Hôm nay,  

Pháp Luật Phổ Thông – Ls Lê Đình Hồ

16/05/201000:00:00(Xem: 3095)

Pháp Luật Phổ Thông – LS Lê Đình Hồ

[LS Lê Đình Hồ là tác giả cuốn “Từ Điển Luật Pháp Anh Việt-Việt Anh” dày 1,920 trang được xuất bản năm 2004. Qúy độc giả muốn mua sách, xin vui lòng liên lạc ledinhho@hotmail.com]

Hỏi (Ông Trần VH): Tôi kết hôn được 3 năm. Chúng tôi có với nhau 1 đứa con nay đã được 2 tuổi. Sau nhiều lần lời qua tiếng lại. Cách đây gần 3 tuần lễ, vợ tôi đã tự động bỏ đi Brisbane.
Vợ tôi không có việc làm. Kể từ ngày chung sống tôi phải chu cấp toàn bộ cho gia đình. Tôi đi làm hãng hơn 15 năm nay, và công việc nhiều lúc phải làm thêm giờ, kể cả những ngày cuối tuần. Tôi chỉ biết hiện vợ tôi dọn về Queensland, nhưng không biết địa chỉ ở đâu, chỉ nghe người quen nói là từng gặp mặt bà ta nhiều lần.
Xin LS cho biết là tôi cần phải làm gì để buộc bà ta phải đem con trở lại. Tôi không thể bỏ công việc mà hiện tôi đang làm được.

*

Trả lời: Trong vụ Baier & Wagner [2009] FMCAfam 683, “Ông Baier và Bà Wagner ly thân tại Darwin vào ngày 2.3.2009. Vào ngày 8.3.2009 Bà Wagner tự động dọn về Melbourne cùng với đứa con độc nhất của 2 người hồi đó được chừng 15 tháng tuổi” (Mr Baier and Ms Wagner separated in Darwin on 2.3.2009. On 8 March 2009 Ms Wagner unilaterally relocated to melbourne with the parties only child X, who was then about 15 months old).
“Vào ngày 13.5. 2009 người cha nộp đơn mà trong đó ông xin đứa bé được đưa trở lại Darwin” (On 13.5.2009 the father filed an application in which he sought X’s return to Darwin).
“Người cha xin án lệnh chung thẩm rằng đứa bé được sống với ông ta và người mẹ được phép thăm trong thời gian được định rõ. Ông đã xin án lệnh tạm thời về việc này nhưng ông đã xin một án lệnh khác là X sống với người mẹ tại Darwin và ông được phép thăm trong thời gian được định rõ. Người cha còn xin án lệnh về việc cùng chia xẽ ngang bằng trong trách nhiệm làm cha mẹ” (The father sought final orders that X live with him and spend time with the mother. He sought interim orders to the same effect but he sought alternative interim orders that X live with the mother in Darwin and spend defined time with him. The father also sought an order for equal shared parental responsibility).
“Đơn xin án lệnh tạm thời của người cha được thụ lý vào ngày 29.6.2009” (The father’s application for interim orders was heard on 29 June 2009).
“Vào lúc khởi đầu của vụ xét đơn người mẹ đã báo cho tòa biết rằng nếu chỉ là án lệnh tạm thời bà đề nghị rằng X nên sống với bà tại Melbourne và rằng người cha đến thăm đứa bé tại Melbourne. Người mẹ nói rằng giờ đây bà đã đồng ý là việc người cha thăm con không cần phải có sự giám sát” (At the commencement of the hearing the mother informed the court that on an interim basis she proposed that X remain with her in Melbourne and that the father spend time with X in Melbourne. The mother said that she now agreed that the father’s time need not be supervised).
“Người mẹ nói rằng bà sẽ không trở lại Darwin. Bà cho biết rằng nếu tòa đưa ra án lệnh là X phải trở lại, trong tạm thời bà sẽ trao đứa bé cho người cha, và sẽ theo đuổi việc thụ lý chung thẩm về án lệnh là X được sống với bà tại Melbourne” (The mother said that she would not return to Darwin. She said that if the court ordered that X return, she would hand X over to the father in the interim, and pursue at a final hearing an order that X live with her in Melbourne).
“Bằng chứng của 2 bên đương sự cho thấy rằng họ không có một quan hệ thuận buồm mát mái. Họ đã ly thân vào ngày 2.3.2009. Sau sự ly thân người mẹ vẫn ở trong “căn nhà hôn phối” [căn nhà do 2 vợ chồng mua sau khi kết hôn]. Người cha khôn ngoan muốn nắm chắc việc thăm X, qua sự thỏa thuận với người mẹ, ông được chăm sóc X 2 giờ vào các ngày 4,6,và 7 tháng 3 năm 2009” (The vidence of both parties suggests that they did not have an easy relationship. They separated on 2.3.2009. After separation the mother remained in the former matrimonial home with X. The father was keen to ensure that he spent time with X, and by agreement with the mother, he had X in his care for 2 hours on 4, 6& 7 March 2009).


