Hôm nay,  

Lm Lợi Gặp Dân Biểu Smith: Đòi Đa Đảng, Tự Do Báo Chí...

06/12/200500:00:00(Xem: 4942)
Sáng ngày 1-12-2005, một nhân viên thuộc Sở ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, phòng lễ tân - đối ngoại, tên là Nguyễn Quang Vịnh, khoảng 45 tuổi, đến nhà tôi (linh mục Phêrô Phan Văn Lợi) tại số 16 kiệt 46 đường Trần Phú. Gặp tôi đang đi trong sân, anh ta hỏi:

- Đây có phải nhà ông Lợi không"

- Đúng rồi, Lợi là tôi đây" Anh cần chuyện gì"

- Tôi ở sở Ngoại vụ, phòng lễ tân, xin gặp ông có chút việc.

- Mời anh vào nhà.

Anh ta rút tấm danh thiếp trao cho tôi rồi vào đề ngay:

- Hai ngày nữa, 3-12, phái đoàn của dân biểu Christopher Smith sẽ đến thăm ông lúc 13g45 phút. Chúng tôi có tờ chương trình đây. Vậy ông có nhận lời gặp họ không"

- Tôi đã được thông báo chuyện này rồi và đã chấp thuận gặp họ. Cảm ơn Anh đã báo tin.

- Tôi sẽ đưa phái đoàn đến nhà rồi ra ngoài, để quý vị thoải mái nói chuyện.

- Anh khỏi cần lưu ý như thế. Anh muốn ngồi tham dự cũng được. Sự hiện diện của anh hay của một công an đối với tôi cũng từng ấy mà thôi. Tôi sẽ nói thật và nói thẳng những gì cần nói cho phái đoàn Mỹ. Chính quyền biết lập trường lâu nay của tôi rồi mà!!

Nhìn tờ chương trình để trước mặt anh nhân viên đang ngồi đối diện, tôi thoáng đọc được mấy hàng chữ: "Dùng cơm trưa tại Phật học viện Thừa Thiên (chú thích: tức chùa Báo Quốc, nơi Hòa thượng Thích Thiện Hạnh đang ở và sẽ gặp phái đoàn). Gặp linh mục Nguyễn Văn Lý tại Tòa Giám mục Huế lúc 13giờ. Gặp Phan Văn Lợi tại nhà lúc 13g45". Kiểu viết trổng như thế phải chăng phản ảnh não trạng trịch thượng của nhà nước Cộng sản VN tự coi mình như kẻ có quyền xác định bản chất, vai trò của các chức sắc tôn giáo"

Chiều ngày 3-12-2005, lúc 13g45, trong áo dòng đen trang trọng, mở rộng cánh cổng, tôi ngồi chờ phái đoàn. Nhưng mãi đến 14 giờ, anh nhân viên lễ tân nói trên cùng một người trẻ khác mặc áo sơ-mi trắng (mà tôi đoán là công an) mới xuất hiện, tay xách một cái cặp to tướng và căng phồng lên. Anh ta đon đả nói:

- Chào cha, cha có mạnh khoẻ không" Con xin lỗi cha chuyện phái đoàn đến hơi trễ vì bận bên cha Lý. Họ đang đi vào đường kiệt, sắp tới rồi!

- Không sao! Không sao!

Anh Vịnh vào nhà tôi và thản nhiên đặt cái cặp trên bàn giấy trong phòng riêng của tôi, sát ngay phòng khách (chỉ có một tấm màn vải ngăn hai phòng). Vì để tâm đến chuyện đón phái đoàn nên tôi không lưu ý cử chỉ này. Đoạn anh ta xin rút lui ra đứng ngoài đường cùng ông bạn, chờ cho xong việc.

Vừa lúc ấy thì phái đoàn xuất hiện ở cổng, gồm có dân biểu Christopher Smith, bà Eleanor J. Nagy người phụ tá, ông Robert Silberstein là chuyên viên chính trị toà Tổng lãnh sự Mỹ (ở Sài gòn) và cô Trần Lan Hương là chuyên viên kinh tế chính trị kiêm thông dịch viên, cũng thuộc tòa Tổng lãnh sự.

