bình Yên

20/12/200500:00:00(Xem: 5082)
- Thời gian có thể sẽ không đứng về phía họ nữa. Những người Tây Tạng biết rõ điều này. Một nền văn hóa đang bị xóa sổ tàn bạo, và Tây Tạng rồi sẽ trở thành một khu du lịch lớn của Trung Quốc mang tầm vóc qúôc tế nơi đang có một sắc tộc thiểu số sinh sống và một thời là một nứơc độc lập, tự chủ.

Bắc Kinh đang kiên nhẫn chờ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma viên tịch, trong khi sửa soạn trang bị cho Gyaincain Norbu, bây giờ mới 15 tuổi, người được Bắc Kinh chọn là Đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 11 từ khi 6 tuổi -- một cương vị cao thứ nhì ở Tây Tạng. Cậu bé mà Đức Đạt Lai Lạt Ma chọn làm Ban Thiền Lạt Ma đã bị bắt về Bắc Kinh giam từ lâu rồi.

Theo tin AFP, hồi đầu tháng này, cậu Norbu làm buổi lễ lên ngôi tại Tu Viện Tashilhunpo ở thị trấn Shigatse, và hôm chủ nhật, tức 10 ngày sau lễ lên ngôi, cậu Ban Thiền này đã làm lễ ban phước, một buổi lễ kéo dài hơn 4 giờ đồng hồ, và cậu xoa đầu ban phước cho hơn 10,000 người Tây Tạng và Phật Tử từ các tỉnh kéo tới dự. Đây là buổi lễ lớn nhất mà cậu từng tahm dự, và cũng thấy rõ rằng nhà nứớc Hoa Lục sửa soạn để cậu sẽ cai trị Tây Tạng trọn quyền ngôi Pháp Vương khi Đức Đạt Lai Lạt Ma viên tịch.

Cậu Gedhun Choekyi Nyima, người được Đức Đạt Lai Lạt Ma chọn làm Ban Thiền Lạt Mã, cùng toàn gia đã bị Trung Quốc bắt giam từ năm 1995.

Thời gian không còn nhiều nữa, và nhiều thanh niên Tây Tạng lưu vong ý thức rõ như thế, và nhiều người trong họ sau khi tốt nghiệp đại học đã chọn con đường đấu tranh cho độc lập dân tộc -- con đường mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bác bỏ; Ngaì chỉ muốn vận động cho Tây Tạng tự trị về văn hóa, tôn giáo để được gìn giữ nền văn hóa độc đáo nơi đây.

Nhưng cuộc chiến đòi độc lập vẫn không ngừng nung nấu trong nhiều tuổi trẻ. Thậm chí, tới khi dùng các phương tiện cực đoan, theo nhà văn Pankaj Mishra trên tờ New York Times hôm 18-12-2005.

Vào một buổi sáng tháng 4-1998, anh Thupten Ngodup tự tưới xăng lên người trong một phòng vệ sinh công cộng ở phố chính New Delhi và bật lên một que diêm. Bên ngoài, cảnh sát Ấn Độ đang giải tán một cuộc tuyệt thực tổ chức bởi Nghị Hội Thanh Niên Tây Tạng, tổ chức đoì độc lập lớn nhất trong khối 140,000 dân Tây Tạng lưu vong kể từ khi Đức Đạt Lai Lạt Ma bỏ chạy sang Ấn Độ năm 1959. Người Tây Tạng đã biểu tình trong hơn 6 tuần lễ để phản đối việc Liên Hiệp Quốc im lặng về vấn đề Tây Tạng, nơi mà Hoa Lục đã xâm chiếm từ năm 1950s, và rồi giết -- sau khi tra tấn và bỏ đói -- tới 1.2 triệu người, và phá hủy hàng chục ngàn ngôi chùa.

Lúc đầu, anh Ngodup không có ý tự thiêu, anh tới chỉ để luân phiên tuyệt thực thay những người bạn Tây Tạng đang hấp hối. Anh lên radio 5 ngày trứơc đó, nói rằng phương pháp ôn hòa của Đức Đạt Lai Lạt Ma “không đạt đươc5 gì” và tình thế thì “tuyệt vọng. Tôi muốn hy sinh đời tôi để mang hòa bình và hạng phúc tới những người không hạnh phúc.”

Khi cảnh sát Ấn giải tán người tuyệt thực để sửa soạn đón một lãnh tụ Trung Quốc, Ngodup quyết định làm thật mau. Khi cảnh sát lôi kéo người tuyệt thực lên xe, anh xuất hiện từ nhà vệ sinh bứơc ra, giữa lửa phựt cháy toàn thân. Hô lớn khẩu hiệu độc lập Tây Tạng, anh chạy xuyên vào đám đông -- và rồi khi kiệt sức, anh quỳ xuống hai tay chắp trước ngực như cầu kinh.

