Hôm nay,  

Đại Sư Garchen Rinpoche Tới Chùa Tây Tạng Ở Bình Dương

07/06/201000:00:00(Xem: 9745)

Đại Sư Garchen Rinpoche Tới  Chùa Tây Tạng Ở Bình Dương

Đại Sư Garchen Rinpoche (áo đỏ, ngồi giữa) chụp ảnh lưu niệm với chư Tăng trong Tây Tạng Tự. Trên bàn thờ có di ảnh của Cố Thiền Sư Nhẫn Tế, người đã sang Tây Tạng năm 1936 để cầu Pháp.
 
BÌNH DƯƠNG (VB) -- Đại sư Garchen Rinpoche thuộc dòng truyền thừa Drikung Kagyu đã tới thăm và trao đổi kinh nghiệm tu tập với các Phật tử hữu duyên tại Việt Nam từ ngày 23/5 tới 1/6/2010.
Đặc biệt Đại Sư Garchen Rinpoche, một vị tôn sư được Phật Giáo Tây Tạng tin là hiện thân của Bồ Tát Thánh Thiên, một đại thành tựu giả đã liên tục tái sinh từ thế kỷ 13 để hoằng Pháp, đã tới thăm một ngôi chùa tại Bình Dương, nơi có tên là Tây Tạng Tự để kỷ niệm Thiền Sư Nhẫn Tế (1889 – 1951), một trong những người đầu tiên đã  lặn lội sang Tây Tạng thọ Pháp vào năm 1936.  


Đại Sư Garchen Rinpoche choàng khăn và vấn an Hoà Thượng Tịch Chiếu tại Tây Tạng Tự.


Tại Tây Tạng Tự,  vào ngày 30/5/2010, Đại Sư Garchen Rinpoche đã được đưa đi viếng bảo tháp, chánh điện và  được có dịp vấn an Hoà Thượng Tịch Chiếu, một bậc thầy chứng ngộ theo pháp môn Tổ Sư Thiền, hiện đã 99 tuổi; ngài là một trong những đệ tử tâm truyền của Thiền Sư Nhẫn Tế và là người kế thừa, có trách nhiệm hướng dẫn chúng tăng ni tại Tây Tạng Tự trong những năm vừa qua. Hòa Thượng Tịch Chiếu nay rất già yếu, nhất nhất cử động, việc làm, lời nói đều vô cùng khó khăn nhưng Hoà Thượng đã hoan hỉ ngồi trên chiếc xe lăn ra tiếp đón Garchen Rinpoche.  Ngay giây phút đầu tiên hai bậc tôn sư gặp nhau thì Đại Sư Garchen Rinpoche đã cúi xuống choàng khăn kata, cụng đầu và đặt một nụ hôn lên trán của Hoà Thượng Tịch Chiếu.
Một vị cư sĩ khác cũng kể lại rằng “Không khí buổi đón tiếp Đại Sư Garchen Rinpoche tại Tây Tạng Tự rất trang nghiêm và cảm động. Hơn 400 Phật Tử đã vân tập và xin Đại Sư Garchen gia hộ.”  Đại Sư Garchen Rinpoche đã chia sẻ với đại chúng những kinh nghiệm hành trì dựa trên tác phẩm “Ba Mươi Bảy Pháp Hành Bồ Tát Đạo” của ngài Ngulchu Thogme Zangpo. 
Trước khi ra về, lời cuối cùng Đại Sư Garchen Rinpoche ban cho đại chúng như sau: “Tuy thân của tôi sẽ rời khỏi nơi đây nhưng tâm của tôi sẽ ở lại với các bạn và tình yêu thương của tôi cũng sẽ ở lại với các bạn. Tôi thật sự không có gì khác ngoài tình yêu thương rất chân thật dành cho tất cả các bạn và tất cả chúng sinh. Tôi mong rằng các bạn cũng sẽ phát khởi được một tình yêu thương như thế. Đó chính là điều mà tất cả chư Phật trong ba thời đã giảng dạy và mong muốn ở tất cả chúng ta.”


Khi xưa, Thiền Sư Nhẫn Tế đã khởi hành đi Tây Tạng theo các vị Lạt Ma trong đoàn chiêm bái Bồ Đề Đạo Tràng khi họ quay trở về xứ. Đường đi gian khổ vất vả, đi hơn hai tháng mới đến xứ Bhutan, mất một tháng ở lại đây học hỏi ngôn ngữ, phong tục, chờ tuyết tan và đi thêm một tháng nữa mới đến thủ đô Lhasa.
Sau một trăm ngày tu học ở Tây Tạng, Ngài được Nhiếp chính vương Reting Rinpoche của Tây Tạng ấn chứng sở đắc thiền quán, truyền tâm pháp Kim Cang thừa và ban cho pháp danh là Thubten Osall Lama. Thành tựu sở nguyện, ngày 30/6/1937 ngài về tới Sài Gòn và sau đó trùng tu ngôi cổ tự của phái Bửu Sơn Kỳ Hương thành Tây Tạng Tự,  thường được gọi là Chùa Tây Tạng, ở Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. 

Đại Sư Garchen Rinpoche viếng bảo tháp trên tầng thượng tại Tây Tạng Tự.


Theo khảo cứu (*) từ một vị cư sĩ hành trì theo Phật Giáo Tây Tạng từ nhiều năm qua, dựa trên quyển Nhật Ký của chính Thiền Sư Nhẫn Tế cùng với các chi tiết lịch sử khác, có một chi tiết ghi lại về một quan hệ  khá đặc biệt, trích như sau:
“Khi Sư Ông Nhẫn Tế qua Tây Tạng vào năm 1936, Sư Ông đã tá túc tại gia trang của ngài Thừa Tướng Tsarong trong toàn bộ thời gian Sư Ông ở kinh thành Lhasa. Trong Nhật Ký, Sư Ông có miêu tả rất rõ về cơ ngơi này, từ kiến trúc căn nhà, phòng khách, vườn hoa, nhà bếp cho đến các căn phòng thiền và phòng thờ bên trong.  Nhất nhất đều trùng hợp với những hình ảnh và các miêu tả được thu thập từ các tư liệu hiện đại cũng như các tài liệu sách vở chính thống. Vị chủ nhân của gia trang này, người cho Sư Ông tá túc, là ngài Thừa Tướng Tsarong, chính là ông nội của Pháp Vương Drikung Chetsang Rinpoche, vị Tổ đời thứ 36 của giòng truyền thừa Drikung Kagyu.  Ngài Chetsang Rinpoche còn là một trong các vị bổn sư của đại sư Garchen Rinpoche trong đời này và nhiều đời kiếp trước. Thân phụ của ngài Chetsang Rinpoche vào năm 1936 cũng có mặt tại gia trang của Thừa Tướng Tsarong.” (*Khảo cứu chưa xuất bản).
•Muốn biết thêm về tiểu sử của Thiền Sư Nhẫn Tế, xin xem:  http://www.thuvienhoasen.org/danhtang2-giaidoan3-17.htm
•Muốn biết thêm về tiểu sử của Đại Sư Garchen Rinpoche, xin xem:
http://www.vietnalanda.org/mastkagyu.html

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.