Tôi chào đón phái đoàn bằng tiếng Anh và mời tất cả vào nhà.

Sau khi phân ngôi chủ khách, ông Smith giới thiệu mình và bà Nagy là người Công giáo, rất sùng kính Đức Mẹ Guadeloupe (Mêhicô) và Đức Mẹ Medjugorje (Nam Tư cũ). Một bầu khí cởi mở tỏa lan ngay. Chuẩn bị làm việc, tôi phân phát cho mỗi vị khách bản trình bày mà tôi đã soạn sẵn bằng Anh ngữ (có gởi riêng lên mạng). Cô Hương, ngồi đối diện với tôi, nói nhỏ điều gì đó nhưng tôi không nghe, hỏi lại hai ba lần. Sau cùng cô phải viết lên giấy: "Mấy anh (nhà nước) đang vào ngồi ở nhà dưới của cha đó!" Tôi bèn nói to (bằng tiếng Việt):

- Không có vấn đề gì đâu mà sợ. Mặc kệ họ! Họ muốn nghe thì nghe. (Rồi chuyển sang tiếng Anh) Tôi sẽ trình bày vấn đề to tiếng, công khai, rõ ràng cho quý vị.

Phái đoàn tỏ vẻ ái ngại cho tôi. Mặc! tôi bắt đầu đọc lướt bản trình bày, nhấn mạnh những chỗ cần nhấn mạnh. Hai đại diện chính quyền CS đều nghe rõ và chắc hiểu (nếu họ biết tiếng Anh). Xong xuôi là đến phần trao đổi. Ông Smith và ông Silberstein thay phiên nhau hỏi và tôi trả lời (xin ghi toát lược):

- Hiện tình Giáo hội Công giáo tại Việt Nam như thế nào, tăng hay giảm dân số"

- Theo thống kê do Văn phòng thư ký Hội đồng Giám mục VN đưa ra thì suốt 45 năm qua, tỷ lệ người có đạo ngày càng giảm so với dân số cả nước: vào năm 1960, tỷ lệ đó là 7,17%, cuối năm 2004 chỉ còn 7,04%.

- Dân số Công giáo thực sự là bao nhiêu"

- Có lẽ từ 6 đến 8 triệu.

- Tài sản của Giáo hội như thế nào"

- Sau năm 1975, tài sản của Giáo hội bị nhà nước tịch thu rất nhiều: gồm 2 viện đại học là Thụ Nhân ở Đà Lạt và Minh Đức ở Sài gòn, hàng ngàn trường tiểu học và trung học, rất nhiều nhà dục anh, dưỡng lão, bệnh xá, rồi một số tu viện, học viện và chủng viện.

- Cho đến nay, họ có trả lại gì không"

- Hầu như không gì cả! Lấy thêm thì có!

- Tình trạng của cha bao lâu nay thì sao"

- Tôi đã bị CS bỏ tù 7 năm, từ 1981 đến 1988. Một năm biệt giam tại nhà lao Thừa Phủ. Ba năm tại nơi gọi là "trại cải tạo" Đồng Sơn, thuộc tỉnh Đồng Hới, ba năm tại "trại cải tạo" Bình Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên.

- Cha bị biệt giam như thế nào"

- Nhốt trong một xà lim dài 2 mét, rộng 1 mét rưỡi, giữa bóng tối hoàn toàn.

- Cha thấy chế độ nhà tù thế nào"

- Chỗ tồi tệ nhất trên hành tinh này là các nước cộng sản. Chỗ tồi tệ nhất trong các nước cộng sản là nhà thù. Tôi thấy nhà tù Cộng sản rất vô nhân đạo, rất tàn ác. Thế mà họ gọi là trại cải tạo. Thật hết sức mỉa mai!

