Cũng Độc Như Thời Mao
Vi Anh
Trong Chiến tranh Lạnh, nước Pháp là nước có bang giao và giao thương với hầu hết các chế độ CS. Gần đây chánh quyền Pháp khác với các nước trong Liên Âu còn muốn gỡ cấm vận buôn bán vũ khi cho Trung Cộng sau vụ CS dùng xe tăng, quân đội đàn áp đẫm máu sinh viên đòi tự do, dân chủ ở Thiên An Môn. Nhưng báo chí Pháp lại khác, nhứt là các nhựt báo lớn có nhiều tin phản ảnh trung thực bản chất ác của CS sau khi Đảng Nhà Nước TC mở kinh tế và vẩn khoá chặt chánh trị. Nhiều hơn báo chí Mỹ nhiều. Thí dụ như những trường họp điển hình, những hình ảnh bắt cóc, tra tấn, tù đày tiêu biếu của Đảng, Nhà Nước TC củøa thời từ Đặng Tiểu Bình, Trung Cộng đổi mới kinh tế cho dến bây giờ cũng độc như thời CS đặc sệt của Mao Trạch Đông trờ về trước.
Như hình ảnh một luật sư dân quyền trong chế độ Trung Cộng sau 14 tháng bị bắt cóc biệt vô ăm tín tăm, khi trở về thân tàn ma dại khó ai có thề nhìn ra Ông nữa vị bị tù đày, hành hạ, tra tấn tàn bạo. Báo Pháp Le Nouvel Observateur cho biết Luật sư Cao trí Thịnh này là luật sư giỏi của Trung Quốc; chính Bộâ Tư Pháp của nước này cũng công nhận như thế. Còn đối với dân chúng Trung Quốc, Ông là một «Luật sư can đảm của Trung Quốc” , là «lương tâm Trung Hoa», «luật sư bạo miệng» và là «nỗi kinh hoàng» của cán bộ đảng viên tham những. Ông từng giúp người dân khiếu kiện đảng viên cán bộ lạm quyền, đàn áp tôn giáo với khoảng 100.000 kháng nghị tập thể và đã có 12 triệu đơn khiếu nại của dân oan.
Học một sách CS, cũng như ở VN, công an TC giả dạng côn đồ trấn áp, bắt cóc Ông vào tháng 8 năm 2006. Tra tấn suốt 10 ngày, buộc Ông ký giấy nhận tội «kích động lật đổ chế độ» và khi ra cấm tiết lộ cuộc bắt bờ và điều tra. Nhưng tương kế tựu kế, ra ngoài Ls Thịnh lập tức tố cáo TC đánh đập, hành hạ Ông dã màn, đàn áp Pháp Luân Công tàn bạo như «phát xít» và yêu cầu Mỹ xét xử những người đàn áp Pháp Luân Công về «tội ác chống nhân loại». Ông bị bắt lại, tra tấn suốt 54 ngày, và đày về cho địa phương “quản lý”. Vợ con ông may mắn đào thoát được đi tỵ nạn chánh trị, Mỹ chấp nhận cho định cư.
Tiếp theo như hình ảnh nhiều nhà trí thức Tây Tạng bị trấn áp, bắt giam, sau cuộc nổi dậy hồi tháng 8 năm 2008 ở thủ đô Tây Tạng. Tuần san Le Courrier International đưa ra hai vụ tiêu biểu. Nhà văn trẻ Theurang bị bắt vì viết quyển «Huyết thư», mô tả dưa ra ánh sáng và làm bằng cớ trong thư tịch về vụ nổi dậy ở Tây Tạng năm 2008. Tác giả bị bắt ngày 26 tháng 7 năm 2009, rồi thả và bắt lại vào tháng 4 năm 2010. Từ đó đến nay, anh biệt vô âm tín .
Trường hợp thứ hai là nhà văn nổi tiếng Tragya, bị bắt về tội «kích động lykhai», chỉ vì đã cho xuất bản tác phẩm «Thiên Địa Giới », trong đó ông viết : «Tôi quyết tâm theo đuổi con đường mình đã chọn, thậm chí có phải rơi đầu đi chăng nữa».