“Vào ngày 8.3.2009, hoàn toàn không hề hay biết và cũng không có sự đồng ý của người cha, người mẹ đã cùng X bay đến Melbourne, người cha đau khổ khi ông phát hiện được những gì đã xảy ra” (On 8.3.2009, without the father’s knowledge or consent, the mother flew to Melbourne with X. The father was distressed when he discovered what had happened).
“Vào ngày 9.3.2009 ông báo cho người mẹ rằng nếu bà ta và X không chịu trở lại Darwin thì ông sẽ nộp đơn xin án lệnh buộc bà phải đem đứùa bé về” (On 9.3.2009 he informed the mother that if she did not return to Darwin with X he would apply apply for a Recovery Order).
“Khoảng vào ngày 21.3.2009 người cha thấy rõ là người mẹ không có ý định trở lại Darwin một cách tự nguyện. Tuy nhiên ông đã không khởi động thủ tục tranh tụng cho đến ngày 13.5.2009” (By 21 March 2009 it was clear to the father that the mother did not intend to volun- tarily return to Darwin. He did not however commence court proceedings until 13 May 2009).
“Người cha cho biết rằng ông đã tham vấn luật sư ngay khi ông phát hiện được rằng người mẹ đã bỏø đi Melbourne nhưng cảm thấy nản lòng do những lời cố vấn mà ông nhận được” (The father said that he consulted a solicitor as soon as he found out that the mother had gone to Melbourne but become discouraged as a result of the advice he received).
Vào lúc thụ lý, có nhiều vấn đề mà 2 bên đương sự đã tranh cãi, chẳng hạn như liệu người cha có muốn người vợ “phá thai” (terminate her pregnancy) hay không" Liệu người cha có phụ cấp cho người mẹ trong lúc mang bầu hay không" Người cha đã chăm sóc X như thế nào trước khi ly thân" Trách nhiệm của mỗi một bên đương sự trong thời gian còn sống chung với nhau.
Tòa đã lưu ý đến quyền lỡi tối thượng của đứa bé, và đứa bé cần phải được sự chăm sóc và quan hệ của cả cha lẫn mẹ. Nếu để cho người mẹ và X lưu lại Melbourne thì đứa bé chỉ triển khai được sự quan hệ với người mẹ, vì đứa bé chỉ thỉnh thoảng mới gặp được người cha, và vì đứa bé còn quá nhỏ để thấu hiểu được quan điểm và sự sắp xếp của cha mẹ.
Tòa đồng ý rằng người mẹ có sự quan hệ khắng khít với đứa bé, tuy thế tòa cũng nhận thấy rằng người cha cũng có quan hệ tốt dẹp với X trước khi ly thân. Cuối cùng tòa đã đưa ra án lệnh như sau:
Trong vòng 7 ngày người mẹ phải trao đứa bé cho người cha tại Melbourne thời gian và địa điểm sẽ do 2 bên đương sự đồng ý. Người cha được quyền nuôi dưỡng đứa bé. Người mẹ được quyền đến Darwin thăm X và thời gian sẽ do sự đồng ý của 2 bên đương sự. Người cha có nhiệm vụ phải tạo điều kiện thuận tiện cho người mẹ tiếp xúc với X qua điện thoại hoặc webcam nếu người mẹ sắp xếp được kỹ thuật đó. Nếu người mẹ chọn về sống tại Darwin để chờ phán quyết chung thẩm của tòa, và trong trường hợp hai bên không đồng ý về thời gian để cho người mẹ thăm X thì một trong 2 bên được sự có quyền đưa vấn đề trở lại trước tòa.
Dựa vào phán quyết vừa trưng dẫn, ông có thể thấy được rằng việc vợ ông tự ý mang con rời khỏi nhà trong lúc bé còn quá nhỏ là một việc làm, theo quan điểm của luật pháp, không thể nào chấp nhận được. Ông có quyền nộp đơn xin án lệnh để buộc bà ta phải đưa đứa bé trở lại Sydney. Vấn đề khó khăn cho ông ở đây là hiện ông không biết địa chỉ của bà ta. Để thủ tục pháp lý được thuận tiện hơn tôi đề nghị ông nên truy tìm địa chỉ mà vợ ông đang sống trước khi nộp đơn xin án lệnh của tòa.
Nếu ông còn thắc mắc xin điện thoại cho chúng tôi để được giải đáp tường tạn hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.