- Họ có tra tấn cha không"

-Tôi không bị tra tấn, nhưng kiểu giam một mình suốt một năm trường cũng là một hình thức tra tấn, có thể điên lên được. Tuy vậy tôi đã thấy nhiều bạn tù của tôi bị đánh đập, bị nhốt xà lim, cùm tay cùm chân hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm, với khẩu phần từ 9 đến 10 kg mỗi tháng. Có người đã chết trong đó, như một vài sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hoà.

- Sau khi cha ra tù đến nay thì sao"

- Tôi tiếp tục bị theo dõi, ngăn chận công việc mục vụ, và kể từ năm 2001 đến nay thì bị quản thúc tại gia. Cũng kể từ đó, công an cắt điện thoại bàn của tôi và cho đến nay đã khóa của tôi 16 Sim Cards rồi. (Tôi quên chuyện bị tịch thâu toàn bộ máy vi tính tháng 6-1998).

- Cha có khi nào thử đi ra ngoài không"

- Tôi đã có thử đi ra vài lần, thăm vài nhà hàng xóm, nhưng đều bị công an chận lại. Nhiều người đến thăm tôi cũng bị chận lại. Có người vào thăm được, đến khi ra thì bị hù dọa, lục soát. Đặc biệt thời gian từ 2001 đến 2003.

- Chính phủ Hoa Kỳ đã yêu cầu Việt Nam phải đối xử với tôn giáo cho đúng pháp luật!!

- Các ông muốn nói đến Pháp lệnh tôn giáo ư" Đối với chúng tôi, đó là một cái bẫy, một cái lồng, một sợi xích năm vòng. Nghĩa là nhà nước muốn kiểm soát, giới hạn quy chế, nhân sự, sinh hoạt, tài chánh và liên lạc của các tôn giáo. Chúng tôi, 4 anh em linh mục, đang tranh đấu để tiêu hủy nó!

- Rồi đây có thể sẽ có bộ Luật tôn giáo. Cha nghĩ thế nào" Đó có phải là dấu hiệu cải thiện và hy vọng không"

- Bao lâu còn có chế độ cộng sản độc tài trên quê hương tôi, thì mọi luật lệ về tôn giáo đều bất công, đều trói buộc, đều nhắm biến các giáo hội thành công cụ. Chúng tôi không hề hy vọng gì ở chế độ độc tài độc đảng này cả. Người Cộng sản luôn đóng kịch và nói dối. Chúng tôi đang đấu tranh để giải thể chế độ họ dựng nên. Nó là một trong những chế độ tham nhũng nhất thế giới!

- Quý cha đấu tranh bằng cách nào"

- Như trong bản trình bày, một trong những phương cách của chúng tôi là kêu gọi tẩy chay bầu cử độc đảng và đòi hỏi bầu cử đa đảng. Chúng tôi đã đưa ra lời kêu gọi như thế hôm tháng 10-2005.

- Nhà nước đã phản ứng ra sao"

- Hiện thời thì họ giữ im lặng. Nhưng chắc họ đang chuẩn bị trả thù.

- Quý cha có sợ bị họ trả thù không"

- Hoàn toàn không. Chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận tất cả: sách nhiễu, quản chế, cầm tù, thậm chí kết án tử.

Cuối cùng, sau chừng một giờ, ông Smith nói:

- Bây giờ tôi đề nghị chúng ta cùng cầu nguyện để kết thúc cuộc gặp gỡ này. Xin cha cầu cho chúng tôi được sáng suốt, thấy rõ mọi sự thật để giúp đỡ hữu hiệu cho dân tộc và đất nước cha.

Thế là cả năm người im lặng cúi đầu trong giây lát. Riêng mình tôi cầu nguyện thành tiếng, cảm ơn Chúa vì cuộc hội ngộ và xin Chúa chúc lành cho chuyến đi của phái đoàn.

Đứng lên từ giã, ông Smith đề nghị chụp vài tấm hình kỷ niệm. Tôi liền nói vui: "Đúng, chúng ta nên bất tử hóa giây phút lịch sử này" (We must immortalize this historic moment!).