Hôm sau, nằm trong bệnh viện với toàn thân đâỳ vết phỏng, Ngodup đươc Đức Đạt Lai Lạ Ma vào thăm. Ngài an ủi, và nói rằng theo giaó lý nhà Phật, thì không được phép dùng bạo lực, và rằng chúng ta phải từ bi yêu thương với cả người Trung Quốc, những người đang phá hủy dân tộc Tây Tạng. Anh Ngodup ráng ngồi nhổm kính lễ, nhưng không nổi. Đêm đó, sau khi hỏi nhân viên bệnh viện về tình hình sức khỏe những người tuyệt thực, anh Ngodup từ trần.

Hình ảnh anh Ngodup phựt lửa được treo khắp nơi ở Dharamsala, thủ đô Tây Tạng lưu vong, vùng chân núi Hy Mã Lạp Sơn phía Bắc Ấn Độ. Anh trở thành anh hùng, thánh tử đạo cho một thế hệ người Tây Tạng sinh ra và đươc giáo dục tại Ấn Độ -- một thế hệ chứng kiến cuộc chiến bất bạo động của vị lãnh tụ Phật Giáo Tây Tạng có vẻ như đã thất bại.

Nhà thơ, và là nhà văn trẻ Tenzin Tsundue không bao giờ quên hình ảnh anh Ngodup chạy ra phố giữa lửa ngọn quanh ngưòời và rồi chắp tay quỳ trong lửa ngọn. Nhà thơ Tsundue không bao giờ chịu ngồi yên nữa. Vào tháng 1-2002, Tsundue leo 14 tầng dàn gỗ cốp-pha gắn vào một khách sạn 5 sao Mumbai; Thủ Tướng Chu Dung Cơ của Trung Quốc đang ở đó. Cảnh sát Ấn Độ nổi giận, đe dọa cho chạy thang máy đè bẹp anh, thì nhà thơ buộc biểu ngữ dài 20 feet mang dòng chữ “Giải Phóng Tây Tạng: Đuổi Trung Quốc Ra” vào dàn gỗ. Rồi thì, khi các cán bộ Hoa Lục nhìn, nhà thơ tung ra lá cờ Tây Tạng và hô khẩu hiệu độc lập, trước khi cảnh sát bắt anh. Anh ra tòa, bị phạt nặng, nhưng rồi nhà thơ đã làm một màn tương tự vào tháng 4-2005 tại Bangalore, khi Thủ Tướng TQ Ôn Gia Bảo tới nơi này để họp với các khoa học gia Ấn Độ. Nhà thơ lại bị bắt, nhưng anh nói là quen rồi, và quyết định đeo một băng đỏ trên trán trên các lọn tóc dài.

Cũng như nhiều tuổi trẻ Tây Tạng khác, nhà thơ Tsundue trưởng thành qua các cuộc biểu tình bên ngoài Tòa Đại Sứ Trung Quốc ở New Delhi. Năm 1997, ngay sau khi tốt nghiệp đại học, anh đi bộ xuyên qua vùng biên giới Ấn Độ đeò heo hút gió ở Ladakh để đột nhập vào Tây Tạng -- anh không suy nghĩ gì nhiều, anh kể lại, rằng anh chỉ muốn nhìn thấy quê hương mình. Bị công an Trung Quốc bắt, anh bị giải về Lhasa, thủ đô Tây Tạng và bị giam ở đây 3 tháng trước khi bị trục xuất về Ấn Độ. Khi vào đầu lứa tuổi 30s, anh đã trải qua 6 nhà tù khác nhau.

Anh và các nhà hoạt động, các nhà văn, nhà thơ Tây Tạng có một chỗ gặp thừơng xuyên: quán Cà Phê Hòa Bình, Peace Cafe, một tiệm giữa các tiệm tạp hóa, tiệm kỷ vật và các tiệm cà-phê Internet phần lớn chờ đón du khách ngoaị quốc ở Dharamsala. Hầu hết các bạn của Tsundue được sinh và được giaó dục ở Ấn Độ từ 37 khu định cư khác nhau trên khắp Ấn Độ, nhưng rồi cùng tìm về Dharamsala để làm việc toàn thời gian cho độc lập Tây Tạng. Trong đó có một số người vừa từ Tây Tạng vượt biên qua đừơng Hy Mã Lạp Sơn. Mỗi năm, bây giờ vẫn có trung bình 2,000 người Tây Tạng vượt Hy Mã Lạp Sơn để vào Ấn Độ lưu vong.