Trao lại cho anh Vịnh cái cặp anh ta đã để trên bàn làm việc của mình, tôi sực tỉnh và nói: "Có phải anh đã ghi âm lén không" Dầu sao, như đã nói, đối với tôi cũng từng ấy thôi, chẳng có vấn đề gì!"

Ra tới ngưỡng cổng, ông Smith hỏi:

- Đây là rào chắn cản trở cha bao năm nay phải không" Hôm nay cha vượt được chứ"

- Đúng là rào chắn. Hôm nay là trường hợp đặc biệt, chắc người ta không dám chận lại.

Thế là tôi đưa được phái đoàn đi suốt đường kiệt, dài gần 100 mét, ra tới đường lộ Trần Phú, dưới mưa bụi lất phất. Đây là đoạn đường dài nhất tôi đi từ 5 năm nay. Trên đoạn đường này, tháng 1-1004, bốn thành viên phái đoàn nghị sĩ Sam Brownback (trong đó có cha Trần Xuân Tâm) đã bị 20 công an chặn lại khi họ chỉ còn cách nhà tôi 10 mét, lúc 10 giờ đêm.

Sau đó người nhà, hàng xóm và vài thân hữu tỏ vẻ lo lắng vì cuộc nói chuyện đã bị nghe lén và có thể đã bị ghi lén. Tôi liền trấn an:

- Chúng ta tranh đấu công khai và trực diện với Cộng sản. Chẳng có chi phải sợ cả!!!

Sau đây là bản dịch Việt ngữ nội dung bản trình bày của LM Phan Văn Lợi cho phái đoàn Dân biểu Christopher Smith ngày 3-12-2005.

Tự do tôn giáo và tự do chính trị tại Việt Nam: Quan điểm, Sách lược và Đề nghị

1- Quan điểm về tự do tôn giáo

Theo quan điểm của tôi, tự do tôn giáo không hệ tại việc xây dựng các nơi thờ phượng, tổ chức các nghi lễ, đón chào các đại diện của thẩm quyền tôn giáo tối cao, ra ngoại quốc để học hành hay tham dự các hội nghị, thậm chí là mở các chủng viện hay học viện tôn giáo dưới sự kiểm soát của chính quyền, như chúng ta đã và đang thấy tại Việt Nam. Tất cả những tự do đó đều là ngoại diện và phụ tùy.

Tôi thiết nghĩ rằng tự do tôn giáo chủ yếu hệ tại:

- Sự tự do thành lập tôn giáo, giáo hội hay cộng đoàn, không với sự cho phép hay chuẩn thuận mà chỉ với sự thừa nhận của chính quyền, vốn phải thừa nhận tôn giáo hay giáo hội đó sau khi họ đã đăng ký.

- Sự độc lập của các giáo hội trong việc thiết lập, dựng lên các cơ cấu của mình; tuyển mộ huấn luyện nhân sự của mình; truyền chức, tấn phong, thuyên chuyển giáo sĩ của mình; bổ nhiệm, đề cử giáo phẩm hay lãnh đạo của mình.

- Việc truyền bá tôn giáo đến nhân dân, việc tham gia của các giáo hội vào đời sống xã hội, bằng những phương tiện hay hoạt động sau đây:

* Thành lập và điều hành các trường học đủ mọi cấp, từ nhà trẻ đến đại học.

* Sở hữu và điều hành báo chí, phát thanh, truyền hình, trang mạng, nhà xuất bản riêng.

* Thành lập và điều hành các cơ sở hoạt động từ thiện, chẳng hạn trạm xá và bệnh viện.

* Việc thừa nhận các ngày lễ tôn giáo của quốc gia.

Đối với chúng tôi, đó mới là tự do tôn giáo đích thật và cơ bản. Tiếc thay, các giáo hội tại VN không được hưởng những thứ tự do này.

2- Sách lược hay chương trình đấu tranh cho tự do tôn giáo và tự do chính trị.

Vừa là công dân và linh mục, vừa là con cái nước Việt và con cái Giáo hội Công giáo, cha Chân Tín, cha Hữu Giải, cha Văn Lý và tôi, chúng tôi đấu tranh đồng thời cho tự do tôn giáo và tự do chính trị, hai mặt của một thực thể duy nhất: nhân quyền, nhân phẩm.

- Trên lãnh vực tôn giáo, chúng tôi đấu tranh tiêu hủy Pháp lệnh Tôn giáo và Tín ngưỡng ra đời tháng 11-2004 và Nghị định áp dụng Pháp lệnh ra đời tháng 3-2005. Bằng việc quản lý thực hành tôn giáo, bằng việc thiết lập những hướng dẫn để các giáo phái đăng ký hoạt động của mình và xin được sự thừa nhận chính thức, các văn bản pháp luật này, đối với chúng tôi, làm thành một biện pháp để đàn áp tôn giáo bằng pháp luật. Chúng dễ dàng bất hợp pháp hóa mọi hoạt động của chúng tôi và làm biến thoái dần dần tôn giáo của chúng tôi. Theo Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Pháp lệnh Tôn giáo và Tín ngưỡng không dành cho các Giáo hội mà dành cho đảng Cộng sản.

- Trên lãnh vực chính trị, chúng tôi đấu tranh bãi bỏ điều 4 Hiến pháp Việt Nam, vì điều này trao quyền tuyệt đối và vĩnh viễn cho đảng Cộng sản. Chúng tôi đấu tranh giải thể chế độ cộng sản chuyên chế, một ổ tham nhũng và tội ác, một nguyên nhân thoái hóa và băng hoại. Để đạt mục tiêu này, chúng tôi đang mở một chiến dịch để vạch trần bộ mặt của Hồ Chí Minh, là một đại tội đồ dưới mắt chúng tôi, một nguồn đau khổ và tai họa cho đất nước và dân tộc chúng tôi. Chúng tôi đang tổ chức một chiến dịch tẩy chay bầu cử độc đảng và đòi hỏi bầu cử đa đảng. Mới đây, ngày 17-10-2005, chúng tôi vừa ra lời kêu gọi về chuyện này.

- Trên lãnh vực xã hội, chúng tôi đấu tranh đòi lại quyền giáo dục. Từ lâu, qua việc độc quyền giáo dục, qua việc tịch thu mọi cơ sở giảng dạy của các tôn giáo, qua việc nhồi sọ chúng tôi bằng chủ nghĩa biện chứng duy vật, đảng cộng sản đã gây nên vô vàn thiệt hại và tai họa cho trí não tâm hồn của nhân dân chúng tôi, đặc biệt là giới trẻ. Chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Mác-xít là độc dược của loài người!!!

3- Đề nghị với Chính phủ Hoa Kỳ

Từ George Washington tới Abraham Lincoln, từ Thomas Jefferson tới George W. Bush, dân chủ là lý tưởng của nhân dân và chính phủ Hoa Kỳ.

Vì thế, chúng tôi mong ước rằng đang khi tìm kiếm những cơ hội làm ăn tại quê hương chúng tôi, chính phủ Hoa Kỳ nên luôn thúc đẩy quá trình dân chủ hóa tại VN. Đối với chúng tôi, phúc lợi lớn lao mà quý vị có thể mang đến cho nhân dân chúng tôi là việc dân chủ hóa hơn là tư bản hóa. Hiện nay, quá trình tư bản hóa đang tạo ra nhiều nhà tư bản đỏ và vô số người cơ cực. Không có việc dân chủ hóa, chúng tôi mãi mãi không có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự do hội họp lập hội và các tự do dân chủ khác. Và vì thế, không có phát triển kinh tế đích thực.

Việc tiếp tục chỉ định Việt Nam như một nước cần quan tâm đặc biệt là điều đúng đắn và đáng khen ngợi. Chúng tôi hy vọng rằng nhiều biện pháp sẽ sớm được áp dụng để cổ võ tự do tôn giáo cũng như tự do chính trị tại Việt Nam

Phêrô Phan Văn Lợi, linh mục công giáo

Huế, ngày 3-12-2005

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.