Họ bị giằng xé giữa lý tưởng hòa bình của Phật Giáo, và nỗi quyến rũ dấy lên cuộc chiến độc lập cho Tây Tạng.

Ba mẹ của Tsundue rời Tây Tạng năm 1959, cũng qua đừơng Hy Mã Lạp Sơn, rặng núi cao nhất thế gióới, khi còn là trẻ em. Hàng trăm người đi cùng chuyến đã gục ngã, chết dọc đường. Tsundue sinh khoảng giữa 1970s, khi ba mẹ anh làm lao công trên một con đường Hy Mã Lạp Sơn. Ba chết sớm, rồi tới 2 anh. Chỉ còn Tsundue và cô em gái sống giữa cảnh suy dinh dưỡng và đầy bệnh hoạn của những người lao động bên đường. Anh học ở 3 trường khác nhau của các khu định cư Tây Tạng, rồi vào đaị học Chennai ở nam Ấn Độ, và rồi tới Mumbai. Khi nhà văn Mishra gặp Tsundue năm 1999 ở Mumbai, thì anh là sinh viên hậu cử nhân, đã trở thành một nhà thơ đầy hứa hẹn. Văn tài của anh được công nhận. Một bài tiểu luận của Tsundue về người Tây Tạng lưu vong được giải toàn qúôc Ấn Độ năm 2001. Nhà thơ được tạp chí Elle, ấn bản Ấn Độ, đưa vào danh sách 50 người hợp thời trang nhất Ấn Độ năm 2002. Tấm ảnh kèm trong bài cho thấy Tsundue mang bằng đỏ, mà anh teh62 là chỉ gỡ ra khi Tây Tạng có tự do. Nhà thơ Tsundue kể, cứ mỗi lần gặp anh là Đức Đạt Lai Lạt Ma hỏi đùa, “Vậy rồi con không thấy trán nóng, chaỷ mồ hôi sao"”

Nhà thơ Tsundue làm việc không ngừng nghỉ. Anh không bao giờ muốn keó daì giấc ngủ. Anh luôn luôn thấy mình phaỉ bận rộn, giữa lúc dân Tây Tạng còn đau khổ. Mùa xuân vừa qua, anh tổ chức hội nghị tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Anh cũng vừa hoàn tất bản dịch chung một bài thơ dài sáng tac1 bởi một nhà thơ Tây Tạng bị Trung Qúôc trù dập.

Lập trường đòi tự trị cuả Đức Đạt Lai Lạt Ma không làm anh hài lòng. Mặc dù Hội Phụ Nữ Tây Tạng ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma về lời kêu gọi “tự trị chân thực,” nhưng Gu-Chu-Sum, một tổ chức đầy thế lực của các cựu tù nhân chính trị vẫn đòi độc lập, vì họ nói đó là ứơc mơ của dân Tây Tạng đang còn sống ở Tây Tạng.

Nhưng Lobsang Yeshi, viên chức của Nghị Hội Thanh Niên Tây Tạng, tổ chức chính yếu đòi độc lập Tây Tạng, nói, “Chúng tôi không chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma -- sự ban ân sủng của ngài là quan trọng với chúng tôi -- nhưng chúng tôi không tin Trung Quốc và không muốn sáp nhập vào họ.”

Một đêm, trong quán Peace Cafe, nhà htơ Tsudue nói là anh không bac1 bỏ bạo lực như giaỉ pháp cuối cùng, “Thành Phật quả là một chuyện, và giaỉ phóng đất nứơc là chuyện khác...”

Thủ Tướng Samdhong Rinpoche, vị tu sĩ mà lâu nay điều hành mọi chuyện trong triều đình lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma, giaỉ thích, “Mục tiêu tối hậu của chúng tôi không chỉ tự do chính trị, mà còn gìn giữ văn hóa Tây Tạng. Chúng tôi sẽ được gì nếu đòi được tự do chính trị, mà nất những gì có giá trị tới đời sống chúng ta" Đó là l1y do chúng tôi bác bỏ bạo lkực. Vì tôn trọng sinh mạng là phương diện bất khả tách rời của văn hóa Tây Tạng mà chúng tôi gìn giữ.”

Thời gian không còn nữa. Trung Quốc đang chờ đợi ở thế mạnh. Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rằng, kiếp sau, ngài sẽ không tái sanh vào lãnh thổ Hoa Lục hay Tây Tạng, vì lo sợ lại bị Bắc Kinh dàn dựng vở tuồng mới. Không ai có thể biết rằng bao giờ thì chính sách bất bạo động của Ngài thành công -- điều mà nhà thơ Tsundue và các bạn khônmg muốn chỉ ngồi chờ. Đức Ban Thiền Lạt Ma của nhà nứơc Bắc Kinh bắt đầu làm việc rồi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.